Nhật Bản cấm nhập cảnh từ tất cả các nước
Chính phủ Nhật Bản hôm nay tuyên bố sẽ cấm nhập c ảnh từ tất cả các quốc gia để ngăn sự lây lan của biến chủng nCoV ở Anh.
Lệnh cấm nhập cảnh sẽ có hiệu lực từ ngày 28/12 cho đến hết tháng 1/2021. Tuy nhiên, công dân Nhật Bản và người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản vẫn được phép trở về nước và phải cách ly 14 ngày.
Động thái từ chính phủ Nhật Bản được đưa ra sau khi nước này phát hiện 5 người nhiễm biến chủng nCoV từ Anh, đang cách ly tại các sân bay quốc tế. Tokyo hôm nay cũng ghi nhận ca nhiễm hàng ngày cao kỷ lục với 949 trường hợp, trong bối cảnh Nhật Bản sắp bước vào kỳ nghỉ năm mới, thời điểm dòng người từ thủ đô bắt đầu đổ về các tỉnh khắp cả nước.
Một phu nữ ngồi chờ ở sân bay quốc tế Narita, Nhật Bản, hôm 2/11. Ảnh: Reuters.
Kể từ tháng 10, Nhật Bản đã cho phép những người lưu trú ít nhất ba tháng nhập cảnh với điều kiện phải cách ly 14 ngày. Sau khi xuất hiện biến chủng nCoV, Nhật Bản đã gạt Anh và Nam Phi khỏi danh sách nhập cảnh lần lượt vào ngày 24/12 và 26/12.
Video đang HOT
Trước khi đưa ra quyết định cấm nhập cảnh từ các nước, Thủ tướng Yoshihide Suga đã thảo luận về cách ứng phó với biến chủng nCoV cùng các quan chức Bộ Y tế trong khoảng 20 phút. Suga hôm 25/12 cảnh báo ông sẽ ban hành các biện pháp mới để ngăn biến chủng nCoV lây lan.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 80,2 triệu người nhiễm và hơn 1,7 triệu người chết. Nhật Bản hiện ghi nhận hơn hơn 209.000 ca nhiễm và hơn 3.000 ca tử vong do nCoV.
Sai lầm góp phần gây biến chủng nCoV mới ở Anh
Chuyên gia cho rằng việc Anh không theo đuổi chiến lược dập dịch tối đa đã tạo điều kiện cho virus lây lan qua nhiều vật chủ và dẫn đến biến chủng.
Ngày 14/12, Anh công bố phát hiện một chủng nCoV mới, có hơn 20 đột biến so với phiên bản gốc và có khả năng lây nhiễm cao hơn 70%. Các nhà khoa học phát hiện biến thể mang tên "VUI - 202012/01" này lần đầu tiên vào tháng 9. Đến tháng 11, khoảng 1/4 số ca nhiễm mới ở London là do chủng mới và đến giữa tháng 12, con số này tăng lên gần 2/3.
Mặc dù đột biến virus là điều bình thường và các biến chủng nCoV đã được phát hiện ở một số quốc gia khác, VUI - 202012/01 khiến nhiều quốc gia trên thế giới lo ngại và đã quyết định cấm du khách tới từ Anh như một biện pháp đề phòng.
Anthony Costello, giáo sư về y tế toàn cầu và phát triển bền vững tại Đại học London, cựu giám đốc mảng sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại WHO, nhận định cách xử lý dịch của chính phủ Anh là một trong những nguyên nhân đằng sau dẫn đến sự xuất hiện của chủng nCoV mới.
Biển thông báo Pháp đóng biên với Anh ngày 21/12, sau khi phát hiện chủng nCoV mới. Ảnh: AP .
Ông chỉ ra rằng trong làn sóng Covid-19 đầu tiên ở Anh, nhiều nhà khoa học đã khuyên chính phủ nên theo đuổi chiến lược "dập dịch tối đa" hoặc "xóa sổ Covid", vì khi virus lây lan, sống trong các vật chủ khác nhau, nó sẽ tiến hóa và đột biến.
Tuy nhiên, chiến lược của chính phủ Anh trong suốt đại dịch là làm chậm sự lây lan của virus và giảm áp lực lên Dịch vụ Y tế Công, thay vì loại bỏ hoàn toàn nCoV. Ngày 13/3, Nhóm Cố vấn Khoa học cho Các trường hợp Khẩn cấp (Sage) ra biên bản nói rằng "các biện pháp tìm cách ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan của nCoV sẽ dẫn đến đỉnh dịch thứ hai".
Các cố vấn Anh cảnh báo rằng những quốc gia như Trung Quốc, nơi đã thực hiện biện pháp mạnh để dập dịch, "sẽ trải qua đỉnh dịch thứ hai khi các biện pháp được nới lỏng". Logic của họ là thay vì loại bỏ nCoV, nước Anh sẽ học cách sống chung với nó.
Tuy nhiên, 9 tháng sau, trong khi Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt ghi nhận 3 và 12 ca tử vong trên một triệu người, Anh ghi nhận 970 ca tử vong do Covid-19 trên một triệu người.
Các nhà khoa học cho rằng nCoV trải qua 1-2 đột biến mỗi tháng, nhưng với khoảng hơn hai triệu người nhiễm nCoV ở Anh - vùng dịch lớn thứ sáu thế giới - có rất nhiều cơ hội để virus đột biến. "Điều chắc chắn là số lượng người nhiễm càng lớn thì virus càng có nhiều cơ hội phát triển", Costello viết.
"Không thể chỉ đổ lỗi sự gia tăng ca nhiễm nCoV gần đây cho chủng virus mới. Thực tế, sự quản lý yếu kém của chính phủ đã khiến thêm nhiều người nhiễm nCoV, tạo điều kiện cho biến chủng xảy ra", Costello viết thêm.
Theo Nick Davies, cố vấn của Sage, nếu Anh phong tỏa sớm hơn một tuần vào mùa xuân, họ đã có thể giảm một nửa tỷ lệ tử vong. Costello cho rằng các bộ trưởng Anh đã lãng phí hàng tỷ USD vào việc thuê ngoài các công ty tư nhân phụ trách hệ thống xét nghiệm và truy vết tiếp xúc. Trong khi đó, họ không giám sát chặt chẽ những người tự cách ly và cung cấp hỗ trợ tài chính ít ỏi cho những người này. Gánh nặng tài chính có thể khiến các lao động không được hưởng lương nghỉ ốm vi phạm quy trình tự cách ly vì họ không có thu nhập nếu không làm việc.
"Sau đợt phong tỏa vào mùa xuân, tỷ lệ lây nhiễm ở Anh đã giảm, nhưng chính phủ lại không thực hiện kịp thời những biện pháp cần thiết để ngăn chặn virus", Costello viết.
Để đối phó với chủng nCoV mới, Thủ tướng Anh ra lệnh siết chặt biện pháp phòng dịch. London và và nhiều vùng ở miền nam và miền đông nước Anh bước vào hạn chế Cấp 4, tương đương phong tỏa. Các hộ gia đình sẽ không được tiếp xúc với nhau vào dịp Giáng sinh. Tại những khu vực khác có rủi ro thấp hơn, bạn bè và người thân chỉ được phép quây quần vào một ngày Giáng sinh duy nhất. Ưu tiên của chính phủ Anh là mở rộng quy mô tiêm chủng càng nhanh càng tốt và cung cấp hỗ trợ thích hợp cho những người bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phong tỏa và tự cách ly.
Thông báo của Anh làm dấy lên lo ngại nCoV có thể tiến hóa đến mức độ kháng được những vaccine vừa ra mắt. Họ phỏng đoán một số thay đổi trong mã di truyền của virus bảo vệ nó trước các kháng thể nhất định. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng phải mất nhiều năm, thay vì vài tháng, để virus đủ sức kháng lại vaccine. Dù vậy, một loạt nước và vùng lãnh thổ đã đóng biên với Anh, bao gồm Hà Lan, Bỉ, Canada, Đức, Ireland, Italy, Ấn Độ và Hong Kong.
"Anh đã bị cộng đồng quốc tế 'cách ly'. Việc Thủ tướng liên tục thiếu quyết đoán, trì hoãn và dường như không có khả năng đưa ra các biện pháp mạnh vì chúng không được lòng dân đã khiến Anh là một trong những nước có tỷ lệ tử vong tồi tệ nhất trên thế giới", Costello nói.
"Giờ chúng ta phải hủy các kế hoạch Giáng sinh và khiến cộng đồng quốc tế lo lắng. Chúng ta chỉ có thể hy vọng sẽ không còn lâm vào tình thế này vào Lễ Phục sinh", ông nói thêm.
Tập đoàn Mỹ giúp Nhật chế tạo tiêm kích tàng hình Tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin sẽ tham gia dự án 40 tỷ USD của Nhật Bản nhằm phát triển tiêm kích tàng hình mang tên mã F-X. Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm nay thông báo tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) và Lockheed Martin sẽ hợp tác phát triển tiêm kích tàng hình mang tên mã F-X từ năm...