Nhật Bản cấm đồ chơi nam châm sau khi có trẻ em bị thủng ruột
Bắt đầu từ tháng 6, Bộ công nghiệp Nhật Bản sẽ cấm việc sử dụng nam châm nhỏ, lực hút cao làm đồ chơi cho , sau một loạt vụ tai nạn nghiêm trọng được báo cáo gần đây.
Theo tờ Asahi Shimbun, bắt đầu từ tháng 6, Bộ công nghiệp Nhật Bản sẽ cấm việc sử dụng nam châm nhỏ, lực hút cao làm đồ chơi cho trẻ em. Kế hoạch được đưa ra sau một loạt vụ tai nạn nghiêm trọng được báo cáo thời gian gần đây.
Theo cơ quan điều tra an toàn đối với người tiêu dùng của Nhật Bản, từ năm 2017-2022, nước này đã ghi nhận ít nhất 11 trường hợp trẻ em vô tình nuốt phải nam châm.
Đã có trường hợp trẻ em bị thủng ruột vô tình nuốt phải nam châm có kích thước tròn, nhỏ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Trong đó, có một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khi trẻ em nuốt phải nhiều nam châm cùng lúc. Các viên này sau đó được chuyển đến các vùng khác nhau trong cơ thể, chẳng hạn như dạ dày và ruột non. Vì lực hút quá mạnh, các nam châm này bị kéo lại gần nhau, tạo ra các lỗ hổng trong cơ quan tiêu hóa và gây ra các vấn đề khác bên trong cơ thể. Ngoài ra, lực hút lớn cũng cản trở việc thải các viên này ra khỏi cơ thể.
Theo tiêu chuẩn mới do chính phủ đặt ra, nam châm có đường kính dưới 3,17 cm phải có lực hút đủ yếu để chúng có thể thoát ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên trong trường hợp vô tình nuốt phải.
Bà Fumiko Tanaka, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Saiseikai Yokohamashi Nanbu cho biết: “Trẻ em có xu hướng trở nên thích thú với những đồ vật sáng bóng và chúng có thể lấy nam châm trước khi người lớn kịp nhận ra. Vì vậy, nên để nam châm ngoài tầm với của trẻ”.
Những quả bóng kiểu nhựa nở ra khi hút nước cũng được đưa vào danh sách các sản phẩm bị cấm. Theo tiêu chuẩn mới, những quả bóng có đường kính nhỏ hơn 3,17 cm không được giãn nở quá 50% so với kích thước ban đầu.
Nhật Bản sẽ 'biến mất' nếu không có hành động khuyến khích sinh con
Nhật Bản sẽ không còn tồn tại nếu bất lực trong việc trì hoãn đà giảm trong sinh suất, vốn đe dọa phá hủy mạng lưới an sinh xã hội và nền kinh tế, theo cố vấn của Thủ tướng Fumio Kishida.
Số phụ nữ ở độ tuổi sinh sản và số ca sinh đang giảm ở Nhật Bản. Ảnh AFP
"Nếu chúng ta cứ tiếp tục như thế này, đất nước sẽ biến mất", Bloomberg hôm 6.3 dẫn lời thượng nghị sĩ Masako Mori sau khi Nhật Bản hôm 28.2 công bố số trẻ em chào đời ở nước này vào năm ngoái giảm xuống mức kỷ lục.
Năm 2022, số ca tử vong cao gấp đôi số ca sinh ở Nhật Bản, với không đến 800.000 trẻ em chào đời và khoảng 1,58 triệu người chết.
Bà Kishida tuyên bố tăng gấp đôi chi tiêu cho trẻ em và gia đình trong nỗ lực kiểm soát được đà sụt giảm, hiện diễn tiến nhanh hơn dự báo.
Dân số giảm xuống 124,6 triệu người kể từ khi đạt đỉnh vào năm 2008 với hơn 128 triệu người. Tốc độ giảm đang gia tăng. Trong khi đó, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm hơn 29% trong dân số vào năm ngoái.
"Đó không còn là giảm dần, mà đang lao dốc", theo bà Mori, cố vấn của Thủ tướng Kishida về các vấn đề liên quan đến sinh suất và LGBTQ.
"Lao dốc có nghĩa là trẻ em sinh ra sẽ bị quẳng vào một xã hội trở nên méo mó, sụt giảm và mất đi khả năng hoạt động", bà cảnh báo.
Nếu không sớm hành động, hệ thống an sinh xã hội sẽ sụp đổ, sức mạnh công nghiệp, kinh tế sẽ giảm và không còn đủ tân binh gia nhập Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản để bảo vệ lãnh thổ.
Bà Mori thừa nhận trong khi nỗ lực đảo ngược đà giảm sẽ vô cùng khó khăn do số phụ nữ ở độ tuổi sinh con đang ít đi, chính phủ phải làm mọi điều có thể để làm chậm lại xu hướng lao dốc và giảm nhẹ mức độ thiệt hại.
Thủ tướng Kishida vẫn chưa công bố nội dung gói chi tiêu ngân sách mới, nhưng nói rằng sẽ hoàn toàn khác những chính sách trước đó. Đến nay, ông đề cập việc tăng trợ cấp cho trẻ em, cải thiện lĩnh vực chăm sóc trẻ và thay đổi phong cách làm việc.
Tăng tỷ lệ sinh - ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Nhật Bản Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 23/1 cảnh báo nước Nhật đang trên bờ vực "mất chức năng xã hội" do tỷ lệ sinh giảm mạnh, do đó đây là vấn đề ưu tiên hàng đầu cần giải quyết của Chính phủ nước này. Các em bé tham gia cuộc thi bò dành cho trẻ sơ sinh tại Yokohama,ngoại ô Tokyo, Nhật...