Nhật Bản cấm các nhà bán lẻ cung cấp túi nylon miễn phí cho khách hàng
Theo Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Yoshiaki Harada, người mua hàng sẽ phải mua túi nylon, với mức phí do các doanh nghiệp tự quyết định.
Ảnh minh họa. (Nguồn: nikkei.com)
Ngày 15/6, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Hiroshige Seko cho biết Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch cấm các nhà bán lẻ cung cấp túi nylon miễn phí cho khách hàng từ đầu tháng 4/2020.
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng G20 về chuyển đổi năng lượng và môi trường toàn cầu vì sự tăng trưởng bền vững ở tỉnh Nagano, Bộ trưởng Seko nêu rõ vấn đề ô nhiễm đại dương do rác thải nhựa là vấn đề toàn cầu, cần có sự chung tay của cả khu vực công và tư nhân để giải quyết.
Ông khẳng định Chính phủ Nhật Bản sẽ nhanh chóng đưa ra các quyết định về việc loại túi nhựa và nguyên liệu thô nào sẽ bị cấm.
Nhật Bản đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 25% lượng rác thải nhựa có thể phân hủy và đến năm 2035, tái chế hoặc tái sử dụng 100% các loại rác thải nhựa, bao gồm rác thải nhựa sinh hoạt và rác thải nhựa công nghiệp.
Trước đó, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Yoshiaki Harada cho biết bộ này muốn đệ trình dự luật liên quan tới lệnh cấm trên lên Quốc hội sớm nhất có thể để dự luật này có hiệu lực trước thời điểm Nhật Bản tổ chức Olympics và Paralympics năm 2020.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Harada, người mua hàng sẽ phải mua túi nylon, với mức phí do các doanh nghiệp tự quyết định.
Bộ Môi trường dự kiến sẽ yêu cầu các nhà bán lẻ sử dụng khoản thu từ việc tính phí túi nylon để phục vụ các hoạt động chống ô nhiễm môi trường như trồng rừng và nâng cao nhận thức về ô nhiễm biển.
Cuối tháng 5/2019, nội các Nhật Bản đã thông qua kế hoạch hành động nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa.
Kế hoạch này bao gồm các biện pháp sẽ do chính phủ trung ương và chính quyền địa phương, các công ty và người dân thực hiện nhằm ngăn chặn rác thải nhựa đổ ra biển.
Theo kế hoạch này, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu sử dụng hiệu quả 100% các chai nhựa thông qua việc đặt các thùng rác tái chế chuyên dụng cạnh các máy bán hàng tự động.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ tăng cường các cuộc tuần tra nhằm ngăn chặn việc đổ rác trái phép.
Mặt khác, kế hoạch trên cũng bao gồm các biện pháp thu hồi rác thải nhựa đã bị đổ ra biển.
Theo đó, chính quyền địa phương sẽ thu thập nhựa dạt lên bờ biển, còn các công ty đánh cá sẽ vớt rác thải nhựa trên biển. Chi phí cho việc xử lý loại rác này sẽ do chính quyền địa phương chi trả./.
Theo Kim Anh (TTXVN/Vietnam )
Nhật Bản đề xuất tổ chức hội nghị Nghiên cứu Phát triển G20 về công nghệ năng lượng sạch
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 15/6, các bộ trưởng năng lượng và môi trường của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhóm họp tại tỉnh Nagano (Nhật Bản).
Đây là lần đầu tiên G20 tổ chức một hội nghị có sự tham dự của các bộ trưởng hai bộ năng lượng và môi trường.
Toàn cảnh lễ khai mạc. Ảnh: Kim Anh/Phóng viên TTXVN tai Nagano (Nhật Bản)
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Hiroshige Seko nói: "Kể từ khi thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc có hiệu lực, động lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trên khắp thế giới đã gia tăng... Giờ đây, việc kết hợp giữa các chính sách năng lượng và môi trường trong các lĩnh vực này là rất cần thiết".
Ông Seko nhấn mạnh Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ các công nghệ chủ chốt như hydrogen, đặc biệt là công nghệ "tái sử dụng carbon", đồng thời bày tỏ hy vọng tăng cường hợp tác với các nền kinh tế thành viên G20 trong lĩnh vực này.
Theo ông Seko, Nhật Bản đưa ra sáng kiến tổ chức hội nghị quốc tế thường niên "Nghiên cứu và Phát triển G20 về các công nghệ năng lượng sạch" (RD20) với sự tham gia của các lãnh đạo của các viện nghiên cứu hàng đầu ở các nền kinh tế thành viên G20 để thúc đẩy sự đổi mới về công nghệ.
Bên cạnh đó, với tư cách nước chủ nhà, tại hội nghị lần này, Nhật Bản dự kiến sẽ đưa ra đề xuất thiết lập một khuôn khổ quốc tế mới nhằm thúc đẩy các nỗ lực giảm rác thải nhựa ra đại dương.
Theo đó, các nước sẽ soạn thảo các kế hoạch hành động tương ứng để giảm thiểu rác thải nhựa ra đại dương và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các kế hoạch này.
Nhật Bản hy vọng rằng khuôn khổ mới sẽ tương tự như thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2015.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại Mỹ có thể sẽ không tham gia khuôn khổ mới này nếu các mục tiêu trong khuôn khổ mới mang tính ràng buộc như thỏa thuận Paris.
Bên cạnh đó, Nhật Bản có kế hoạch kêu gọi tăng cường các nỗ lực đánh giá thực trạng thải rác nhựa ra đại dương, đồng thời đề xuất thảo luận về việc hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển giảm rác thải nhựa.
Cùng với các đề xuất về giảm rác thải nhựa, tại hội nghị này, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) dự kiến sẽ công bố lộ trình kỹ thuật nhằm thúc đẩy việc sử dụng CO2 để làm nhiên liệu và sản xuất vật liệu.
Bằng việc thúc đẩy đổi mới công nghệ với sự hợp tác của các ngành và giới nghiên cứu, METI đặt mục tiêu thương mại hóa các loại nhiên liệu thay thế cho xăng và các loại vật liệu thay thế cho bêtông sản xuất từ CO2 vào năm 2030.
Được thành lập vào năm 1999, G20 là một diễn đàn của 19 nền kinh tế lớn nhất thế giới (tính theo GDP, PPP) và Liên minh châu Âu (EU). Hiện tại, G20 chiếm 90% tổng sản phẩm thế giới (GWP), 80% thương mại toàn cầu và 2/3 dân số thế giới./.
Theo Đào Tùng-Kim Anh/BNEWS/TTXVN
Thủ tướng Abe và sứ mệnh trung gian hòa giải tại Iran Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 12-6 đến Iran trong chuyến thăm với một phần sứ mệnh là xoa dịu căng thẳng giữa nước chủ nhà và Mỹ, liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran. "Giữa lúc dư luận quan ngại về tình trạng căng thẳng ngày càng tăng ở Trung Đông và cộng đồng quốc tế quan tâm về...