Nhật Bản cấm bán các mặt hàng chiến lược quan trọng sang Nga, Ba Lan kỳ vọng một điều ở EU
Ngày 27/1, Nhật Bản đã công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung để đáp trả các hành động mới nhất của Nga ở Ukraine.
Theo đó, Tokyo cấm xuất khẩu sang Moscow các mặt hàng chiến lược quan trọng và phong tỏa tài sản của hàng chục cá nhân.
Nhật Bản áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga. (Nguồn: Izvestia)
Bộ Thương mại Nhật Bản cho biết, nước này sẽ cấm chuyển tới Nga các hàng hóa mà có thể được Moscow sử dụng để tăng cường năng lực quân sự, bao gồm thiết bị và linh kiện bán dẫn, robot, máy phát điện, chất nổ và vaccine.
Lệnh cấm xuất khẩu mới này sẽ có hiệu lực vào ngày 3/2 tới.
Video đang HOT
Nhật Bản cũng phong tỏa tài sản của thêm 3 thực thể và 22 cá nhân ở Nga cùng 14 cá nhân thân Moscow liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine.
* Trước đó, ngày 26/1, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki bày tỏ hy vọng Brussels sẽ sớm “ dỡ bỏ phong tỏa” đối với các khoản tiền của Liên minh châu Âu (EU) dành cho Ba Lan liên quan đến vấn đề độc lập tư pháp tại quốc gia này.
Phát biểu họp báo với Ủy viên EU về quản lý khủng hoảng Janez Lenarcic, Thủ tướng Ba Lan nói: “Tôi hy vọng rằng ủy viên sẽ hỗ trợ chúng tôi trong việc này, nhìn nhận những nỗ lực mà Ba Lan đang thực hiện để giải quyết những tranh cãi này”.
Hồi tháng 6/2022, Ủy ban châu Âu (EC), sau hơn một năm đàm phán, đã thông qua Kế hoạch tái thiết quốc gia (KPO) của Ba Lan, nhưng đặt ra các mốc quan trọng mà Warsaw phải đáp ứng trước khi thực hiện giải ngân.
Theo đó, KPO yêu cầu Ba Lan phải thực hiện các cải cách về độc lập tư pháp. Ngày 13/1, các nhà lập pháp Ba Lan đã thông qua luật mới, với hy vọng khối 27 nước thành viên sẽ giải ngân hàng tỷ Euro tài trợ.
Brussels đã hoãn giải ngân hơn 35 tỷ Euro (38 tỷ USD) do lo ngại đảng Pháp luật và Công lý (Pis) sau khi lên nắm quyền vào năm 2016 thay đổi các thể chế nhà nước.
Ba Lan đã điều chỉnh luật và tìm cách xoa dịu những lo ngại, tuy nhiên, cải cách này vẫn cần Thượng viện do phe đối lập kiểm soát và Tổng thống Andrzej Duda thông qua.
Hiện Ba Lan xin tài trợ 23,9 tỷ Euro và vay 11,5 tỷ Euro.
Điện Kremlin: Cấp xe tăng Leopard cho Ukraine gây tổn hại quan hệ Nga - Đức
Theo người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov, quan hệ Nga - Đức vốn đã ở mức khá thấp
Hãng thông tấn TASS dẫn phát biểu của Thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết việc vận chuyển xe tăng Leopard tới Ukraine không phải là tín hiệu tốt cho quan hệ song phương Nga - Đức.
"Chắc chắn, nó sẽ để lại tổn hại không thể tránh khỏi cho tương lai của mối quan hệ hai bên", ông Peskov nhấn mạnh.
Theo ông, quan hệ Nga - Đức vốn đã ở mức khá thấp. Cho đến nay, giữa Điện Kremlin với Đức, hoặc các nước Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn chưa đi đến cuộc đối thoại rõ rệt nào.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 do Đức chế tạo, được trang bị cho cho quân đội các nước đồng minh trong khối NATO. Xe tăng này được các chuyên gia quốc phòng đánh giá là phù hợp nhất cho Ukraine, nhưng để tái xuất sang Ukraine, chúng cần có sự cho phép của Berlin.
Gần đây, một số nước phương Tây, nhất là Ba Lan liên tục thúc giục Berlin cho phép nước này và các nước khác gửi xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 do Đức sản xuất tới Ukraine.
Ngày 24/1, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius rằng Berlin sẽ sớm đưa ra quyết định có đồng ý để các quốc gia cung cấp xe tăng Leopard cho Ukraine hay không.
Kênh ABC News dẫn nguồn tin là một quan chức cấp cao Ukraine giấu tên cho biết 12 quốc gia đã đồng ý cung cấp cho Ukraine khoảng 100 xe tăng Leopard 2 nếu chính phủ Đức đồng ý. Ngoài các quốc gia như Ba Lan và Phần Lan đã công khai bày tỏ rằng họ sẵn sàng cung cấp một số xe tăng Leopard 2 cho Ukraine, nguồn tin cho hay Tây Ban Nha, Hà Lan và Đan Mạch cũng sẵn sàng cung cấp cho Ukraine một số xe tăng.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết Warsaw sẽ thành lập một liên minh các nước riêng biệt sẵn sàng chuyển xe tăng tới Ukraine, nếu Đức không đồng ý với điều đó. Ba Lan quyết định chuyển tối đa 14 xe tăng này tới Ukraine và sẽ hành động độc lập, bất kể quan điểm của Berlin.
Theo nguồn tin của ABC News, xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất rất cần thiết cho Ukraine vì kho đạn dành cho xe tăng thời Liên Xô đang "cạn kiệt". Trong khi đó, Ukraine không thể sản xuất loại đạn mới cho những chiếc xe tăng thời Liên Xô này, vì vậy, Kiev buộc phải tìm một giải pháp thay thế.
Gợi ý bất ngờ của Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ nhằm gỡ nút thắt gửi xe tăng cho Ukraine Với gợi ý này, Đức có thể không có lý do gì để trì hoãn việc gửi xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard của mình tới chiến trường Ukraine nữa. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul. Ảnh tư liệu: Reuters/Getty Image Trong một cuộc phỏng vấn dành cho kênh ABC News ngày 22/1 (theo giờ địa phương), Hạ...