Nhật Bản bơm hơn 100 tỷ USD cứu nền kinh tế
Khoản tiền 116 tỷ USD sẽ là lực đẩy lớn giúp vực dậy nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo nếu không cải tổ thực sự, tác dụng này sẽ chỉ là ngắn hạn.
Tuần thứ hai của tháng 1, cường quốc kinh tế số ba thế giới – Nhật Bản liên tiếp đón nhận nhiều tin tức kém lạc quan. Tập đoàn điện tử hàng đầu nước này – Panasonic tuyên bố đang cân nhắc đóng cửa một số bộ phận trước nguy cơ thua lỗ năm thứ hai liên tiếp với mức dự báo 765 tỷ yen năm 2012. Cổ phiếu hãng này cũng đã giảm 20% năm ngoái, và số nhân viên bị cắt giảm tháng 9/2011 – 9/2012 là 38.000 người.
Một đại gia điện tử khác của Nhật là Sony thậm chí còn phải lên kế hoạch bán một trong những tòa nhà chính tại Tokyo (Nhật Bản) với giá khoảng 100 tỷ yen (1,14 tỷ USD). Đây là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu của hãng này. Trụ sở của Sony tại Mỹ cũng đang được rao bán với giá 1,5 – 2 tỷ USD.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết sẽ chấm dứt giảm phát. Ảnh: Bloomberg
Ngày 11/1, Bộ Tài chính Nhật Bản thông báo tài khoản vãng lai nước này thâm hụt tới 222,4 tỷ yen (2,52 tỷ USD) trong tháng 11/2012, lần đầu tiên kể từ tháng 1/2012 và cao hơn nhiều dự báo 17,1 tỷ yen của Bloomberg. Con số khổng lồ này được cho là do kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm trong năm qua, lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài giảm và thâm hụt cán cân thương mại 953,4 tỷ yen tháng 11/2012.
Tuy nhiên, ngay chiều hôm đó, Nhật Bản tuyên bố tung 10.300 tỷ yen (116 tỷ USD) vực dậy nền kinh tế. Khoảng 3.800 tỷ yen được dùng để ngăn chặn thảm họa và tái thiết cơ sở hạ tầng. Trong đó, 3.100 tỷ yen để khuyến khích đầu tư tư nhân. Văn phòng Nội các nước này dự đoán gói kích thích sẽ làm tăng GDP Nhật Bản thêm 2% và tạo ra 600.000 việc làm.
Sau thông báo của Chính phủ, đồng yen đã giảm giá xuống mức thấp nhất so với USD ngày 12/1, với 89,45 yen một USD tại New York. Đồng tiền này đã yếu đi 9 tuần liên tiếp, khoảng thời gian dài nhất kể từ năm 1989, khi thế giới kỳ vọng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng sẽ có những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng. Chỉ số Nikkei 225 trên sàn chứng khoán Tokyo cũng vọt lên cao nhất 23 tháng.
Video đang HOT
Gói kích thích này sẽ là “lực nâng lớn cho kinh tế Nhật Bản”, ông Kohei Okazaki, nhà kinh tế học tại Công ty chứng khoán Nomura (Tokyo) cho biết. Theo ông, việc này sẽ gây áp lực nới lỏng lên BOJ khi Chính phủ có thể ưỡn ngực tuyên bố họ đang làm tất cả những gì có thể.
Kích thích tài khóa còn có thể giúp ông Abe duy trì sự ủng hộ cho Đảng Dân chủ Tự do trước cuộc bầu cử tại Thượng viện vào tháng 7, trong bối cảnh đồng yen đang suy yếu và chứng khoán tăng mạnh. Ông nhận định chấm dứt giảm phát, yếu tố kìm hãm tăng trưởng suốt thập kỷ qua, là vấn đề cấp bách với nước này. Vì vậy, ông muốn đề ra những chính sách thống nhất với BOJ, để đạt lạm phát 2% trong năm, gấp đôi mục tiêu hiện tại của BOJ.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cũng cho rằng gói kích thích này chỉ có tác dụng trong ngắn hạn. Và đây nên được coi là bước khởi đầu cho quá trình phục hồi nền kinh tế Nhật. Tim Condon, Giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Asia ING Financial Markets (Singapore) cho biết: “Gói kích thích này rất lớn và sẽ là đòn bẩy mạnh với tăng trưởng. Tuy nhiên, tôi cho rằng nó sẽ chỉ có tác dụng ngắn hạn như các gói trước mà thôi. Sau đó, tăng trưởng sẽ lại giảm. Tôi sẽ cảm thấy lạc quan hơn nếu BOJ đồng ý với ông Abe và sẵn sàng thay đổi chính sách tiền tệ”.
Các chuyên gia tại Mizuho Corporate Bank, Barclays hay Moody’s cũng đồng tình với quan điểm này. Họ cho rằng việc cải tổ, nhất là về tài khóa và lao động, mới mang lại tác dụng dài hạn và duy trì tâm lý lạc quan của thế giới với Nhật Bản. Một khi nước này giải quyết được vấn đề tăng trưởng, đồng yen sẽ yếu đi và gánh nặng nợ công sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật khác trong tuần:
1. Tổng thống Mỹ Barrack Obama đề cử Chánh văn phòng Nhà Trắng Jack Lew làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ.
2. Tăng trưởng 2012 của Trung Quốc ước đạt 7,7%, cao hơn mục tiêu 7,5%.
3. Hàng loạt ngân hàng Mỹ nhận án phạt 20 tỷ USD vì cáo buộc liên quan đến khủng hoảng 2008.
4. Lào lần đầu phát hành trái phiếu quốc tế, bằng đồng baht Thái.
5. Anh dọa rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) nếu tổ chức này không chịu cải tổ
Theo VNE
"Xung đột quân sự Trung-Nhật là điều không thể tránh"
Một cơ quan phân tích của chính phủ Trung Quốc dự đoán xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản là điều không thể tránh khỏi, một phần là do sự can dự của Mỹ vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Cơ quan phân tích của Trung Quốc cho rằng nếu xung đột quân sự Nhật-Trung xảy ra, một phần là do "trục xoay" của Mỹ.
Với Trung Quốc nổi lên là một cường quốc kinh tế dẫn đầu châu Á, một cơ quan phân tích của chính phủ Trung Quốc cho rằng xung đột của nước này với Nhật trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là điều không thể tránh vào thời điểm khi mối quan hệ song phương đang thay đổi, cũng vì lý do tranh chấp biển đảo.
Trong báo cáo hàng năm mang tên "Báo cáo về phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương", Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) cũng cho biết mối quan hệ giữa hai nước sẽ bước vào một giai đoạn sóng gió lớn.
Một mặt cho rằng cuộc xung đột Senkaku/Điếu Ngư có thể kéo dài, Trung Quốc hiện đang theo dõi sát động thái của chính phủ mới của Nhật, do Thủ tướng Shinzo Abe lãnh đạo.
Báo cáo cũng chỉ rõ sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đang gây ra những lo ngại cho các nước láng giềng, buộc họ phải có những biện pháp đề phòng và khiến họ chấp nhận "điều chỉnh lại" cán cân quyền lực.
Với vấn đề Senkaku/Điếu Ngư, báo cáo cho rằng các nhóm cánh hữu của Nhật, nhóm đã củng cố được sức mạnh trong suốt 2 thập niên kinh tế chậm chạp của nước này, coi chính sách chuyển hướng sang châu Á của Mỹ là cơ hội tốt nhất để quốc hữu hóa quần đảo. Hồi tháng 9 vừa qua, Nhật đã mua 3 trong số 5 hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư từ một người chủ tư nhân.
"Việc Nhật quốc hữu hóa Điếu Ngư đã phá hủy khung duy trì cân bằng, khung ngăn chặn một cuộc xung đột", một nguồn tin ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Báo cáo gần đây của CSIC cũng cho rằng sự can dự mạnh mẽ của Mỹ vào khu vực từ lâu đã được dự đoán là sẽ có những hậu quả xấu, như sẽ ủng hộ cho các chính trị gia dân tộc chủ nghĩa cứng rắn ở cả hai bên. "Dấu hiệu phản ứng có thể cứng rắn đã được thấy", báo cáo CSIS cho biết. "Trục xoay sang châu Á của Mỹ đã châm ngòi cho tâm lý chống Mỹ ở Trung Quốc, từ đó sẽ gia tăng áp lực lên các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đứng lên trước Mỹ. Những tiếng nói dân tộc chủ nghĩa đang kêu gọi biện pháp đối phó quân sự trước sự củng cố quân sự của Mỹ ở khu vực và những chiến lược quân sự mới của Mỹ".
CSIC cũng cáo buộc vai trò của Mỹ trong cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và các cuộc tranh chấp lãnh thổ khác ở châu Á không phải là trung lập mà là Mỹ đang theo đuổi một lập trường hiếu chiến bằng cách mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực cùng tăng cường hợp tác với các nước đang có tranh chấp với Trung Quốc, nhằm ngăn chặn sự "vươn lên của Trung Quốc với tư cách cường quốc thế giới".
Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc hồi tháng 10 vừa qua đã cảnh báo Mỹ đang dùng Nhật làm công cụ chiến lược trong kế hoạch tăng cường quân sự của mình ở châu Á Thái Bình Dương, nhằm "kiềm tỏa" Trung Quốc và đang làm tăng cao căng thẳng Trung-Nhật. Ông Chen Jia, người từng giữ vị trí là Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc, cáo buộc Mỹ đang khuyến khích Nhật Bản đáp trả bằng quân sự. "Mỹ đang kêu gọi Nhật Bản đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực về lĩnh vực an ninh chứ không chỉ là lĩnh vực kinh tế như hiện nay", ông cho hay. Cụ thể, có hai yếu tố chính củng cố cho điều này. Thứ nhất Washington đã tái cam kết trách nhiệm của họ đối với hiệp ước bảo vệ quân sự chung với Nhật, khẳng định sẽ can thiệp quân sự trong trường hợp xảy ra xung đột. Thứ hai,Washington coi Trung Quốc là một cường quốc đang lên và đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực và sẽ "chiếm" vị trí thống trị của họ trên thế giới.
Theo giới phân tích, các nhà kỹ trị ở Washington thích gọi tất cả những điều trên là "duy trì ổn định". Tuy nhiên, thực tế nhiều khi hoàn toàn khác so với từ ngữ được dùng. Và một điều chắc chắn là Washington sẽ không định để quyền lực của mình bị suy yếu.
Theo Dantri
Thủ tướng Đức cảnh báo tình hình kinh tế EU năm 2013 Thủ tướng Đức Angela Merkel dự báo khủng hoảng kinh tế vẫn ảnh hưởng đến EU trong năm 2013 - Ảnh: AFP AFP dẫn lời Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 31.12 dự đoán tình hình kinh tế tại châu Âu trong năm 2013 sẽ khó khăn hơn năm 2012. Bà Merkel nhận định: "Những cải cách tại EU (Liên minh châu Âu)...