Nhật Bản bổ sung 18 quốc gia vào danh sách cấm nhập cảnh
Ngày 29/6, Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này sẽ bổ sung 18 quốc gia vào danh sách cấm nhập cảnh như một phần của các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 14/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thông báo, từ ngày 1/7, công dân nước ngoài từng đến 18 quốc gia nói trên trong vòng 14 ngày sẽ bị từ chối nhập cảnh vào Nhật Bản. Các quốc gia mới được đưa vào danh sách này chủ yếu ở khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi, gồm Algeria, Cuba, Iraq, Cameroon, CH Trung Phi, Costa Rica, Eswatini, Gruzia, Grenada, Guatemala, Guyana, Haiti, Jamaica, Liban, Mauritania, Nicaragua, Saint Vincent và Grenadines, cùng Senegal. Như vậy, danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới mà công dân bị cấm nhập cảnh vào Nhật Bản hiện lên tới con số 129.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ duy trì các biện pháp kiểm soát biên giới như ngừng cấp thị thực (visa) cho công dân các nước thuộc danh sách trên cho đến cuối tháng Bảy tới. Với các hạn chế này, trong tháng Năm vừa qua, chỉ có khoảng 1.700 công dân nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản, giảm 99,9% so với cùng kỳ năm 2019 và là mức thấp nhất trong lịch sử.
Hiện Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc dỡ bỏ hạn chế đi lại đối với những nước kiểm soát tốt dịch COVID-19. Theo số liệu thống kê chính thức ở Nhật Bản, tính đến ngày 29/6, nước này ghi nhận hơn 18.500 ca mắc bệnh, trong đó có 985 ca tử vong.
Video đang HOT
Cùng ngày, Chính phủ Nam Phi thông báo tiếp tục dỡ bỏ các hạn chế đối với hoạt động đi lại trong nước bằng đường hàng không. Quyết định này được đưa ra mặc dù số ca mắc COVID-19 ở nước này tiếp tục tăng cao.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Giao thông Nam Phi Fikile Mbalula cho biết, cùng với 4 sân bay hiện đang hoạt động, các sân bay khác sẽ mở cửa trở lại từ ngày 1/7, phục vụ các chặng bay nội địa. Các chuyến bay quốc tế hiện vẫn bị cấm, ngoại trừ các chuyến bay được bộ trên cấp phép.
Trước đó, ngày 30/5, Bộ trưởng Mbalula thông báo về việc nối lại hoạt động hàng không nội địa vì mục đích công tác hoặc thiết yếu. Theo ông, kế hoạch mở cửa trở lại giai đoạn một đóng vai trò quan trọng để đánh giá tính hiệu quả cũng như tác động của các hướng dẫn y tế phòng dịch đối với hành khách và nhân viên hàng không. Việc tiếp tục nới lỏng hạn chế đối với hàng không nội địa được thực hiện đồng thời với từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế.
Theo số liệu thống kê, trong ngày 28/6, Nam Phi ghi nhận thêm 6.334 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 138.134 người. Trong khi đó, số ca tử vong đang là 2.456 người.
Phan An (TTXVN)
Liên minh châu Âu tính mở biên giới với 14 quốc gia từ ngày 1/7
Các nước EU ngày 29/6 sẽ bỏ phiếu quyết định việc mở cửa lại biên giới với 14 nước trên thế giới từ 1/7, nhưng trong đó không có Mỹ, Nga và Brazil.
Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào chiều tối nay (29/6) tại Brussels, sau khi quyết định về việc mở lại biên giới của Liên minh châu Âu (EU) được Đại sứ của 27 quốc gia thành viên khối thống nhất vào cuối tuần trước sau một thời gian dài thảo luận. Theo quyết định này, dự kiến kể từ thứ Tư (1/7), công dân của 14 quốc gia trên toàn thế giới sẽ được phép nhập cảnh vào các nước EU mà không phải cách ly 14 ngày.
Các sân bay ở châu Âu bắt đầu hoạt động trở lại. Ảnh: Reuters
Trong danh sách 14 nước dự kiến được EU chấp nhận mở cửa ban đầu có 3 nước châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, 2 quốc gia châu Đại Dương là Australia và New Zealand, 3 quốc gia ở Bắc Phi là Algeria, Morocco, Tunisia, 3 quốc gia Balkan và Kavkaz là Gruzia, Montenegro và Serbia cùng 1 quốc gia Nam Mỹ là Uruguay. Vương quốc Anh do hiện vẫn đang trong giai đoạn quá độ Brexit nên vẫn được tính là một thành viên của EU.
Đáng chú ý là các nước là đối tác lớn của EU như Mỹ, Nga, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel hay Saudi Arabia không có trong danh sách. Các quan chức EU đánh giá dịch Covid-19 tại các nước này đang phức tạp, đặc biệt là Mỹ và Brazil.
Đối với Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu, đồng thời là nguồn cung du khách quan trọng nhất với nhiều nước châu Âu, phía EU cho biết sẽ cho công dân Trung Quốc nhập cảnh theo nguyên tắc có đi - có lại, tức phía Trung Quốc cũng phải mở cửa cho châu Âu. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc vẫn chưa cho phép công dân EU nhập cảnh tự do.
Đối với việc mở cửa từ 1/7, hiện một số nước vẫn muốn lùi thời hạn mở cửa biên giới EU do lo ngại tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực trên thế giới, trong đó nguy cơ làn sóng bùng phát thứ hai đe doạ cả một số nước châu Á.
Tuy nhiên, trước áp lực mở cửa biên giới để hạn chế thiệt hại kinh tế, Croatia, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU quyết định tiến hành quy trình tham vấn trong ngày hôm nay, theo đó các nước phải ra quyết định về việc ủng hộ, phản đối hay bỏ phiếu trắng.
Nếu 55% số thành viên EU, chiếm ít nhất 65% dân số của khối ủng hộ, biên giới EU sẽ được mở từ 1/7 với 14 nước. Ngược lại, chỉ cần 4 quốc gia chiếm 35% dân số EU phản đối, việc mở cửa sẽ bị hoãn.
Liên Hợp Quốc lần đầu mở cửa bỏ phiếu bầu các cơ quan chủ chốt Đây là lần đầu tiên sau 3 tháng đóng cửa, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã mở Trụ sở để cho các nước thành viên đến bỏ phiếu. Ngày 17/6 (theo giờ New York), Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức bỏ phiếu kín để bầu 5 ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm...