Nhật Bản biểu diễn bay cám ơn nhân dân chung tay ứng phó dịch Covid-19
Đây là đội bay biểu diễn Blue Impulse của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản.
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, hôm nay (29/5), tại Tokyo, một đội hình bay đã bay biểu diễn trên bầu trời Tokyo để cảm ơn người dân và các cơ sở y tế đã chung tay cùng chính phủ ứng phó với đại dịch Covid-19.
Màn biểu diễn bay ấn tượng của đội bay Nhật Bản.
Tuy là quốc gia trong tháng 3 và tháng 4 là nước top đầu có số người nhiễm cao trên thế giới. Tuy nhiên, với nỗ lực của chính phủ trong việc chỉ đạo các biện pháp chống dịch, chữa trị cho bệnh nhân nhiễm, tình hình dịch bệnh đã có những cải thiện đáng kể và được quốc tế đánh giá cao.
Một trong những nguyên nhân chính là do người dân đã hết sức hợp tác, thay đổi thói quen, tránh tiếp xúc gần, tụ tập, không ra ngoài khi không cần thiết…Bởi vậy, màn biểu diễn bay của Bộ Quốc phòng Nhật Bản như một lời tri ân, hy vọng nhân dân tiếp tục hợp tác với chính phủ trong chống dịch Covid-19 tiếp theo, trong bối cảnh có lo ngại về khả năng bùng dịch đợt thứ 2, thứ 3.
Video đang HOT
Ngày 25/5 vừa qua, chính phủ Nhật Bản đã bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc do dịch Covid-19, bắt đầu thực hiện phương thức sinh hoạt mới, nới lỏng các hoạt động đã bị cấm trước đó.
Hôm nay (29/5), Tokyo ghi nhận 22 người nhiễm Covid-19 mới, tăng 5 người so với ngày 28/5, nhưng là ngày thứ 15 liên tiếp số người nhiễm ở mức hai con số. Trong khi đó, tính đến thời điểm hiện tại, toàn Nhật Bản có 17.471 người nhiễm, 896 người tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2. Bắt đầu từ 1/6 tới, Nhật Bản sẽ dần cho phép hoạt động trở lại một số hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao./.
Một số màn trình diễn khác của đội bay Blue Impulse của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản:
Màn biểu diễn bay của Bộ Quốc phòng Nhật Bản như một lời tri ân.
Với hy vọng nhân dân tiếp tục hợp tác với chính phủ trong chống dịch Covid-19.
Phi đội bay biểu diển qua những tòa nhà cao tầng.
Dự án siêu tên lửa Nhật nghi bị tin tặc tấn công
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang điều tra một vụ đánh cắp dữ liệu về dự án tên lửa siêu vượt âm do nước này phát triển.
Vụ đánh cắp dữ liệu dường như nằm trong cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào tập đoàn Mitsubishi Electric. Bộ Quốc phòng Nhật Bản nghi ngờ tin tặc đã lấy được thông tin về các yêu cầu kỹ thuật của tên lửa siêu vượt âm như tầm bắn, hệ thống động lực và khả năng chịu nhiệt.
Các yêu cầu trên được đề ra trong quá trình đấu thầu dự án chế tạo siêu tên lửa Nhật Bản, trong đó tập đoàn Mitsubishi Electric không giành được hợp đồng.
Hình dáng bên ngoài của tên lửa HCM. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Mitsubishi Electric cho biết đang điều tra thông tin nhưng không tiết lộ thêm chi tiết, trong khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản từ chối bình luận.
Cục Hậu cần, Công nghệ và Mua sắm trang bị thuộc Bộ Quốc phòng Nhật hồi tháng 3 công bố lộ trình nghiên cứu Tên lửa Hành trình Siêu vượt âm (HCM) và Đầu đạn lướt siêu tốc (HVGP) trong 10 năm tới nhằm đối phó với các mối đe dọa mới. Sản phẩm đầu tiên dự kiến được ra mắt vào năm 2026.
HCM sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng, đạt tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh và tầm bắn ngoài khả năng đánh chặn của nhiều hệ thống phòng không hiện nay. Tên lửa có thể sử dụng đầu đạn xuyên phá lõi kép để đánh thủng boong tàu sân bay và phá hủy các khoang bên dưới, hoặc đầu xuyên nổ tự định hình (EFP) để hủy diệt mục tiêu mặt đất.
Yếu tố có thể đạp đổ chiến thắng nCoV của Nhật Nhật Bản bất ngờ đánh bại Covid-19, nhưng chuyên gia lo ngại xét nghiệm hạn chế có thể xóa bỏ thành tựu này cũng như nỗ lực mở cửa đất nước. Đầu tháng 4, võ sĩ sumo Nhật Bản Kiyotaka Suetake, có biệt danh là Shobushi, 28 tuổi, bắt đầu bị sốt. Ban huấn luyện cố gắng liên hệ tới trung tâm y...