Nhật Bản bất ngờ nhắc đến Thiên An Môn, với Mỹ chống Trung Quốc ở Biển Đông
Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Nhật Bản là nước duy nhất giúp Trung Quốc phá vỡ thế cô lập bao vây của phương Tây, giúp Bắc Kinh từng bước quay trở lại…
Phó Chủ tích đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản Masahito Komura. Ảnh: IPCDIGITAL.
Đa Chiều ngày 27/3 đưa tin, hôm Thứ Sáu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương David Shear tuyên bố, Mỹ và Nhật Bản sẽ tăng cường xây dựng và điều phối năng lực chung ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh, liên minh Mỹ – Nhật là hòn đá tảng cho sự ổn định và hòa bình ở châu Á – Thái Bình Dương.
Cũng trong ngày hôm qua Phó Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản Masahiko Komura phát biểu, ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của liên minh Mỹ – Nhật đối với hòa bình, ổn định của châu Á – Thái Bình Dương và nhắc đến sự kiện Thiên An Môn, một điều lâu nay hiếm khi nào xảy ra.
Video đang HOT
Truyền thông Hoa Kỳ cho biết, David Shear hôm qua phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế CSIS. Có người đặt câu hỏi: “Đồng minh Mỹ – Nhật nên phát huy vai trò như thế nào ở Biển Đông?”, David Shear trả lời: “Đồng minh Mỹ – Nhật có vai trò vô cùng quan trọng với hòa bình, ổn định ở châu Á – Thái Bình Dương. Tôi nhấn mạnh là không chỉ Đông Bắc Á mà còn bao gồm Đông Nam Á và Biển Đông”.
Ông cũng nói rằng hai nước không chỉ hợp tác tăng cường nỗ lực chung ở Biển Đông, mà còn tăng cường điều phối đối với khu vực này. Mỹ đã cùng các đồng minh Đông Nam Á tăng cường năng lực trên Biển Đông, để nâng cao an ninh cho khu vực này, năm 2018 Mỹ sẽ điều động 4 chiến hạm thường trú tại Singapore.
Đây là lần đầu tiên Mỹ kéo chiến hạm vào thường trú ở Biển Đông kể từ những năm 1970 trở lại đây. Có nhà phân tích cho rằng hành động này của Mỹ là nhằm tăng cường ảnh hưởng quân sự ở châu Á, ngăn chặn thế lực (bành trướng) Trung Quốc không ngừng tăng lên ở Biển Đông.
Cùng phát biểu tại CSIS hôm qua, Phó Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản Masahiko Komura đã giải thích tại sao Nhật Bản cần phải sửa đổi hiến pháp, bởi hiến pháp này đã không còn phù hợp với môi trường chiến lược mà Tokyo đang đối mặt. Masahito Komura cho biết, từ năm 1972 Trung – Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao đến những năm 1990 quan hệ 2 nước vô cùng mật thiết.
Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Nhật Bản là nước duy nhất giúp Trung Quốc phá vỡ thế cô lập bao vây của phương Tây, giúp Bắc Kinh từng bước quay trở lại quỹ đạo phát triển. Nhưng tiềm lực của họ càng gia tăng thì chủ nghĩa dân tộc cực đoan càng trỗi dậy. Lúc này lịch sử lại trở thành vấn đề giữa 2 nước.
Masahito Komura cũng phê phán Trung Quốc bất minh với các khoản chi tiêu quốc phòng cũng như các hoạt động quân sự bành trướng trên Biển Đông và Hoa Đông. Theo cựu Ngoại trưởng, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Masahito Komura, những hành động này của Trung Quốc đang phá hoại cân bằng ở châu Á – Thái Bình Dương.
Theo Giáo Dục
Nghị sĩ Đài Loan lại truy vấn tình báo: Việt Nam đặt trọng pháo ở Trường Sa
Về căn cứ quân sự hay các công trình xây dựng của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, Lý Tường Trụ cho biết Cục An ninh quốc gia "nhận thức được tình hình".
Lâm Úc Phương.
Tờ Taipei Times ngày 27/3 đưa tin, chính quyền đảo Đài Loan đang theo dõi chặt chẽ một loạt các công trình xây dựng của các bên yêu sách ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), ông Lý Tường Trụ, Cục trưởng Cục An ninh quốc gia tuyên bố. Ông không đồng ý với lời kêu gọi tăng cường quân sự của Đài Loan ra đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa.
Ông Trụ một lần nữa bị Lâm Úc Phương, nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền hôm qua truy vấn về việc Việt Nam triển khai trọng pháo và các vũ khí tiên tiến khác ở quần đảo Trường Sa. "Ở Biển Đông, bất kỳ quốc gia nào thực hiện các nỗ lực tăng cường quốc phòng của họ và dự kiến một sự hiện diện quân sự mạnh hơn đều không phải điều tốt cho sự ổn định của khu vực", Lâm Úc Phương tuyên bố.
Theo ông Phương, Việt Nam đã "hoạt động mạnh" ở quần đảo Trường Sa (?!), tiến hành xây dựng và đặt trọng pháo trên đảo Sơn Ca và Nam Yết. Lâm Úc Phương nói rằng Sơn Ca nằm cách đảo Ba Bình, nơi Đài Loan chiếm giữ và đóng quân bất hợp pháp - PV chỉ 11,11 km. Đây là cái cớ để Lâm Úc Phương kêu gọi chính quyền Đài Loan mở rộng đường băng trên đảo Ba Bình để máy bay vận tải quân sự C-130 có thể hoạt động.
"Việc mở rộng đường băng sẽ cho phép chúng tôi tiến hành các hoạt động cứu hộ hàng hải và các nhiệm vụ cứu trợ thiên tai", Lâm Úc Phương ngụy biện. Tuy nhiên ông Lý Tường Trụ "quay lưng" với ý tưởng tiếp tục mở rộng đường băng (bất hợp pháp) trên đảo Ba Bình.
"Bên cạnh sự cạnh tranh, chúng ta nên xem xét tới hợp tác trên trường quốc tế. Nếu chúng ta tăng cường bố trí lực lượng quân sự trên đảo Ba Bình, nó có thể gây tổn hại cho địa vị của Đài Loan trong khu vực. Nó cũng không có lợi cho sự ổn định ở Biển Đông", ông Lý Tường Trụ cho biết.
Về căn cứ quân sự hay các công trình xây dựng của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, Lý Tường Trụ cho biết Cục An ninh quốc gia "nhận thức được tình hình" và theo dõi chặt chẽ. Lực lượng tình báo vũ trang Đài Loan cũng đang theo dõi chặt chẽ hoạt động xây dựng cải tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Chữ Thập, Gạc Ma, Châu Viên, Tư Nghĩa, Ga Ven.
Theo Giáo Dục
Aquino: Trung Quốc muốn biến Trường Sa thành "tiểu quốc chư hầu" Chúng tôi có thể làm gì? Thực tế là dân số của họ 1,3 tỉ người trong khi chúng tôi chỉ có 100 triệu. Họ là một siêu cường kinh tế, cường quốc hạt nhân. Tổng thống Philippines Benigno Aquino III, ảnh: Philippines Daily. Bloomberg News ngày 26/3 dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho biết, hoạt động xây dựng cải...