Nhật Bản bắt đầu nhiệm kỳ 2 năm ủy viên không thường trực HĐBA LHQ
Ngày 1/1/2023, Nhật Bản chính thức trở thành thành viên không thường trực HĐBA LHQ trong nhiệm kỳ 2 năm, giữa lúc ngày càng có nhiều lời kêu gọi cải cách tổ chức đa phương này.
Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, ngày 27/12/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Đây là lần thứ 12, Nhật Bản đảm nhận vị trí ủy viên không thường trực của HĐBA LHQ kể từ khi nước này trở thành thành viên của LHQ vào năm 1956.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã nhiều lần kêu gọi cải tổ HĐBA LHQ, đồng thời thúc giục thế giới tái khẳng định tầm quan trọng của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Video đang HOT
HĐBA gồm 15 nước thành viên, trong đó có 5 nước ủy viên thường trực và 10 nước ủy viên không thường trực do Đại hội đồng LHQ bầu ra với nhiệm kỳ hai năm trên cơ sở phân chia công bằng về mặt địa lý và có tính tới sự đóng góp của những nước này cho tôn chỉ và mục đích của LHQ.
Vấn đề cải tổ HĐBA LHQ thường được nêu ra mỗi khi thế giới đối mặt với một cuộc khủng hoảng mà trong đó xuất hiện các quan điểm trái chiều giữa các thành viên HĐBA. Trong số 15 thành viên của HĐBA, chỉ có 5 ủy viên thường trực gồm Mỹ, Anh, Nga, Pháp và Trung Quốc giữ quyền phủ quyết, cho phép họ ngăn chặn việc thông qua bất kỳ nghị quyết nào. Do vậy, nhiều quốc gia đã có ý kiến cho rằng, cần mở rộng HĐBA LHQ nhằm tăng cường tính đại diện công bằng giữa các khu vực, nhất là nhóm châu Phi, châu Á, Mỹ Latin và các nước đang phát triển.
Nhật Bản từ lâu đã bày tỏ mong muốn trở thành thành viên thường trực của HĐBA LHQ sau khi cải tổ.
Tuyên bố chung Mỹ-Nhật Bản cam kết củng cố trật tự quốc tế tự do và rộng mở
Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đang có chuyến thăm 2 ngày tới Nhật Bản. Sau hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, hai bên đã ra tuyên bố chung cam kết củng cố trật tự quốc tế tự do và rộng mở.
Theo Nhà Trắng, tuyên bố chung nêu rõ, là đối tác toàn cầu, Mỹ và Nhật Bản khẳng định rằng trật tự quốc tế dựa trên luật lệ là không thể bị chia rẽ và rằng các mối đe dọa đối với luật pháp quốc tế và trật tự kinh tế công bằng và tự do ở bất cứ đâu sẽ là một thách thức đối với các giá trị và lợi ích của cả hai nước. Hai bên cũng tái khẳng định ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: AP
Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Kishida Fumio cùng chia sẻ quan điểm rằng Liên Hợp Quốc tạo dựng nền tảng cho trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trên cơ sở các quy tắc chung và giá trị phổ quát được quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc bao gồm tôn trọng nhân quyền. Hai bên cùng bày tỏ quyết tâm củng cố Liên Hợp Quốc và khuyến khích các nước thành viên tái cam kết đối với tầm nhìn và các giá trị được thể hiện trong Hiến chương Liên Hợp Quốc. Cả hai cũng nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường và hiện đại hóa hệ thống đa phương nhằm ứng phó tốt hơn với các thách thức của thế kỷ 21.
Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật Bản tái khẳng định rằng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một khu vực có tầm quan trọng sống còn đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng toàn cầu và khu vực này đang phải đối mặt với nhiều thách thức đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Từ đó, Thủ tướng Kishida Fumio và Tổng thống Biden cam kết hành động nhằm thúc đẩy tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Thủ tướng Kishida Fumio hoan nghênh Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Biden nhấn mạnh cam kết kiên định của Mỹ đối với khu vực và cho biết chiến lược của ông sẽ được thực hiện với những nguồn lực tương ứng. Hai bên cùng khẳng định tầm quan trọng của sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN đồng thời nhấn mạnh các hoạt động quan trọng của nhóm Bộ Tứ, AUKUS và các diễn đàn đa phương khác. Cả hai cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác với các đối tác có chung chí hướng tại các khu vực khác như châu Âu và Canada.
Thủ tướng Kishida Fumio và Tổng thống Biden thảo luận các hành động của Trung Quốc không phù hợp với trật tự thế giới dựa trên luật lệ bao gồm cưỡng ép bằng các biện pháp kinh tế. Hai bên cùng phản đối mạnh mẽ các nỗ lực đơn phương nhằm làm thay đổi hiện trạng ở Hoa Đông và nhắc lại sự phản đối mạnh mẽ đối với các yêu sách hàng hải phi pháp của Trung Quốc, việc quân sự hóa các thực thể được bồi đắp và các hoạt động cưỡng ép của nước này ở Biển Đông. Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh cam kết vững chắc đối với thượng tôn pháp luật bao gồm tự do hàng hải và hàng không, phù hợp với Công ước Kishida Fumio về luật biển.
Thủ tướng Kishida Fumio và Tổng thống Biden hoan nghênh chính phủ mới ở Hàn Quốc và nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ chặt chẽ và hợp tác, bao gồm trong lĩnh vực an ninh giữa Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Hai bên lên án các hoạt động thúc đẩy phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên bao gồm các vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa gần đây. Cả hai tái khẳng định cam kết đối với phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên phù hợp với các nghị quyết của Hội đồng bảo an đồng thời kêu gọi Triều Tiên tuân thủ các nghĩa vụ theo các nghị quyết này. Hai bên cũng bày tỏ ủng hộ một cách tiếp cận ngoại giao với Triều Tiên và kêu gọi nước này tham gia đối thoại nghiêm túc./.
Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi một thế giới không vũ khí hạt nhân Tại hội nghị các nhân vật có ảnh hưởng hướng tới một thế giới không vũ khí hạt nhân, được tổ chức tại thành phố Hiroshima từ ngày 10 - 11/12, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng chung tay để hiện thực hóa mục tiêu này. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: Kyodo/TTXVN Theo...