Nhật Bản bắt đầu ngừng nhập khẩu dầu từ Iran theo ý Mỹ
Các công ty lọc dầu của Nhật Bản đang lần lượt ngừng mua dầu thô từ Iran trước ngày 4-11, thời điểm Washington tuyên bố sẽ tái áp đặt lại các lệnh trừng phạt với ngành dầu mỏ của quốc gia Trung Đông này.
Theo Hiệp hội Dầu mỏ Nhật Bản (PAJ), các công ty lọc dầu của nước này đều đang “tạm thời đình chỉ hoạt động nhập khẩu dầu của Iran và xem xét tình hình một cách cẩn thận”.
Vào tháng 6-2018, Washington đã yêu cầu các nước ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu dầu mỏ từ Iran bắt đầu từ ngày 4-11.
Các tập đoàn tài chính lớn như ngân hàng MUFG của Nhật Bản sau đó cũng thông báo với chính phủ sẽ ngừng mọi giao dịch liên quan đến Iran nếu Tokyo không thể thuyết phục Washington tạo ra một vài ngoại lệ.
Nhật Bản buộc phải nghe theo yêu cầu của Mỹ và ngừng nhập dầu từ Iran
Nhật Bản là một trong những nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất của Iran, nhưng cũng là đồng minh trung thành nhất của Mỹ ở châu Á. Chính phủ Nhật Bản đã cố gắng thương lượng với Mỹ về một vài ngoại lệ hoặc kéo dài hạn chót cho việc ngừng nhập khẩu dẩu của Iran, tuy nhiên, chưa nhận được kết quả khả quan.
Thị phần dầu của Iran ở Nhật Bản là khoảng 6%. Con số này từng là 13% vào năm 2013 nhưng đã bị giảm dần do các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu.
Mặc dù Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 đối tác nhập khẩu lớn nhưng theo các chuyên gia, Trung Quốc mới là khách hàng quan trọng nhất của Iran. Với những căng thẳng leo thang trong thời gian qua giữa Mỹ và Trung Quốc, ít có khả năng Bắc Kinh sẽ tuân theo yêu cầu của Washington.
Theo anninhthudo
Một năm sau chỉ trích, Trump sẽ ca ngợi quan hệ với Triều Tiên ở LHQ
Cách đây một năm, trong bài phát biểu đầu tiên tại Liên Hợp Quốc, ông Trump mạnh mẽ công kích lãnh đạo của Iran và Triều Tiên bằng những từ ngữ đậm mùi hăm dọa.
Video đang HOT
12 tháng kể từ lần ra mắt "bùng nổ" trên sân khấu ngoại giao lớn nhất thế giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump quay lại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 24/9 để thông báo sự thay đổi trong mối quan hệ với kẻ thù số 1 hồi năm ngoái: nhà lãnh đạo Kim Jong Un của Triều Tiên.
Song dù quan hệ giữa ông Trump và ông Kim đã được cải thiện đáng kể, các nhà lãnh đạo tham dự kỳ họp thường niên tại trụ sở LHQ ở New York sẽ được nghe chuyện vì sao đối với tổng thống Mỹ, một kẻ thù khác là Tổng thống Hassan Rouhani của Iran vẫn hành xử theo cách không thể chấp nhận được.
Tổng thống Trump phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần đầu tiên vào ngày 19/9/2017, chỉ trích thậm tệ Iran và Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Thượng đỉnh Trump - Kim lần hai?
Trở lại quê nhà hôm 23/9, ông Trump có lịch trình dày đặc trong vài ngày tới, khởi động bằng bài phát biểu về vấn đề ma túy trên toàn cầu vào ngày 24/9.
Bên cạnh bài phát biểu tại Đại hội đồng LHQ vào ngày 25/9, ông Trump cũng có một loạt cuộc gặp song phương với các đồng minh như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Theresa May và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người ông đã gặp tối 23/9.
Một trong những sự kiện được theo dõi chặt chẽ nhất sẽ là cuộc gặp giữa ông Trump với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae In vào ngày 24/9. Ông Moon dự kiến thông báo cho tổng thống Mỹ về kết quả hội nghị thượng đỉnh liên Triều vừa diễn ra tại Bình Nhưỡng.
Trong bài phát biểu 41 phút tại Đại hội đồng LHQ năm 2017, ông Trump nói ông muốn quay ngược thời gian trở về thời kỳ phát triển các luật lệ toàn cầu trong nửa thế kỷ vừa qua, muốn các thể chế quay lại trạng thái ban đầu của quốc gia - dân tộc.
Sau nhiều tháng leo thang căng thẳng vì chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, ông Trump khi đó cảnh báo nhà lãnh đạo Kim rằng Washington sẽ "phá hủy hoàn toàn" Triều Tiên nếu Mỹ hay đồng minh của Mỹ bị tấn công.
Việc tổng thống Mỹ gọi ông Kim là "gã tên lửa" đang tiến hành một "nhiệm vụ tự sát" đã khiến nhà lãnh đạo Triều Tiên phản ứng giận dữ, gọi ông Trump là "gã loạn trí".
Trong khi ông Kim một lần nữa vắng mặt tại New York, giới quan sát sẽ tìm kiếm những chỉ dấu hướng đến hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa lãnh đạo Mỹ - Triều, sau hội nghị lịch sử tại Singapore hồi tháng 6.
Dù ông Trump bày tỏ sự thất vọng trong những tháng qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói những nỗ lực nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa đang tiến triển.
Tổng thống Trump và ông Kim Jong Un trong cuộc gặp lịch sử tại Singapore hồi tháng 6. Ảnh: AP.
TT Trump sẽ gặp Rouhani?
"Chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể mang đến kết quả này cho thế giới", ông Pompeo nói trong chương trình Fox News Sunday.
Ngoại trưởng Mỹ, người đã đến Bình Nhưỡng 3 lần, sẽ chủ trì một cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ vào ngày 27/9. Tại đây, ông sẽ nói với các thành viên về việc làm sao chính quyền Mỹ có thể thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Ông cũng sẽ bảo vệ việc chính quyền Trump sử dụng các biện pháp trừng phạt để ép buộc Bình Nhưỡng thay đổi. Các biện pháp này đã chứng kiến các công ty Nga và Trung Quốc bị trừng phạt vì làm ăn tại Triều Tiên.
Những người tiền nhiệm gần đây của ông Trump đều không thể mang đến cải thiện lâu dài trong quan hệ với Triều Tiên và vẫn có những hoài nghi về việc liệu ông Kim đã tiến hành bất kỳ bước đi nào cụ thể. Song điều đó dường như không thể ngăn ông Trump theo đuổi cuộc gặp thứ hai với nhà lãnh đạo Triều Tiên.
"Dường như không phải cuộc gặp với ông Moon Jae In có tác dụng nhiều hơn là tiếp tục bầu không khí và những hào nhoáng bên ngoài dẫn đến hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của Tổng thống Trump", ông Mike Green, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, đánh giá.
Trong khi ông Trump sẽ bớt chỉ trích ông Kim, dường như không nhiều triển vọng rằng ông sẽ làm vậy với ông Rouhani.
Mỹ đã làm phật lòng nhiều đồng minh ở châu Âu với việc rút khỏi thỏa thuận mà họ cùng nhau đàm phán thành công với Iran năm 2015. Thỏa thuận quy định cấm vận với Tehran sẽ được gỡ bỏ, đổi lại việc Tehran hạn chế chương trình hạt nhân của mình.
Tuy nhiên, các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, đặc biệt là Saudi Arabia, tỏ ra vui vẻ với lập trường của ông Trump.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: Reuters.
Một số trợ lý hàng đầu của tổng thống Mỹ sẽ phát biểu tại một hội nghị có tên "Hội nghị Đoàn kết Chống lại Iran có Hạt nhân", diễn ra vào ngày 26/9. Hội nghị cũng có sự tham gia của diễn giả từ các nước Arab.
Cùng lúc, ông Rouhani sẽ tổ chức một cuộc họp báo.
Nhà Trắng vẫn chưa hoàn toàn loại trừ khả năng về một cuộc gặp giữa ông Trump và ông Rouhani. Với những gì xảy ra giữa ông Trump và ông Kim, có lẽ không điều gì là không thể.
Tuy nhiên, trong một bài xã luận cuối tuần trên Washington Post, ông Rouhani cáo buộc đề nghị đối thoại của ông Trump là không "thành thật" và đi cùng một danh sách "điều kiện tiên quyết mang tính xúc phạm một cách công khai".
Đông Phong
Theo Zing/AFP
Thủ tướng đất nước giàu thứ 16 trên thế giới gây sốc khi đạp xe đi làm hằng ngày Một nguyên thủ quốc gia đi xe đạp đến chỗ làm? Chuyện nghe hoang đường thế này nhưng lại hoàn toàn có thật tại Hà Lan. Thủ tướng Hà Lan, ông Mark Rutte luôn khiến mọi người khâm phục bởi độ giản dị đáng kinh ngạc của mình. Là quốc gia có chỉ số GDP đứng thứ 6 trên thế giới, cuộc sống...