Nhật Bản bán tên lửa Patriot trị giá gần 20 triệu USD cho Mỹ
Thỏa thuận này nhằm giúp Mỹ bổ sung kho dự trữ tên lửa Patriot đang cạn kiệt, đặc biệt là sau khi tăng cường phòng không cho Ukraine.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot -3 trên đảo Ishigaki thuộc Okinawa, miền Nam Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo tờ Nikkei Asia ngày 1/8, Nhật Bản sẽ bán một số lượng không được tiết lộ tên lửa Patriot do nước này sản xuất cho Mỹ với giá 3 tỷ yên (tương đương gần 20 triệu USD). Thỏa thuận này nhằm giúp Mỹ bổ sung kho dự trữ tên lửa Patriot đang cạn kiệt, đặc biệt là sau khi tăng cường phòng không cho Ukraine.
Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần Nhật Bản (ATLA) đã công bố thỏa thuận này hôm 31/7, bảy tháng sau khi Nhật Bản quyết định chuyển giao một số hệ thống Patriot hiện có của Lực lượng Phòng vệ (SDF) nước này theo đề nghị của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Đây là một động thái quan trọng trong việc củng cố quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Trong khi đó, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Nhật Bản và Mỹ đã công bố một bản cập nhật sâu rộng cho liên minh quốc phòng của họ nhằm ứng phó với những “mối đe dọa toàn cầu sâu sắc” đối với hòa bình và an ninh.
Trong cuộc họp “2 2″ ở Tokyo, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoko Kamikawa và Bộ trưởng Quốc phòng Minoru Kihara cùng những người đồng cấp Mỹ Antony Blinken và Lloyd Austin đã nhất trí thành lập một sở chỉ huy lực lượng chung mới của Mỹ. Sở chỉ huy này sẽ đảm nhận “trách nhiệm chính trong việc điều phối các hoạt động an ninh trong và xung quanh Nhật Bản”.
Trước đó Nhật Bản và Mỹ đã kết thúc một loạt các thoả thuận, trong đó họ đã nhất trí thành lập các nhóm làm việc chung về sản xuất tên lửa, sửa chữa tàu và máy bay, cũng như phục hồi chuỗi cung ứng quốc phòng.
Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản, Rahm Emanuel, nhấn mạnh rằng “cơ sở công nghiệp quân sự của Mỹ không thể đáp ứng được mọi thách thức về an ninh”. Ông cho rằng “năng lực kỹ thuật, công nghiệp và sản xuất của Nhật Bản là một bước phát triển lớn, đáng kể” có tầm quan trọng đối với ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.
Những bước đi này không chỉ củng cố quan hệ quốc phòng giữa Nhật Bản và Mỹ mà còn thể hiện sự cam kết chung trong việc ứng phó với những mối đe dọa toàn cầu đang ngày càng gia tăng.
Thực hư vụ Ukraine bắn rơi tên lửa bội siêu thanh Nga bằng Patriot
Giới chức Mỹ tiết lộ Nga đã sử dụng tên lửa bội siêu thanh để cố phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot mà phương Tây vừa cung cấp cho Ukraine.
CNN ngày 13.5 dẫn lời hai quan chức Mỹ cho biết Nga đã dùng một tên lửa bội siêu thanh để cố phá hủy hệ thống Patriot của Ukraine hồi tuần trước. Tuy nhiên, Ukraine đã sử dụng chính hệ thống Patriot đó để bắn hạ tên lửa của Nga.
Hệ thống Patriot trong một lần phóng tên lửa. Ảnh LỤC QUÂN MỸ
Theo hai quan chức, phía Nga có thể đã bắt được tín hiệu phát ra từ hệ thống Patriot ở ngoại ô thủ đô Kyiv, sau đó sử dụng tên lửa bội siêu thanh Kinzhal để tấn công. Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleshchuk cho biết tên lửa Nga bị ngăn chặn vào tối 4.5.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo có radar mạnh với khả năng phát hiện các mục tiêu bay đến từ khoảng cách xa. Tuy nhiên, tín hiệu radar phát ra để phát hiện mục tiêu cũng giúp đối phương xác định vị trí của hệ thống Patriot để thực hiện đòn tấn công. Hệ thống Patriot thiếu tính cơ động như các hệ thống phòng không tầm ngắn khác nên dễ bị phát hiện hơn.
Có nhiều cách để che giấu bớt những tín hiệu đó nhưng rõ ràng là quân đội Nga đã có thể phát hiện vị trí của hệ thống Patriot ở ngoại ô Kyiv, các quan chức cho biết.
Thực hư vụ Ukraine bắn rơi tên lửa bội siêu thanh Nga bằng Patriot
Sau khi Nga phóng tên lửa Kinzhal đến, hệ thống Patriot đã phóng nhiều tên lửa ở các góc khác nhau và chặn đứng được mục tiêu. Đó được cho là lần thực chiến thành công đầu tiên của hệ thống Patriot trong tay Ukraine. Phát ngôn viên Patrick Ryder của Lầu Năm Góc cũng đã xác nhận trường hợp nói trên.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot được sử dụng tại Mỹ từ thập niên 1980. Hệ thống này có thể ngăn chặn máy bay, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Mỗi tổ hợp gồm nhiều bộ phận, trong đó giàn phóng tên lửa có thể mang theo 4-16 quả tên lửa, tùy phiên bản. Ukraine đã nhận ít nhất 2 tổ hợp Patriot, một của Mỹ và một của Đức.
Điện Kremlin đã tuyên bố các hệ thống này là mục tiêu hợp lệ để quân đội Nga tấn công. Hãng TASS hôm 11.5 dẫn nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga nói rằng vụ bắn hạ tên lửa Kinzhal là tin giả mà Ukraine thèm muốn trở thành sự thật.
Vị này nói rằng tốc độ của tên lửa Kinzhal vượt xa các chế độ tấn công tối đa của Patriot. "Hơn nữa, khả năng linh hoạt chống tên lửa của Kinzhal trong chặng cuối của hành trình bay và góc bay gần như lao thẳng xuống mục tiêu giúp loại trừ khả năng nó bị hệ thống tên lửa đất đối không ngăn chặn", nguồn tin nói.
Vị này còn cho rằng mục đích của Ukraine nhằm biện minh cho việc sử dụng quá nhiều đạn từ các hệ thống phòng không mà phương Tây cung cấp. "Số tên lửa đánh chặn nhiều gấp 2-3 lần số tên lửa mà chúng tôi phóng đến", nguồn tin tuyên bố.
Ba Lan trở thành quân đội có quân số lớn thứ 3 của NATO Quân đội Ba Lan đã được xếp hạng là lực lượng lớn thứ ba trong NATO. Dữ liệu từ báo cáo Chi tiêu Quốc phòng cho thấy Ba Lan có khoảng 216 nghìn quân, đứng sau Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Các lực lượng NATO tiến hành tập trận tại Korzeniewo, Ba Lan ngày 4/3/2024. Ảnh: PAP/TTXVN Quân đội Ba Lan đã trở...