Nhật Bản bàn cách đối phó với các tình huống trong “vùng xám”
Chính phủ Nhật đã bắt đầu soạn thảo các nguyên tắc chỉ đạo quốc phòng để tăng cường biện pháp đối phó với các tình huống trong “vùng xám”, một nguồn tin chính phủ Nhật ngày 13/8 cho biết.
Tàu Nhật Bản và Trung Quốc đối đầu ở Hoa Đông.
Theo các nguyên tắc mới vốn có thể có hiệu lực vào cuối năm nay, Nhật Bản muốn tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan liên quan và chia sẻ thông tin nhằm cho phép thủ tướng nhanh chóng quyết định cần làm gì, trong đó có việc có cần huy động lực lượng phòng vệ hay không, khi đối mặt với các tình huống “vùng xám”.
Việc thiết lập một cơ chế liên lạc hiệu quả giữa lực lượng phòng vệ, cơ quan cảnh sát quốc gia, lực lượng bảo vệ bờ biển và văn phòng thủ tướng được cho là một trong những vấn đề cốt lõi của các đường lối mới nhằm chống lại các hành động phi pháp trên biển, đảo mà lực lượng phòng vệ phải đối mặt, nguồn tin chính phủ Nhật cho hay.
Theo hiến pháp hòa bình, Nhật Bản đã thiết lập một rào cản cho việc điều động lực lượng phòng vệ và sử dụng vũ lực.
Các cơ quan thực thi pháp luật giống như cảnh sát và lực lượng bảo vệ bờ biển vốn chỉ có nhiệm vụ xử lý các vụ việc nhỏ, được xem là không phải các cuộc tấn công quân sự nhưng đe dọa chủ quyền của Nhật.
Video đang HOT
Các tình huống “vùng xám” – những tình huống bất trắc nhưng chưa đến mức bùng phát thành chiến tranh – được chính phủ đưa ra bao gồm một nhóm có vũ trang đóng giả làm ngư dân chiếm đóng một hòn đảo hẻo lánh của Nhật, hay một tàu ngầm nước ngoài vẫn ở trong lãnh thổ Nhật bất chấp các lời kêu gọi nhằm rời khỏi đó.
Động thái mới nhất là một phần trong nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm đẩy mạnh các khả năng của quân đội và vai trò của lực lượng phòng vệ cả ở trong nước lẫn ở nước ngoài.
Để hợp pháp hóa việc thực thi quyền phòng vệ tập thể, chính phủ Nhật đang chuẩn bị trình lên các dự luật để sửa đổi một loạt các bộ luật trong kỳ họp quốc hội vào năm tới.
Tuy nhiên, việc soạn thảo các nguyên tắc chỉ đạo được xem là cấp bách hơn, khi nội các của ông Abe đã nhất trí hồi tháng 7 rằng Tokyo nên thay đổi về mặt thủ tục, hơn là sửa đổi khung pháp lý hiện thời, để cho phép lực lượng phòng vệ được điều động kịp thời cho các vụ việc trong “vùng xám”.
Sự xâm nhập liên tiếp của các tàu Trung Quốc tại vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đã gây ra những lo ngại về một vụ xô xát bất ngờ và cho thấy sự cấp thiết của việc Nhật phải chuẩn bị cho các tình huống trong “vùng xám”.
Trước quyết định quan trọng ngày 1/7 nhằm cho phép quân đội thực thi quyền phòng vệ tập thể, khối cầm quyền của Dân chủ tự do và đang Komeito mới đã nhất trí tạo một cơ chế cho phép Thủ tướng, trong lúc chờ đợi sự chê chuẩn của quốc hội, có thể dự do huy động lực lượng phóng vệ cho các tình huống trong “vùng xám”.
An Bình
Theo Dantri/Kyodo
Nhật kêu gọi gặp thượng đỉnh với Trung Quốc, Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ
Nhật Bản ngày 11/7 đã kêu gọi một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một hội nghị khu vực ở Bắc Kinh trong năm nay. Trung Quốc đã ngay lập tức bác bỏ đối thoại.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, "cánh tay phải" của ông Abe và cũng là phát ngôn viên hàng đầu của chính phủ Nhật, cho hay sẽ là chuyện "tự nhiên" khi hai nhà lãnh đạo Trung-Nhật gặp nhau bên lề hội nghị APEC, dự kiến diễn ra vào tháng 11.
"Tại APEC, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ nhóm họp. Tôi nghĩ đối thoại là một thông lệ tự nhiên trong cộng đồng quốc tế", ông Suga phát biểu tại Câu lạc bộ các nhà báo nước ngoài của Nhật hôm qua.
Tokyo và Bắc Kinh "phải chia sẻ trách nhiệm về hòa bình và thịnh vượng tại châu Á-Thái Bình Dương và cộng đồng quốc tế", phát ngôn viên chính phủ Nhật nói thêm.
Những bình luận của ông Suga diễn ra trong bối cảnh Tokyo và Bắc Kinh vẫn bất đồng về chủ quyền quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Dù hai nước có mối quan hệ thương mại quan trọng nhưng cả ông Abe và ông Tập đều chưa có cuộc gặp thượng đỉnh song phương nào kể từ khi cả hai lên nắm quyền hồi năm ngoái.
Đáp lại đề nghị của Nhật Bản, Trung Quốc ngày 11/7 khẳng định sẽ không hội đàm thượng đỉnh với Nhật trừ khi Tokyo nhượng bộ về các vấn đề song phương.
Trong cuộc họp báo hôm qua, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã nhắc tới chuyến thăm của ông Abe tới đền chiến tranh Yasukuni và việc Tokyo quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp. Ông Tần nói rằng các hành động đó hoàn toàn không thể chấp nhận được, làm tổn thương tình cảm của người dân cũng như chủ quyền của Trung Quốc.
Ông Tần nói thêm, không có việc thảo luận nhằm cải thiện quan hệ song phương trừ khi Nhật thay đổi thái độ và có hành động về các vấn đề đó.
An Bình
Theo DANTRI/AFP, NHK
Nhật Bản tái vũ trang: 'Điềm' lành hay gở? Thực ra thủ tướng Nhật Bản Abe đã tranh thủ được các điều kiện mới của thế giới và khu vực để cụ thể hóa chính sách tái vũ trang của mình. Diễn biến mới nhất tại Nhật Bản khi thủ tướng Abe áp dụng "cách diễn giải mới" với Hiến pháp Nhật Bản là tâm điểm chú ý của cả thế giới,...