Nhật Bản bác bỏ quan ngại của Trung Quốc về vũ khí hạt nhân
Đại sứ Nhật Bản về giải trừ quân bị mạnh mẽ bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc rằng, Nhật Bản có thể sử dụng kho dự trữ plutonium lớn của mình để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Một thanh nhiên liệu được đưa vào lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Sendai của Nhật
Đại sứ Trung Quốc Phó Thông đã bày tỏ quan ngại trên tại cuộc họp của một ủy ban về giải trừ quân bị của Liên hợp quốc tại New York (Mỹ).
Ông Phó Thông nói rằng, Nhật Bản có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân trong thời gian ngắn, với hơn 47 tấn plutonium đã được chiết ra từ các nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Theo ông Phó Thông, một số thế lực chính trị ở Nhật Bản đã kêu gọi phát triển vũ khí hạt nhân. Ông yêu cầu quan chức Nhật Bản giải thích vì sao Nhật lại dự trữ một lượng lớn plutonium đến như vậy.
Ông Toshio khẳng định, Nhật Bản tiếp tục tuân thủ 3 nguyên tắc phi hạt nhân gồm không sở hữu, không sản xuất và không cho phép đưa vũ khí hạt nhân vào Nhật Bản.Về phần mình, Đại sứ Nhật Bản Sano Toshio trả lời rằng, Nhật Bản đồng ý tiếp nhận các thanh tra của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và đã đặt toàn bộ kho dự trữ hạt nhân của mình dưới sự giám sát của họ.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Tổng thống Putin đề xuất lập liên minh quân sự Trung Á
Tổng thống Vladimir Putin đề xuất thành lập một liên minh quân sự tương tự NATO bao gồm các quốc gia từng thuộc Liên bang Xô viết để bảo vệ biên giới Trung Á do quan ngại Taliban bành trướng ra ngoài Afghanistan.
Tổng thống Nga Putin vừa đề xuất kế hoạch thành lập liên minh quân sự Trung Á do nước này dẫn đầu để đối phó với các mối đe dọa từ Taliban.
Theo Telegraph, đây là dấu hiệu cho thấy sự quyết đoán mới về mặt quân sự của nhà lãnh đạo Nga. Nếu liên minh quân sự Trung Á được thành lập, có khả năng quân đội Nga và đồng minh sẽ được triển khai dọc biên giới 1.287 km của Tajikistan với Afghanistan.
Theo đó, Moscow sẽ có khả năng củng cố và tăng cường ảnh hưởng của nước này tại Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.
"Tình hình ở đó (Afghanistan) gần như là rất nghiêm trọng. Chủ nghĩa khủng bố đang gia tăng ảnh hưởng và không che giấu kế hoạch bành trướng hơn nữa. Một trong những mục tiêu chúng hướng đến là xâm nhập vào khu vực Trung Á", ông Putin phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia từng thuộc Liên Xô đang diễn ra tại Kazakhstan.
"Điều quan trọng là phải chuẩn bị sẵn sàng để hợp tác nhằm đáp trả những động thái như vậy", nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh thêm.
Đề xuất của ông chủ Điện Kremlin được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố quân đội Mỹ sẽ "cắm rễ" tại Afghanistan thêm ít nhất hai năm nữa. Động thái này của Mỹ được xem là sự thừa nhận ngầm rằng, chính quyền Afghanistan không thể tự mình giải quyết các mối đe dọa đến từ Taliban.
Chi tiết về kế hoạch thành lập liên minh quân sự Trung Á mà Tổng thống Nga đề xuất chưa được công bố. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, với tiềm lực quân sự mạnh mẽ và hiện đại, quân đội Nga sẽ trở thành xương sống trong liên minh này.
Tổng thống Putin (thứ 2 từ phải sang) đang họp hội nghị thượng đỉnh cùng các lãnh đạo của Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) tại Kazakhstan.
Quân đội Nga từng chịu trách nhiệm bảo vệ biên giới Tajikistan với Afghanistan. Tuy nhiên, năm 2005, lực lượng Nga rút về nước do hiệp ước giữ chân quân Nga ở lại đó hết hiệu lực.
Trước đó, Tổng thống Putin cũng đã lên tiếng thông báo rằng, Nga sẽ tăng cường hiện diện quân sự tại Tajikistan, một nước từng thuộc Liên Xô, giáp biên giới với Afghanistan.
Moscow cũng cho biết sẽ tăng cường quân số ở Tajikistan từ 5.900 lên 9.000 người vào năm 2020, đồng thời dự định thay mới toàn bộ máy bay tại căn cứ không quân ở vùng Kant - Kyrgyzstan vào năm 2016.
Điện Kremlin được cho là đã tỏ ra đặc biệt quan ngại sau khi Taliban dồn dập tấn công thành phố Kunduz, ở miền bắc Afghanistan gần biên giới Uzbekistan, một quốc gia từng thuộc Liên Xô tháng trước.
Taliban đã chiếm đóng Kunduz ba ngày trước khi bị các lực lượng Afghanistan được Mỹ không kích hậu thuẫn đẩy lùi. Trong sứ mệnh không kích hậu thuẫn Afghanistan tái chiếm Kunduz, Mỹ đã ném bom nhầm phá hủy một bệnh viện từ thiện do tổ chức bác sĩ không biên giới điều hành.
Nga và các nước từng thuộc Liên bang Xô viết đang ngày càng quan ngại trước khả năng Taliban bành trướng ra ngoài lãnh thổ Afghanistan sau khi quân đội Mỹ rút khỏi đây.
Tổng thống Putin hôm 16.10 từng thừa nhận, đang có khoảng "5.000-7.000" công dân của các quốc gia từng thuộc Liên Xô đang chiến đấu trong hàng ngũ của tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Iraq.
Trong một động thái liên quan, theo báo Telegraph, Nga đang giảm bớt cường độ không kích IS tại Syria. Ngày 13.10, số lượt không kích IS của Nga đạt kỷ lục với 88 lượt cất cánh và 86 căn cứ của IS bị phá hủy.
Tuy nhiên, sang ngày 15.10, Nga chỉ ném bom 33 mục tiêu của IS. Lý do, theo Bộ Quốc phòng Nga là do quân đội Syria đang mở rộng các chiến dịch trên bộ.
Theo_24h
Trung Quốc quan ngại về tin Mỹ sắp điều tàu thách thức yêu sách Biển Đông Bắc Kinh bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" trước tin Mỹ sắp điều tàu hải quân vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa. Một tàu hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy Navy Times dẫn lời các quan chức quân sự Mỹ hôm qua cho biết việc điều tàu có thể diễn ra...