Nhật Bản, Ấn Độ – đối trọng của Trung Quốc tại Biển Đông
Trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, Nhật Bản và Ấn Ðộ đang được coi như một lực đối trọng với Trung Quốc tại khu vực này.
Biển Đông vẫn tiếp tục nóng.
Philippines ngày 10/12 tuyên bố một nước Nhật Bản hùng mạnh hơn có thể là một lực đối trọng trước các động thái bành trướng quân sự của Trung Quốc – điều đang gây lo ngại cho các nước châu Á nhỏ hơn trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang do tranh chấp chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ trong khu vực.
“Philíppin đang hướng về Nhật Bản để tìm kiếm sự ủng hộ cho tiến trình giải quyết hòa bình các vấn đề tại Biển Ðông, trở thành một trong những đối tác liên quan đến những liên minh quốc phòng trong khu vực”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói trong một tuyên bố.
Video đang HOT
Tuyên bố này lặp lại nhận định của Ngoại trưởng Philíppin Albert Del Rosario trong cuộc phỏng vấn với tờ “Thời báo Tài chính” (Anh) số ra ngày 10/12 rằng “Nhật Bản có thể là một yếu tố đối trọng đáng kể”. Trả lời câu hỏi về việc liệu Manila có ủng hộ một nước Nhật Bản tái trang bị vũ trang hay không, Ngoại trưởng Rosario nói: “Chúng tôi sẽ rất hoan nghênh động thái đó. Chúng tôi đang tìm kiếm các yếu tố cân bằng trong khu vực và Nhật Bản có thể là một yếu tố cân bằng quan trọng”.
Được hỏi về lời bình luận này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết khái niệm về việc “kìm hãm Trung Quốc” đã lỗi thời. Ông Hồng Lỗi, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng bây giờ thời đại Chiến tranh Lạnh đã qua, và việc kìm hãm Trung Quốc không còn khả thi nữa.
Tranh chấp lãnh thổ cũng đang thử thách tình đoàn kết của 10 nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), lôi kéo Mỹ vào cuộc bởi Mỹ cũng đang thúc đẩy sự hiện diện vốn đã mạnh mẽ trong khu vực này. Ngày 11/12, Philippines tổ chức các cuộc hội đàm chiến lược với Mỹ – đồng minh thân cận nhất của nước này – để bàn về các biện pháp thúc đẩy liên minh, kể cả tăng cường sự hiện diện luân phiên của các lực lượng Mỹ trên lãnh thổ Philippines.
Tờ “Bưu điện Washington” (Mỹ) vừa qua đã đăng một bài viết của Dhruva Jaishankar – nhà nghiên cứu thuộc Chương trình châu Á của Quỹ German Marshall tại thủ đô Washington – trong đó đặt câu hỏi liệu Hải quân Ấn Ðộ có sắp đối đầu trực diện với Trung Quốc trên các vùng biển trong khu vực hay không. Ông Jaishankar trích phát biểu của Đô đốc D.K. Joshi – một quan chức hải quân hàng đầu của Ấn Ðộ -trong cuộc họp báo ngày 3/12, đề nghị hải quân Ấn Ðộ bảo vệ các nỗ lực dò tìm dầu khí với Việt Nam trong Biển Đông, chống những hành động hiếu chiến của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Jaishankar cho rằng trên thực tế, tuyên bố của Đô đốc Joshi không có ý ra dấu hiệu rằng hải quân Ấn Ðộ sẽ được triển khai, mà chỉ tái khẳng định vị thế lâu nay của Ấn Ðộ, rằng việc Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng hải quân đã làm tăng những quan ngại của Ấn Ðộ, và như tất cả các thế lực hải quân khác trong khu vực, Ấn Ðộ đang chuẩn bị để đối phó với tình huống xấu nhất.
Công ty ONGC Videsh – một công ty dầu khí do nhà nước Ấn Ðộ sở hữu – đã tham gia các cuộc dò tìm dầu khí với Việt Nam từ năm 2006, trong khi Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền trong vùng biển này. Chính phủ Ấn Ðộ vẫn khẳng định rằng các hoạt động dò tìm dầu khí với Việt Nam trong Biển Đông là hoạt động hợp pháp và năm ngoái đã tuyên bố sẽ không chùn bước trước áp lực của Bắc Kinh.
Biển Đông chỉ là một trong những vấn đề “kèn cựa” giữa hai thế lực mới nổi tại châu Á. Ông Jaishankar cho biết cả Ấn Ðộ và Trung Quốc đang cạnh tranh để giành các nguồn cung cấp tài nguyên nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong nước, và trong các điều kiện đó, hai nước khó có thể tránh được những xung đột về quyền lợi.
Tuy Chính phủ Ấn Ðộ chưa tuyên bố rõ lập trường của New Đelhi trong cuộc tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam, nhưng việc Ấn Ðộ tiến hành các dự án dò tìm dầu khí với Việt Nam có thể được coi như Ấn Ðộ mặc nhiên ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam. Nhờ nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, công nghệ quân sự được cải thiện cũng như sức ép nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, Ấn Độ được cho là sẽ tăng cường sự hiện diện tại Thái Bình Dương.
Nhà nghiên cứu Jaishankar khuyến cáo Trung Quốc rằng những động thái hiếu chiến của Bắc Kinh trong nỗ lực theo đuổi các đòi hỏi chủ quyền sẽ buộc Ấn Ðộ phải hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam và Philippines. Ông Jaishankar nói Trung Quốc chỉ có thể quy lỗi cho chính mình, nếu các nước nhỏ hơn xích lại gần nhau và liên kết chặt chẽ hơn với các thế lực hải quân khác trong khu vực.
Theo Dantri
Black Ops 2 sẽ có chiến dịch dành cho zombie?
Phần chơi Zombies trong Call Of Duty đã để lại rất nhiều ấn tượng cho người chơi kể từ phiên bản World At War. Trong Black Ops, khả năng tùy chỉnh, mua vũ khí và Co-op tiếp tục là đối trọng với Survival Mode của series Modern Warfare. Tuy nhiên, chế độ này dường như vẫn chưa thoát khỏi cái tiếng "phần chơi bổ sung", chưa được đầu tư kĩ lưỡng.
Tuy nhiên, Black Ops 2 hứa hẹn sẽ thay đổi điều đó. Phụ trách Studio Treyarch, ông Mark Lamia có chia sẻ: "nếu bạn thích Zombie, bạn sẽ rất hạnh phúc với những gì chúng tôi đang làm với Black Ops 2. Đây sẽ là phần chơi Zombie tham vọng nhất từ trước đến nay". Mới cách đây không lâu, những hình ảnh chính thức đầu tiên đã được hé lộ, và nó càng làm cho sự kì vọng của các fan hâm mộ tăng cao.
Hãy cùng tiếp tục chờ đợi đến ngày 26 tháng 9 này để được theo dõi trailer đầy đủ của phần chơi Zombies. Còn bây giờ, hãy cùng điểm lại những thông tin đã được Treyarch xác nhận.
Theo Game Thủ
Thổ Nhĩ Kỳ: Kho vũ khí sẽ nổ để đè bẹp Syria?! Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã trở nên căng thẳng tới mức có nguy cơ đứng trên bờ vực của một chiến khốc liệt suốt 1 tuần trở lại đây sau khi Syria bị cáo buộc là đã bắn rơi chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ. Vụ việc xảy ra giữa lúc căng thẳng chính trị ở Syria...