Nhật bác tin đồn dinh thủ tướng “có ma”
Nội các của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 24/5 đã lên tiếng bác bỏ các tin đồn xuất hiện nhiều tháng nay rằng ông Abe không chuyển vào sống tại phủ thủ tướng là do lo ngại dinh thự có ma.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Ông Abe nhậm chức hồi tháng 12 năm ngoái nhưng cho tới nay vẫn chưa chuyển tới dịnh thự 11 phòng ở trung tâm Tokyo, sự trì hoãn lâu nhất so với tất cả những người tiền nhiệm, báo chí địa phương đưa tin.
Tin đồn về những bóng ma trong phủ thủ tướng đã lan truyền trong công chúng Nhật nhiều năm nay. Vài cựu thủ tướng Nhật từng nói rằng họ đã các hiện tượng bất thường tại phủ thủ tướng, từng là sân khấu trung tâm của 2 cuộc đảo chính đổ máu bất thành vào những năm 1930.
Cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi có lần từng nói trước báo giới: “Tôi chưa bắt gặp con mà nào, mặc dù tôi muốn nhìn thấy chúng”.
Một số đệ nhất phu nhân cũng từ chối sống tại phủ thủ tướng do lo ngại dinh thự có ma.
Video đang HOT
“Có tin đồn rằng dinh thự chính thức có ma. Điều đó có thật hay không? Thủ tướng Abe từ chối chuyển vào đó là vì các tin đồn?”, một nghị sĩ đối lập chất vấn trong một lá thư gửi tới nội các của ông Abe.
Nghị sĩ trên cho rằng quyết định của ông Abe có thể ảnh hưởng tới khả năng ứng phó nhanh của Thủ tướng trong các tình huống khẩn cấp vì dinh thự nằm ngay cạnh văn phòng làm việc của ông.
Nội các của ông Abe hôm qua đã ra một tuyên bố bằng văn bản ngắn ngọn rằng: “Chúng tôi không biết gì về điều được hỏi”.
Ông Abe từng sống trong phủ tướng cùng vợ trong nhiệm kỳ đầu ngắn ngủi từ 2006-2007.
Có một lý do thực tế có thể khiến ông Abe trì hoãn việc chuyển vào dinh thủ tướng là ông chỉ đơn giản muốn đợi kết quả cuộc bầu cử thượng viện quan trọng vào tháng 7 tới, với một chiến thắng sẽ đảm bảo nhiệm kỳ dài hơn so với nhiệm kỳ ngắn ngủi trước đây.
Theo Dantri
Chuyến đi bí mật và vụ thử tên lửa bất ngờ
Vụ thử loạt 3 tên lửa đầy bất ngờ của Triều Tiên đã phủ bóng chuyến đi bí mật của cố vấn Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Bình Nhưỡng. Theo giới phân tích, chuyến đi còn đáng lo ngại hơn cả những vụ phóng tên lửa.
Ông Isao Iijima trở về sau chuyến công du không báo trước tới Bình Nhưỡng.
Vụ phóng 3 quả tên lửa vào ngày hôm qua của Bình Nhưỡng diễn ra vào thời điểm khi một vết nứt nhỏ dường như đã xuất hiện trong màn "đồng diễn" của quốc tế, hợp lực chống lại Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân. Đó là cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã "bí mật" tới Bình Nhưỡng vào tuần trước.
Vụ phóng tên lửa diễn ra sau một loạt những đe dọa gần đây của chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, mà nổi bật nhất là đe dọa tấn công hạt nhân Mỹ, cùng với động thái di chuyển các tên lửa tầm trung Musudan tới bờ biển phía đông của Triều Tiên. Và chính những đe dọa đó đã khiến Mỹ, Nhật, Hàn củng cố quân sự, động thái lại khiến Bắc Kinh, đồng minh lớn nhất của Bình Nhưỡng, như ngồi trên đống lửa.
Theo Kim Haing, người phát ngôn Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun-hye đã không triệu tập một cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia bởi đạn bắn ra có vẻ như không phải là tên lửa Musudan.
Điều đáng chú ý, các vụ phóng diễn ra chỉ một ngày sau khi phụ tá của ông Abe, Isao Iijima, rời Bình Nhưỡng sau chuyến công du không báo trước kéo dài 4 ngày tới Triều Tiên.
Quyết định "chìa bàn tay" với Bình Nhưỡng của Tokyo ban đầu có vẻ như chỉ một nhóm nhỏ quan chức trong văn phòng của Thủ tướng Abe được biết. Tokyo thậm chí còn không thông báo với các đối tác trong khu vực về kế hoạch chuyến đi của ông Iijima, che giấu một cách vụng về trước sự tức giận ở Seoul và Washington.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc gọi chuyến đi của ông Iijima là "vô ích" khi cộng đồng quốc tế đang nỗ lực giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, khi Glyn Davies, phái viên cấp cao của Mỹ về Triều Tiên tới Nhật, Hàn, Trung Quốc vào tuần trước.
Bản thân Thủ tướng Abe từ chối bình luận về mục đích chuyến đi của ông Iijima, nhưng chuyến đi rõ ràng cho thấy Tokyo đã "nẫng" cơ hội để đạt tiến bộ trong vấn đề tâm huyết của Thủ tướng Abe: vụ điệp viên Triều Tiên bắt cóc 17 công dân Nhật từ năm 1977-1983.
"Chúng tôi liên tục tập trung vào những diễn tiến hạt nhân và tên lửa ở Triều Tiên", Naoko Saiki, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật, hôm qua cho hay và từ chối bình luận thêm vì chuyến đi "liên quan đến vấn đề tình báo".
Mỹ và Hàn Quốc liên tục kêu gọi Trung Quốc nỗ lực hơn nữa trong việc áp dụng các lệnh cấm nhằm vào chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
"Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là điều không một nước nào muốn thấy và phản ứng của Trung Quốc có thể dự đoán được. Chính phủ chắc chắn sẽ lên án bất kỳ hành động nào đe dọa đến hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên", giáo sư Wang Fan, giám đốc Viện quan hệ quốc tế của Đại học Ngoại giao Trung Quốc cho hay.
"Tôi cho rằng Triều Tiên không thông báo trước cho Trung Quốc. Trước đây họ đã thông báo ngắn gọn cho Trung Quốc, nhưng gần đây họ đã rõ quan điểm của Trung Quốc về những vấn đề như vậy. Họ biết Trung Quốc sẽ phản đối và có thể tìm cách ngăn chặn".
Theo Dantri
Thủ tướng Nhật có thể gặp thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm qua cho biết ông có thể cân nhắc gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để giải quyết một cuộc tranh cãi kéo dài về việc các công dân Nhật Bản bị Bình Nhưỡng bắt cóc. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ông Abe đưa ra tuyên bố trên trong bài phát biểu trước quốc...