Nhật, Australia bắt tay sẽ làm TQ bứt rứt?
Nhật, Australia sẽ có cơ hội để theo đuổi một thỏa thuận xuất khẩu quân sự chưa từng có, khi bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai nước gặp nhau tại Tokyo trong tháng tới, Reuters đưa tin.
Nhật đang cân nhắc dự án công nghệ tàu ngầm cho Australia, có lẽ là cả tàu biển tàng hình. Các nguồn tin từ Nhật và Australia cho biết, cho tới giờ, các cuộc thảo luận đã khuyến khích quyết tâm đẩy nhanh hội đàm.
Một thỏa thuận sẽ mất vài tháng để thương thuyết và còn lâu mới chắc chắn. Tuy nhiên, một thỏa thuận trong đó Nhật cung cấp công nghệ cho Australia, thì cũng lên tới vài tỷ đô và chiếm môt phần lớn trong chương trình tàu ngầm 37 tỷ đô của Australia.
Thỏa thuận này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc bứt rứt.
Các chuyên gia nhận định, một thỏa thuận giữa Nhật và Australia sẽ phát đi một tín hiệu tới cường quốc châu Á đang lên rằng, Nhật dưới sự lãnh đạo của vị thủ tướng theo chủ nghĩa dân tộc Abe- sẽ xuất khẩu vũ khí tới khu vực đang lo lắng về sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc, đặc biệt khi nước này đang theo đuổi những tuyên bố chủ quyền ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Một thỏa thuận cũng sẽ giúp kết nối các công ty chế tạo vũ khí của Nhật như Mitsubishi và Kawasaki với thị trường vũ khí lớn, tinh vi của thế giới, mục tiêu mà Thủ tướng Abe coi là thích hợp với an ninh Nhật.
Thủ tướng Abe đã nới lỏng những hạn chế xuất khẩu vũ khí kéo dài nhiều thập niên của nước này và đang tính đến chuyện để quân đội được tự do hơn trong các cuộc xung đột bằng cách thay đổi cách hiểu về hiến pháp hòa bình của đất nước.
“Có một đe dọa rõ ràng rằng, việc chúng ta liên kết chặt chẽ với Nhật về công nghệ vốn bị coi là nhạy cảm như công nghệ tàu ngầm sẽ được Trung Quốc hiểu rằng đó là sự thắt chặt đặc biệt trong cái mà họ sợ là sự chuyển hướng về liên minh Nhật-Australia”, Hugh White, giáo sư về nghiên cứu chiến lược tại Đại học quốc gia Australia nhận định.
Giới chức Australia đã thể hiện quan tâm về hệ thống đẩy chạy bằng điện-diesel, không phát ra tiếng động khi vận hành được dùng trong tàu ngầm diesel Soryu của Nhật. Những tàu ngầm như vậy sẽ giúp hải quân Australia có thể xuống sâu dưới lòng Ấn Độ Dương.
Gần đây, giới chức quân sự và nghị sĩ Nhật có mối quan tâm tới chính sách quốc phòng đã thể hiện quyết tâm cân nhắc cung cấp bản đầy đủ của tàu Soryu cho Australia, nếu các điều kiện nhất định có thể đáp ứng. Những điều kiện này sẽ gồm cả thỏa thuận khung về chính sách an ninh với Canberra, với tương lai Australia và Nhật sẽ lập liên minh.
Thủ tướng Australia Tony Abbott nói, ông ủng hộ hợp tác chiến lược với Nhật.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Nga Trung Quốc bắt tay xây cầu nối đường sắt đầu tiên
Trong chuyến thăm tới Thượng Hải của Tổng thống Vladimir Putin, Nga và Trung Quốc đã đồng thuận xây dựng chiếc cầu đường sắt đầu tiên nối biên giới hai nước bắc qua sông Amur và dự kiến hoàn thành vào năm 2016.
Chiếc cầu này sẽ giúp Trung Quốc và Nga rút ngắn thời gian vận chuyện hàng hóa cũng như tăng hoạt động giao thương giữa hai nước. Theo kế hoạch, cây cầu sẽ được khởi công xây dựng trong vài tháng tới.
"Đây sẽ là chiếc cầu nối đầu tiên giữa Nga và Trung Quốc. Hiện tại, hai nước chưa có một cây cầu chung nào cả trên đường bộ lẫn đường sắt. Qũy Đầu tư Nga - Trung (RCIF) sẽ không chỉ chịu trách nhiệm thu thập nguồn tài chính xây dựng các cây cầu mà còn đầu tư cơ sở hạ tầng cho cả hai nước", hãng tin RT dẫn lời ông Kirill Dmitriev, người đứng đầu Qũy Đầu tư trực tiếp của Nga phát biểu trước giới báo chí hôm 21/5.
Hình ảnh một chiếc cầu cũ bắc qua sông Amur gần thành phố Khabarovsk của Nga
Theo dự án của RCIF, cây cầu nối Trung Quốc và Nga sẽ là nơi qua lại của 21 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Nó sẽ nối khu tự trị Jewish của Nga với tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc. Cây cầu này cũng sẽ giúp quá trình vận chuyển dầu mỏ và khí đốt giữa những khu vực mới đưa vào khai thác tại vùng Đông Siberia và Viễn Đông trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, tuyến đường sắt mới sẽ rút ngắn đáng kể khoảng cách di chuyển giữa Nga và Trung Quốc (khoảng 700 km) so với các tuyến đường sắt khác cũng như tăng doanh số bán hàng và khả năng cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu của Nga.
Trong 2 ngày 20 - 21/5, Tổng thống Putin đã thực hiện chuyến thăm tới thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Trong ngày làm việc đầu tiên, ông Putin khẳng định Nga và Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường giao thương song phương.
Theo ông Putin, trong năm 2013, doanh thu thương mại giữa 2 nước đã tăng gần 2% lên 90 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, ông Putin hy vọng doanh thu thương mại giữa Nga và Trung Quốc sẽ đạt 100 tỷ USD vào năm 2015.
Theo Infonet
Nga Trung bắt tay thông qua hợp đồng dầu khí lịch sử Theo tờ RT của Nga, hôm 12/5, Thứ trưởng Bộ năng lượng Nga Anatoly Yanovsky cho biết, Nga sẽ kí hợp đồng cung cấp khí đốt cho Trung Quốc khi Tổng thống Nga Putin tới Trung Quốc vào tuần tới. Ông Anatoly Yanovsky nói: "Bản hợp đồng đã hoàn thành được 98%. Những công việc cuối cùng sẽ được hoàn thiện trước chuyến...