Nhập viện vì bị tiêm quá liều vaccine Covid-19
8 nhân viên tại một nhà đưỡng lão ở thành phố Stralsund bị tiêm liều vaccine Pfizer gấp nhiều lần mức khuyến cáo, khiến 4 người phải nhập viện.
Sự việc xảy ra tại một nhà dưỡng lão ở thành phố Stralsund, thủ phủ vùng Vorpommern-Ruegen, miền bắc Đức, hôm 27/12 khi các nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe tại đây được tiêm vaccine Covid-19 do Pfizer-BioNTech sản xuất. 8 người bị tiêm liều vaccine cao gấp 5 lần mức khuyến cáo, một nửa trong số này phải nhập viện để theo dõi sau khi xuất hiện các triệu chứng giống cúm.
Nhân viên y tế Đức chuẩn bị một liều vaccine Covid-19 của Pfizer hôm 28/12. Ảnh: Reuters.
“Tôi rất lấy làm tiếc vì sự việc này. Đây là trường hợp đơn lẻ do lỗi cá nhân. Tôi hy vọng những người bị ảnh hưởng không chịu tác dụng phụ nghiêm trọng nào”, Stefan Kerth, người đứng đầu chính quyền vùng Vorpommern-Ruegen, cho hay.
Sự cố xảy ra trong bối cảnh nhiều vùng tại Đức từ chối tiêm vaccine do nghi ngờ môi trường lạnh để bảo quản vaccine Pfizer đã không được duy trì trong quá trình vận chuyển.
Ngày 26/12, hàng chục nghìn liều vaccine Covid-19 đã được chuyển đến các cơ quan y tế khu vực ở Đức và tiếp tục phân phối đến các trung tâm tiêm chủng địa phương. Cư dân tại các viện dưỡng lão, người trên 80 tuổi và nhân viên chăm sóc sẽ là những người đầu tiên được tiêm vaccine. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn gọi ngày 26/12 là “ngày của hy vọng”.
Đức từng kiểm soát khá tốt đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên, song đã bị làn sóng dịch lần hai ảnh hưởng nặng nề. Đức hiện ghi nhận hơn 1,6 triệu ca nhiễm và hơn 30.600 ca tử vong do nCoV.
'Bóng ma' vaccine ám ảnh người Nhật
Vận động viên Hitomi Niiya, 32 tuổi, không muốn tiêm vaccine Covid-19 trước Thế vận hội mùa hè ở Tokyo. Cô không phải là người duy nhất nghĩ vậy.
Video đang HOT
Niiya lo lắng về tác dụng phụ và tin tưởng các biện pháp phòng chống dịch đang được thực hiện đã đủ để bảo vệ bản thân.
Chính phủ Nhật Bản đã đặt hàng 290 triệu liều vaccine Pfizer, AstraZeneca và Moderna, đủ để tiêm chủng toàn bộ dân số 126 triệu người. Họ đặt mục tiêu tiêm chủng toàn dân trước giữa năm tới, kịp thời gian cho Thế vận hội đã bị trì hoãn đến tháng 7/2021.
Y tá cầm một lọ được gắn nhãn vaccine Covid-19. Ảnh: Reuters .
Nhưng việc chính phủ nóng lòng muốn chấm dứt đại dịch, sửa chữa nền kinh tế và mở đường cho Thế vận hội trái ngược với tâm lý thận trọng của công chúng. Một nghiên cứu toàn cầu được công bố vào tháng 9 trên tạp chí y khoa Anh Lancet cho thấy Nhật là một trong những quốc gia kém tin tưởng về tính an toàn của vaccine nhất thế giới, cùng với Pháp và Mông Cổ. Chưa đến 10% số người được hỏi tán thành mạnh mẽ ý kiến rằng vaccine an toàn.
Nhật không phải là vùng đất của những người theo phong trào chống vaccine hay tin vào các thuyết âm mưu, nhưng người dân nước này thường rất thận trọng về dược phẩm nước ngoài. Đằng sau sự cẩn trọng đó là "bóng ma tâm lý" vì những lần tiêm chủng không an toàn trong quá khứ, kể từ thời Mỹ chiếm đóng Nhật sau Thế chiến II.
Tiêm chủng được quy định là bắt buộc ở Nhật Bản từ sau Thế chiến II, khi quân đội Mỹ cố gắng ngăn chặn các loại dịch bệnh hoành hành vào thời điểm nhiều người dân Nhật nghèo đói và suy dinh dưỡng. Những người lính mang vũ trang vây bắt những thường dân không tuân thủ.
Chương trình đã cứu sống nhiều người, nhưng cũng có một số vấn đề nảy sinh, trong đó có một vụ tiêm vaccine ngừa bệnh bạch hầu bị lỗi khiến 68 trẻ em thiệt mạng.
Sự tự tin của chính phủ Nhật Bản bị lung lay vào năm 1993 khi vaccine sởi, quai bị và rubella dẫn đến các ca viêm màng não vô khuẩn và Bộ Y tế phải bồi thường đáng kể. Năm 1994, chính phủ đã thay đổi luật tiêm chủng, không còn bắt buộc tiêm chủng ở trẻ em mà đổi thành "khuyến cáo mạnh mẽ".
"Bộ đã trở nên do dự về việc ủng hộ vaccine kể từ đó", Kentaro Iwata, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Kobe, cho biết. "Chương trình tiêm chủng tồn tại, nhưng chúng không thực sự cho thấy vaccine tốt như thế nào".
Nhật Bản đã từ bỏ chương trình quốc gia tiêm vaccine HPV cho thiếu nữ vào năm 2013, sau khi các tác dụng phụ được báo cáo bao gồm đau cơ, rối loạn giấc ngủ, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
Mặc dù tỷ lệ tiêm vaccine cho trẻ em ở Nhật Bản vẫn cao, giống như ở các quốc gia thu nhập cao khác, tỷ lệ tiêm vaccine HPV đã giảm từ hơn 70% xuống dưới 1%, dẫn đến hơn 5.000 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung vốn có thể phòng ngừa, theo một nghiên cứu được công bố hồi tháng 4.
Thách thức đối với Nhật Bản, cũng như nhiều quốc gia khác, là khiến công chúng tin tưởng khi chiến dịch vaccine diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Nếu Nhật không thực hiện được tiêm chủng diện rộng, không chỉ Thế vận hội bị "lung lay" mà điều đó còn làm chậm quá trình khôi phục kinh tế và du lịch quốc tế.
Một nghiên cứu vào tháng 10 của Ipsos cho thấy 69% người Nhật "đồng ý" hoặc "đồng ý một phần" rằng họ sẽ dùng vaccine Covid-19 khi có. Con số này giảm so với mức 75% được ghi nhận vào tháng 8, nhưng cao hơn mức 64% của Mỹ. Nhưng nếu xem xét kỹ hơn các cuộc thăm dò ở Nhật Bản, có thể thấy người Nhật thận trọng hơn nhiều, thể hiện ở tỷ lệ tiêm phòng HPV (bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến) thấp hơn rất nhiều.
Một cuộc khảo sát vào tháng 12 với 1.000 người của Japan Trend Research cho thấy chưa đến 11% muốn tiêm vaccine ngay lập tức, so với gần 27% không muốn tiêm. Nhóm lớn nhất là gần 63% nói rằng họ không muốn tiêm vaccine ngay lập tức nhưng "cuối cùng" sẽ làm vậy.
Đó là quan điểm của sinh viên 19 tuổi Rina Kawakami. Tiêm vaccine "hơi đáng sợ", cô nói, cho biết lý do là thiếu thông tin và vaccine được sản xuất ở nước ngoài. "Tôi sẽ đợi cho đến khi người khác tiêm".
Nhật Bản thường yêu cầu các loại vaccine và thuốc phải được thử nghiệm trong nước thay vì chấp nhận kết quả thử nghiệm ở nước ngoài, vì lo ngại sắc tộc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả. Tuy nhiên, năm 2003, giới chức phê duyệt leflunomide, thuốc trị viêm khớp dạng thấp, mà không tiến hành thử nghiệm giai đoạn cuối trong nước. Ít nhất 22 người sau đó bị viêm phổi kẽ và 9 người tử vong - vấn đề gần như không được báo cáo ở phương Tây.
"Sau đó họ phát hiện ra rằng liều lượng thuốc được sử dụng ở Nhật Bản hơi quá cao đối với người Nhật", Masayuki Miyasaka, giáo sư danh dự về miễn dịch học tại Đại học Osaka, cho biết.
Pfizer và AstraZeneca đều đã tiến hành các thử nghiệm lâm sàng quy mô nhỏ vaccine Covid-19 ở Nhật Bản, nhưng thử nghiệm giai đoạn cuối quy mô lớn không thể triển khai do tỷ lệ lây nhiễm nCoV tương đối thấp ở nước này.
Dù vậy, chính phủ nhiều khả năng đẩy nhanh quá trình phê duyệt để đạt được mục tiêu tiêm chủng toàn dân trước giữa năm sau. Takashi Nakano thuộc Trường Y Kawasaki, thành viên ban cố vấn của Bộ Y tế Nhật Bản về vaccine, cho biết chương trình tiêm chủng có thể bắt đầu vào tháng ba.
"Đây là tình thế tiến thoái lưỡng nan, giữa sự cần thiết phải can thiệp càng sớm càng tốt, và cần thêm thời gian để thuyết phục mọi người rằng vaccine an toàn và hiệu quả", Iwata nói.
Quốc hội Nhật Bản đã sửa đổi luật tiêm chủng trong tháng này để cung cấp vaccine Covid-19 miễn phí cho người dân. Chính phủ cũng hứa sẽ đài thọ chi phí y tế và trợ cấp trong trường hợp có phản ứng phụ nghiêm trọng, thay mặt các nhà cung cấp vaccine gánh chịu mọi thiệt hại.
Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại là chính phủ Nhật Bản không nhận được sự tin tưởng cao từ công chúng, đặc biệt là đối với chính sách chống Covid-19 của họ. "Sự công khai và minh bạch là những thứ mà chính phủ còn thiếu. Họ cố gắng tránh thảo luận, và họ rất giỏi né tránh chỉ trích", Iwata nói. Điều đó có nghĩa là chính phủ có thể gặp khó khăn trong việc trấn an người dân khi có vấn đề xảy ra.
Trong khi đó, Ủy ban Olympic Quốc tế sẽ khuyến khích mạnh mẽ các vận động viên tiêm chủng trước khi thi đấu tại Thế vận hội. Chính phủ Nhật Bản có thể khuyến khích khán giả làm điều tương tự, đặc biệt nếu họ đến từ nước ngoài.
Lòng tin của công chúng có thể tăng lên nếu vaccine cho kết quả tốt ở phương Tây. Niềm mong muốn sớm trở lại cuộc sống bình thường cũng có thể thúc đẩy mọi người đi tiêm phòng và một số công ty có thể khuyến khích nhân viên làm vậy. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sẽ rất khó để có đủ số người được tiêm phòng nhằm dập dịch trước thời điểm Thế vận hội diễn ra.
Nakano cho rằng Thế vận hội vẫn có thể diễn ra trong bối cảnh đó, nhờ vào việc xét nghiệm nhanh và thường xuyên vận động viên và khán giả.
Nhưng một Thế vận hội bình thường ư? Miyasaka gọi kịch bản đó là "không thực tế". "Có thể sẽ có một số lượng người hạn chế được đến xem trong sân vận động hoặc nhà thi đấu", ông nói. "Nếu không thì Thế vận hội không thể được tổ chức".
Ca Covid-19 toàn cầu vượt 75 triệu, Mỹ sắp phê duyệt vaccine thứ hai Hơn 75,2 triệu người nhiễm, gần 1,7 triệu người chết vì nCoV toàn cầu, trong khi giới chức Mỹ sắp phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine của Moderna. Thế giới ghi nhận 75.204.398 ca nhiễm và 1.666.636 người đã tử vong do nCoV, tăng lần lượt 749.576 và 13.133 ca trong một ngày, trong khi 52.787.678 người đã bình phục, theo trang...