Nhập viện do tiêu chảy 6 lần/ngày, người đàn ông được chẩn đoán nhiễm 20 ký sinh trùng do ăn sashimi
Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy 6 lần/ngày.
BS Tiền Chính Hoằng, khoa Tiêu hóa & Gan mật, bệnh viện Keelung Chang Gung Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp một người đàn ông (58 tuổi) có sở thích ăn hải sản, sashimi. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy 6 lần/ngày.
Thoạt đầu, BS Tiền Chính Hoằng cho rằng bệnh nhân ăn nguyên vật liệu để lâu ngày nên dẫn đến viêm dạ dày. Nhưng sau đó, khi bác sĩ tiến hành nội soi dạ dày cho người bệnh, phát hiện có khoảng 20 ký sinh trùng đang đào khoan niêm mạc dạ dày gây ra tình trạng xuất huyết giống như một bộ phim kinh dị.
BS Tiền Chính Hoằng cho biết: “Lúc đó, tôi có gọi người nhà của bệnh nhân đến xem. Người nhà lo ngại bệnh nhân bị ung thư dạ dày, nhưng chẳng ngờ được nhìn thấy hình ảnh là có nhiều ký sinh trùng bên trong dạ dày. Người nhà bệnh nhân sợ hãi đến mức chạy ra đứng đợi bên ngoài phòng bệnh”.
Từ hình ảnh cho thấy, bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng Anisakiasis khiến niêm mạc dạ dày bị loét và tái phát nhiều lần, nếu không điều trị sớm thì ký sinh trùng sẽ hút máu, gây ra tình trạng thiếu máu ở người bệnh.
Trường hợp bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng do ăn sashimi khá hiếm gặp, bởi ấu trùng Anisakiasis chủ yếu ký sinh ở động vật giáp xác, cá, mực ở biển. Sau khi trưởng thành, chúng sẽ sống ký sinh ở dạ dày của những động vật có vú biển. Khi con người bất cẩn nuốt thức ăn có chứa ký sinh trùng, ký sinh trùng sẽ chuyển sang sống ký sinh ở dạ dày và đường ruột của con người gây ra triệu chứng dị ứng, đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, chán ăn.
Video đang HOT
BS Tiền Chính Hoằng chia sẻ: “Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng, đầy bụng đã kéo dài hơn 1 tháng. Ngoài ra, bệnh nhân còn biểu hiện phát sốt, buồn nôn, nôn ói, không giống bệnh viêm dạ dày thông thường hay ngộ độc thức ăn. Kiểm tra phân của bệnh nhân không phát hiện trứng ấu trùng. Cho đến khi tiến hành nội soi dạ dày mới phát hiện hung thủ thực sự là ký sinh trùng gây bệnh. Thông qua điều trị khoảng 2 tuần, triệu chứng của bệnh nhân đã giảm. Sau 3 tháng tiến hành nội soi dạ dày, không còn thấy dấu vết của ký sinh trùng trong người bệnh.
Mọi người cần chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt khi ăn hải sản bạn cần chú ý nguyên vật liệu có tươi sống không? Quá trình bảo quản và chế biến có an toàn sức khỏe không? Bạn nên nấu chín thực phẩm trên 60 độ C, thời gian nấu chín hơn 1 phút. Đối với hải sản tươi sống, bạn nên bảo quản đông lạnh dưới 4 độ C hơn 7 ngày, hoặc dưới 35 độ C hơn 15 tiếng đồng hồ mới có thể ngăn chặn ký sinh trùng sinh sôi. Ngoài ra, nếu bạn bị tiêu chảy hơn 2 tuần nhưng không có triệu chứng rõ ràng thì nên đến bệnh viện kiểm tra”.
Theo Ettoday/Helino
2 người trẻ nhập viện sau khi ăn tôm hùm đất: những chú ý cần nhớ khi ăn hải sản
Tôm hùm đất là một món được rất nhiều bạn trẻ yêu thích bởi nó có thể chế biến thành nhiều món ăn. Vậy nhưng, nếu không chú ý tới cách ăn và số lượng tôm hùm tiêu thụ vào cơ thể thì hậu quả sẽ rất khôn lường.
Mới đây, tại phòng khám đường ruột của một bệnh viện thuộc Đại học Chiết Giang đã tiếp nhận 2 bệnh nhân mắc viêm dạ dày ruột cấp tính. Khi tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ phát hiện thủ phạm lại chính là món tôm hùm đất.
Hai bệnh nhân này tên là Tiểu Triệu và Tiểu Hứa, đều còn rất trẻ. Tiểu Triệu (30 tuổi) thường hay tụ tập ăn uống cùng bạn bè tới tận đêm khuya. Đêm hôm trước, hội bạn của Tiểu Triệu rủ anh đi ăn hải sản. Tuy nhiên, vì mải mê nói chuyện nên trên bàn ăn còn thừa tới hơn 2kg tôm hùm đất. Do là lần đầu tiên ăn món này nên Tiểu Triệu rất thích thú và ngồi ăn gần hết cả đĩa tôm thay bạn bè.
Khi trở về nhà, Tiểu Triệu đã chạy ngay vào nhà vệ sinh để nôn, sau đó anh còn gặp phải tình trạng tiêu chảy diễn ra. Cuối cùng, Tiểu Triệu phải uống thuốc chữa tiêu chảy rồi mới leo lên giường đi ngủ được. Tới sáng hôm sau, anh chàng này vẫn cảm thấy phần bụng rất khó chịu, khi đo nhiệt độ, Tiểu Triệu đã lên cơn sốt tới 38,6 độ.
Sau đó, anh quyết định vào bệnh viện kiểm tra và được bác sĩ chẩn đoán đã bị viêm dạ dày ruột cấp tính. Khi được hỏi về bữa ăn tối hôm trước đó, Tiểu Triệu cho biết, vì quá thích tôm hùm đất nên anh đã ăn hết cả phần thịt lẫn phần vỏ ngoài của con tôm. Bạn bè của Tiểu Triệu cũng gặp phải tình trạng đau bụng, khó chịu suốt cả đêm.
Còn Tiểu Hứa (23 tuổi), cô gái nhập viện cùng thời điểm với Tiểu Triệu cũng gặp phải tình trạng tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Theo đó, Tiểu Hứa phải làm thêm xét nghiệm da vì sắc mặt của cô trông rất nhợt nhạt, trắng bệch. Khi hỏi người bạn trai ngồi cạnh Tiểu Hứa, anh cho biết: "Tối qua Tiểu Hứa có ăn tôm hùm đất và uống nước hoa quả lạnh, sau khi ăn xong, cô ấy phải chạy ngay vào nhà vệ sinh vì bị tiêu chảy nặng".
Chia sẻ từ bạn trai, Tiểu Hứa cũng là một "tín đồ" của món tôm hùm đất, thậm chí, cô nàng này còn có thể ăn tôm hùm đất bất luận là bữa chính hay bữa đêm. Đôi lúc, vì quá thèm nên Tiểu Hứa còn ăn hết 5kg tôm hùm đất. Tối hôm trước đó, khoảng 11 giờ đêm, Tiểu Hứa bảo bạn trai đi mua 1,5kg tôm hùm đất về cho cô ăn. Sau khi ăn hết, Tiểu Hứa vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn nên liền uống thêm một chai nước hoa quả lạnh và ăn thêm 2 quả thanh mai. Sáng hôm sau, Tiểu Hứa tỉnh dậy và chạy ngay vào nhà vệ sinh tới 6 lần vì bị tiêu chảy. Lúc này, bạn trai của Tiểu Hứa mới vội vàng đưa cô vào viện để kiểm tra và bác sĩ chẩn đoán trường hợp của cô cũng mắc bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính.
Tại sao cả 2 bệnh nhân đều nhập viện vì ăn tôm hùm đất trong thời điểm này?
Với nhiệt ẩm vào mùa hè sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sản và ký sinh trong những loại hải sản, điển hình trong đó có cả tôm hùm đất. Thêm nữa, vào mùa hè thì chức năng tiêu hóa của con người cũng kém ổn định hơn, nếu ăn uống không đảm bảo vệ sinh sẽ rất dễ bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa hay viêm dạ dày ruột cấp tính, từ đó làm xuất hiện những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa... mất kiểm soát. Trong trường hợp nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời còn có thể đe dọa tới tính mạng.
Cần lưu ý một số điều sau khi ăn hải sản trong mùa hè:
Vào mùa hè, hải sản trở thành món ăn được nhiều người lựa chọn khi đi biển hoặc mua về nhà tự chế biến. Tất nhiên, chúng ta không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng mà hải sản mang lại, nhưng nếu không chú ý một số điều sau khi ăn hải sản trong mùa hè thì nguy cơ ngộ độc và một số bệnh về dạ dày, đường ruột sẽ có cơ hội xuất hiện:
- Không ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ.
- Không nên ăn hải sản với số lượng lớn trong một bữa.
- Không uống chung nước hoa quả lạnh hoặc đồ uống có cồn khi đang ăn hải sản
- Không ăn hải sản đã để qua đêm.
- Không nên uống trà sau khi ăn hải sản.
Cần chú ý khi đi ăn hải sản ở ngoài hàng quán vì nếu chưa được nấu chín có thể gây nhiễm trùng đường ruột sau khi ăn. Mỗi lần ăn hải sản, bạn chỉ nên ăn vừa đủ, không nên cố dồn trong một lần ăn để tránh tình trạng đầy bụng và ngộ độc.
Source (Nguồn): Sohu, Livestrong
Theo Helino
Tác hại khi lạm dụng các loại hạt dinh dưỡng Mỗi ngày chỉ nên dùng 30-50g các loại hạt dinh dưỡng, việc lạm dụng ăn quá nhiều loại thực pẩm này có thể gây ra một số tác hại đối với sức khỏe như: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày.... Tác hại khi lạm dụng các loại hạt dinh dưỡng Huyết áp cao Nhiều người muốn gia tăng hương vị...