Nhập viện cấp cứu vì chơi đèn trung thu
Cháu Tiên cùng một nhóm bạn rước đèn trung thu tự chế dài gần 1m, có gắn bình ắc-quy, hai bên treo khoảng 10 quả bóng bay. Đang chơi thì bỗng nhiên đèn phát nổ gây bỏng cho cháu Tiên.
Cháu Tiên nhập viện trong tình trạng bị phỏng nặng, mức độ I-II, vùng mặt cháy sém phải tiến hành ghép da thẩm mỹ. (Ảnh minh họa)
Tin từ khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang ngày 11/9 cho biết, đang điều trị cho cháu Đào Quang Tiên (9 tuổi), học sinh lớp 4D trường tiểu học thị trấn Tân Hiệp (Kiên Giang). Cháu Tiên nhập viện trong tình trạng bị phỏng nặng, mức độ I-II, vùng mặt cháy sém phải tiến hành ghép da thẩm mỹ.
Trước đó, vào khoảng 21 giờ tối 8/9, sau khi cháu Tiên cùng một nhóm bạn rước đèn trung thu tự chế dài gần 1m, có gắn bình ắc-quy, hai bên treo khoảng 10 quả bóng bay. Đang chơi thì bỗng nhiên đèn phát nổ gây bỏng cho cháu Tiên.
Bác sĩ Lê Văn Út – khoa cấp cứu nhận định: khả năng bình ắc-quy trong đèn lồng chập điện khiến những quả bóng bay bơm đầy các loại khí dễ cháy phát nổ.
Theo Hồng Lĩnh
Video đang HOT
Tiền phong
1 ngày, 3 trẻ sơ sinh tử vong tại Trung tâm y tế huyện
Chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ, 3 trẻ sơ sinh đã tử vong tại Trung tâm y tế Phước Sơn (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) khiến dư luận hoang mang. Sự việc diễn ra trong đêm mùng 4 đến ngày 5/9 nhưng chưa được báo cáo kịp thời.
Cụ thể, đến ngày 9/9, Trung tâm y tế Phước Sơn mới có báo cáo gửi Sở Y tế Quảng Nam về sự việc.
Trường hợp thứ nhất là bé trai con của sản phụ Hồ Thị Phơ (trú thôn Trà Văn A, xã Phước Kim, Phước Sơn, Quảng Nam). Chị Phơ nhập viện vào lúc 10h20 ngày 4/9, được Khoa Sản tiếp nhận khám và theo dõi tại phòng sinh.
Báo cáo của Trung tâm y tế Phước Sơn gởi Sở Y tế Quảng Nam và các cơ quan chức năng
Theo chẩn đoán ban đầu, sản phụ Phơ có thai con so, đủ tháng, chuyển dạ, tăng huyết áp, bệnh kèm không có, chưa biến chứng. Đến 12h cùng ngày, tim thai 170lần/phút, mẹ có biểu hiện sốt 390C...
Sau đó, sản phụ Phơ được chẩn đoán lại là chưa có biến chứng, thai con so đủ tháng, ngôi đầu,chuyển dạ, tiền sản giật, theo dõi tim thai suy và sốt chưa rõ nguyên nhân. Các bác sĩ phiên trực tư vấn, động viên gia đình chuyển về tuyến trên điều trị nhưng gia đình không thống nhất.
Đến 18 giờ 45 phút cùng ngày, chị Phơ sinh thường một bé trai, sau đó trẻ được hồi sức tích cực nhưng sau 45 phút không hiệu quả. Brai tử vong. Trong khi đó, chị Phơ có biểu hiện choáng, suy tuần hoàn và được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam điều trị.
Chẩn đoán sau cùng của Trung tâm y tế Phước Sơn ghi "Bệnh chính: Hậu sản thường, tiền ản giật, ngạt sơ sinh".
Trường hợp đau lòng thứ hai là bé gái con của chị Hồ Thị Íp (17 tuổi, trú thôn 1A, xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, Quảng Nam). Chị Íp nhập viện lúc 22 giờ ngày 4/9, được chẩn đoán thai lần 2, ngôi đầu, đủ tháng, chuyển dạ.
Đến 23 giờ 45 phút cùng ngày, sản phụ sinh một bé gái nặng 2,8 kg; bé khỏe, khóc to, bú tốt. Tuy nhiên, đến 6 giờ ngày 5/9, bé đột nhiên khó thở, tím tái. Các bác sĩ phiên trực đã hồi sức tích cực, trẻ hồng hào trở lại nhưng thở yếu và bú kém.
Nghi ngờ trẻ bị sặc sữa nên bác sĩ hội chẩn toàn bệnh viện và thống nhất chẩn đoán: Viêm phổi sơ sinh nghi do sặc sữa và đề nghị chuyển về tuyến trên điều trị. Tuy nhiên, bé gái tử vong lúc 8 giờ ngày 5/9
Trường hợp trẻ tử vong thứ 3 là con trai của chị Hồ Thị Tiểu Điệp (17 tuổi, trú thôn 3, xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam). Chị Điệp được đưa vào trung tâm lúc 22 giờ ngày 4/9. Phiên trực tiếp nhận chẩn đoán thai con so, đủ tháng, sốt chưa rõ nguyên nhân.
Đến 14 giờ 45 phút ngày 5/9, sản phụ sinh bé trai nặng 1,6 kg, không khóc, không thở nhưng có nhịp tim, không phản xạ tay chân, bụng căng cứng... Các bác sĩ phiên trực tiến hành thổi ngạt và bóp bóng tích cực nhưng trẻ ngừng tim lúc 15 giờ 45 phút cùng ngày.
Kết luận ban đầu của Trung tâm y tế Phước Sơn về trường hợp này là trẻ sơ sinh non tháng, nghi di dạng đường tiêu hóa.
Theo ông Lưu Thành Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm y tế Phước Sơn, trước sự việc 3 trẻ sơ sinh tử vong, ngày 6/9, lãnh đạo Trung tâm y tế huyện đã triệu tập hội đồng chuyên môn gồm các bác sĩ toàn trung tâm và phiên trực tiến hành kiểm thảo tử vong để tìm ra nguyên nhân tử vong của 3 trường hợp trên.
Theo đó, Trung tâm đã có kết luận trường hợp con trai của chị Phơ tử vong là do bệnh lý của mẹ (nhiễm trùng kéo dài). Con gái của chị Íp tử vong là so sặc sữa mẹ thứ phát. Trường hợp thứ 3 là con của chị Điệp tử vong là do sinh non tháng, bệnh lý của mẹ sốt kéo dài, nghi thai di dạng đường tiêu hóa.
Tuy sự việc xảy ra từ đêm 4/9 nhưng đến ngày 9/9, Trung tâm y tế Phước Sơn mới có báo cáo gửi Sở Y tế tỉnh và cơ quan chức năng. Chiều 10/9, PVDân trí trao đổi với ông Nguyễn Văn Hai - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam thì được ông Hai cho biết, ông cũng mới chỉ nghe lãnh đạo Trung tâm y tế Phước Sơn báo cáo bằng miệng, còn văn bản thì chưa đến Sở.
Theo ông Hai, qua trao đổi với lãnh đạo Trung tâm y tế Phước Sơn thì ban đầu xác định 3 trường hợp tử vong vừa qua là do bệnh lý. "Phải có báo cáo chính thức, rồi họp kiểm thảo tử vong mới kết luận chính xác được", ông Hai cho biết. Ông Hai cũng cho rằng, dù tử vong do bệnh lý hay lý do khác thì Sở cũng phải cử đoàn công tác lên làm việc.
Theo thông tin của PV Dân trí, sáng nay 11/9, một đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Nam đã đến Trung tâm y tế Phước Sơn để làm việc về 3 đứa trẻ sơ sinh tử vong này. Thông tin tiếp theo về vụ việc này sẽ được PV Dân trítheo dõi, phản ảnh.
Công Bính
Theo Dantri
Bánh Trung thu ế về đâu? Năm nay lượng bánh Trung thu tiêu thụ khá chậm, hàng loạt cửa hàng, đại lý đã tìm cách giảm giá, bán tháo. Tuy nhiên, điều dư luận đặt câu hỏi là một lượng lớn bánh Trung thu còn thừa, ế sẽ đi đâu? Việc giám sát tiêu hủy, thu gom lượng bánh này sẽ như thế nào? Sau rằm, bánh Trung thu...