“Nhập nhằng” phân định địa giới, lãnh đạo hai tỉnh ngồi lại bàn hướng giải quyết
Việc phân định địa giới hành chính giữa 2 xã A Bung (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) và Hồng Thủy ( huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) “nhập nhằng” nhiều năm qua và ngày càng trở nên phức tạp. Nhằm ổn định tình hình, đảm bảo an ninh trật tự, lãnh đạo 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã ngồi lại để cùng nhau bàn phương án giải quyết.
Đau đầu giải quyết phân định địa giới
Việc “tranh chấp” địa giới hành chính giữa xã A Bung (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) và xã Hồng Thủy (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được xác định là do lịch sử để lại. Vào năm 2011, Văn phòng Chính phủ thời điểm đó đã có Thông báo 254 về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Thông báo trên nêu rõ, trong lúc chưa có quyết định chính thức của các cấp có thẩm quyền, UBND tỉnh Quảng Trị và UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế giữ nguyên hiện trạng, tăng cường quản lý và ổn định cuộc sống, sinh hoạt cho các dân tộc tại khu vực liên quan.
Khi chưa phân định quyền quản lý, rừng bị các đối tượng chặt hạ
Tuy nhiên, trước những phức tạp nảy sinh trong thời gian gần đây đã dấy lên nhiều lo lắng cho người dân 2 xã A Bung và Hồng Thủy.
Trong khi vấn đề phân định địa giới hành chính vẫn chưa được giải quyết, giữa tháng 9/2018, BĐBP tỉnh Thừa Thiên – Huế khởi công xây dựng công trình đường giao thông, chiều dài khoảng 6 km, từ thôn 7 (xã Hồng Thủy) lên biên giới tại cột mốc 639.
Video đang HOT
Thông tin về dự án đường giao thông do BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai.
Khi công trình triển khai, người dân ở xã A Bung rất bức xúc. Sau đó, UBND xã A Bung đã có văn bản gửi xã Hồng Thủy, thì được giải thích công trình nói trên là đường tuần tra biên giới.
Trước phản ánh của người dân, ngày 1/10/2018, đoàn liên ngành của tỉnh Quảng Trị đã tiến hành xác minh tại thực địa. Thời điểm đó, con đường đã được san ủi mặt bằng gần 1km.
Theo UBND tỉnh Quảng Trị, việc khởi công xây dựng công trình giao thông ở khu vực đang tranh chấp địa giới hành chính gây bức xúc đối với chính quyền và nhân dân xã A Bung; tiềm ẩn những mâu thuẫn giữa bà con dân tộc thiểu số giữa 2 xã, rất dễ xảy ra xung đột làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại khu vực biên giới.
Đặc biệt, việc xây dựng công trình nói trên không thực hiện đúng tinh thần kết luận tại Thông báo số 254 nói trên. Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét.
Giữa tháng 10/2018, Văn phòng Bộ Quốc phòng đã có Công văn 11476/VP-TH trả lời UBND tỉnh Quảng Trị. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao Bộ Tư lệnh BĐBP chỉ đạo chủ đầu tư (BĐBP tỉnh Thừa Thiên – Huế) khẩn trương cho tạm dừng thi công công trình tại khu vực đang tranh chấp. Giao Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng rà soát, đề xuất báo cáo với bộ để chỉ đạo xử lý.
Nhằm bảo vệ rừng, chính quyền xã A Bung, huyện Đakrông đã xây dựng 3 chòi bảo vệ rừng, đặt ở các thôn Cựp, A Bung, La Hót và giao cho người dân quản lý. Thế nhưng, chòi canh rừng do xã A Bung dựng nên đã 3 lần bị một số đối tượng ngoài xã đốt, phá.
Đầu tháng 10/2018, chòi canh rừng đặt tại thôn A Bung bị xô đổ. Sau đó, xã A Bung sửa lại chòi thì đoàn công tác của xã Hồng Thủy đến và yêu cầu dừng dựng chòi. Ngày 4/10, tổ bảo vệ rừng thôn A Bung lên dựng lại chòi canh thì đến ngày 6/10 chòi tiếp tục bị xô đổ, dùng máy cưa xẻ gỗ, châm lửa đốt.
Chòi canh rừng do chính quyền xã A Bung dựng lên bị đốt, phá lần thứ 3
Từ ngày 16/10, xã A Bung dựng lại chòi canh. Chính quyền đã cắt cử lực lượng chốt ở chòi được triển khai. Tuy nhiên, đến 2h30 ngày 24/10, 4 thành viên của tổ bảo vệ rừng xã A Bung đang ngủ tại chòi bảo vệ rừng thì xuất hiện người dân của làng La Nga và Pi ReH (thôn 7, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới) mang theo rựa và gậy. Đoàn người này kéo 4 bảo vệ rừng ra khỏi chòi, dùng máy cưa xăng phá hoại và thiêu rụi toàn bộ chòi gỗ.
Báo cáo của UBND xã A Bung, lực lượng bảo vệ chòi đã xác định được danh tính một số đối tượng đến phá chòi như: Hồ Văn Khê (thôn 7), Hồ Cu Reh (làng Pi ReH), Hồ Cu Tíc, Hồ Cu Tinh, Hồ Văn Diên (làng La Nga)…
Được biết, xã A Bung dựng chòi canh bảo vệ rừng trên địa phận được cho là của xã A Bung quản lý. Ngược lại, xã Hồng Thủy nói rằng địa điểm đặt chòi canh bảo vệ rừng nằm sâu trong địa giới hành chính của xã Hồng Thủy.
Ông Hồ Văn Pườm – Chủ tịch xã A Bung, khẳng định, các chòi nằm trong địa phận xã A Bung quản lý. Chòi canh bị phá hoại ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ rừng của cán bộ và nhân dân xã A Bung.
Chung tay giải quyết dứt điểm tranh chấp
Liên quan đến việc “tranh chấp” địa giới hành chính giữa xã A Bung (tỉnh Quảng Trị) và xã Hồng Thủy (tỉnh Thừa Thiên – Huế), ngày 30/10, lãnh đạo 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã có phiên làm việc, để trao đổi các phương án giải quyết “tranh chấp” địa giới hành chính giữa 2 địa phương.
Lãnh đạo 2 tỉnh thống nhất thành lập đoàn liên ngành của 2 tỉnh để khảo sát thực địa, hiện trạng diện tích, dân số, đất sản xuất của người dân…
Hai địa phương thống nhất cùng hợp tác trao đổi để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc khép kín đường biên giới địa giới hành chính và đảm bảo đất sản xuất, đời sống của người dân, ổn định đời sống dân cư, tạo thuận lợi cho nhân dân trong sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Đ. Đức
Theo Dantri
Quảng Trị: Phân bổ nguồn vốn không hoàn lại thực hiện Chương trình 135
Tổng số vốn được phân bổ đợt này là hơn 8,4 tỷ đồng do Chính phủ Ai Len viện trợ không hoàn lại.
Đường nội thôn A Dơi Đớ (xã A Dơi, huyện Hướng Hóa) nằm trong danh mục đầu tư đợt này
Chiều 19/10, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký quyết định phân bổ nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ai Len cho Chương trình 135.
Tổng số vốn được phân bổ đợt này là 8.454 triệu đồng từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ai Len để thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh. Các xã nằm trong kế hoạch phân bổ, gồm: xã Hướng Hiệp, Tà Long (huyện Đakrông), Vĩnh Trường, Linh Thượng (huyện Gio Linh), Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh) và các xã A Dơi, Hướng Sơn (huyện Hướng Hóa).
Chủ tịch Quảng Trị giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quyết định phân bổ vốn; đồng thời Chánh VP UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Ban Dân tộc tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện: Đakrông, Hướng Hóa, Gio Linh và Vĩnh Linh chịu trách nhiệm thi hành quyết định.
THẢO VI
Theo baodansinh
Hà Nội ứng phó với biến đổi khí hậu: Nhiều việc cần làm Cùng với quá trình đô thị hóa và mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã trở thành một trong 17 đô thị lớn nhất thế giới. Bên cạnh sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường, Thủ đô cũng đang phải hứng chịu những tác động tiêu cực do biến đối khí hậu gây ra. Cụ thể...