Nhập máy y tế cũ, đổ tại đối tác gửi… nhầm
Buôn lậu bị phát giác, Hồng Anh lập tức cầu cứu đối tác gửi thư điện tử cáo lỗi với nội dung gửi nhầm hàng. Tuy nhiên, hành động “chữa cháy” ấy không được các cơ quan bảo vệ pháp luật chấp nhận.
Bị cáo Phạm Hồng Anh tại phiên tòa
Tại phiên tòa sơ thẩm mới đây, Phạm Hồng Anh (SN 1973, trú ở phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị đưa ra xét xử về tội “Buôn lậu”, theo khoản 2, Điều 153-BLHS. Thời điểm bị bắt, Phạm Hồng Anh là Giám đốc Công ty Thương mại và kinh doanh thiết bị y tế A.N.N.A, trụ sở tại quận Cầu Giấy, Hà Nội (gọi tắt là Công ty A.N.N.A).
Quá trình xét xử làm rõ, công ty của Phạm Hồng Anh được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế từ năm 2007 đến năm 2013. Cuối năm 2013, với tư cách Giám đốc Công ty A.N.N.A, Hồng Anh ký hợp đồng ủy thác với một doanh nghiệp để nhập khẩu 1 máy phân tích sinh hóa hiệu Hitachi 917, thiết bị chuyên dụng trong khám chữa bệnh. Theo thỏa thuận, Công ty A.N.N.A có trách nhiệm nhập khẩu máy sinh hóa mới 100% và phải “nguyên đai, nguyên kiện”.
Ký được hợp đồng với đối tác, Hồng Anh nhanh chóng liên hệ và đặt mua 1 máy sinh hóa với nhãn hiệu nêu trên từ Công ty Fameco của nước Pháp. Trong quá trình thương thảo và đặt mua thiết bị y tế từ doanh nghiệp nước ngoài, Giám đốc Công ty A.N.N.A biết rõ hãng Hitachi đã ngừng sản xuất máy phân tích sinh hóa từ năm 2009 và chiếc máy Hitachi 917 là hàng đã qua sử dụng. Tuy nhiên khi xin phép cơ quan chức năng, công ty của Hồng Anh vẫn cam kết sẽ nhập khẩu máy sinh hóa mới 100% và được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2013.
Nhận được thông báo hàng đã về đến sân bay Nội Bài, ngày 12-12-2013, Hồng Anh nhờ nhân viên của một doanh nghiệp mở tờ khai điện tử nhập khẩu máy phân tích sinh hóa. Hồ sơ hải quan nhập khẩu hoàn tất, ngày 18-12-2013, khi chiếc máy được đưa đến khu vực kiểm hóa tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài thì bị Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) phát hiện. Qua kiểm hóa thực tế và đối chiếu với tờ khai hải quan, cơ quan chống buôn lậu nhận thấy các thông số trên chiếc máy mà Công ty A.N.N.A nhập khẩu không trùng khớp với các thông tin trong hồ sơ thông quan.
Video đang HOT
Tại giai đoạn điều tra, cơ quan công an đã trưng cầu giám định đối với chiếc máy sinh hóa Hitachi 917 bị thu giữ. Kết quả cho thấy, chiếc máy này đã qua sử dụng, hiện chỉ còn lại 80% giá trị. Về giá trị tài sản buôn lậu, hội đồng định giá xác định là gần 400 triệu đồng. Sau khi hàng bị tạm giữ và nhận thấy nguy cơ phải đối mặt với tội “Buôn lậu”, Hồng Anh tức tốc nhờ Công ty Fameco “giải cứu” bằng một thư điện tử. Theo đó, ngày 19-12-2013, cơ quan chức năng nhận được thông báo từ doanh nghiệp ở Pháp với nội dung: Công ty Fameco đã gửi nhầm hàng là chiếc máy sinh hóa Hitachi 917 cho Công ty thiết bị Y tế của Phạm Hồng Anh.
Tương tự ở giai đoạn điều tra, tại phiên tòa, bị cáo Hồng Anh tiếp tục trình bày là Công ty Fameco đã có sự nhầm lẫn trong việc mua bán và chuyển trả hàng hóa và thực tế bị cáo không buôn lậu. Thế nhưng căn cứ vào hồ sơ vụ án, đặc biệt là các quy định về nhập khẩu hàng hóa, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội khẳng định, những lời nại ra của bị cáo là không có cơ sở chấp nhận. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 3, Điều 7, Nghị định số 97/2007/NĐ-CP, ngày 7-6-2007 của Chính phủ thì: “Việc gửi nhầm hàng phải được thông báo bằng văn bản với cơ quan hải quan vào trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa”. Trên cơ sở đó, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Phạm Hồng Anh 24 tháng tù giam, theo đúng tội danh bị đưa ra xét xử.
Theo_An ninh thủ đô
Cấu kết buôn lậu hưởng "hoa hồng" hơn 85 triệu đồng, cựu giám đốc đi tù 17 năm
Trong phi vụ này, cựu giám đốc Công ty TNHH Thương mại và giao nhận vận tải TH được hưởng "hoa hồng" hơn 85 triệu đồng.
Bị cáo Tuấn lĩnh án về hành vi buôn lậu
Theo tài liệu truy tố, bị cáo Nguyễn Mạnh Tuấn (SN 1985, ở quận Lê Chân, TP. Hải Phòng) là Giám đốc Công ty TNHH thương mại và giao nhận vận tải TH.
Năm 2013, bị cáo Tuấn cùng với anh Phạm Ngọc Hiển (SN 1978, ở Hải Phòng) thực hiện buôn bán hàng hóa dưới hình thức tạm nhập hàng hóa từ Hồng Kông qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài vào Việt Nam rồi tái xuất sang Trung Quốc.
Cụ thể, từ ngày 18/3/2012 đến ngày 16/4/2014, Tuấn nhập khẩu nhiều lô hàng chủ yếu là hoa quả tươi, sữa và linh kiện điện tử.
Sau khi tìm hiểu quy trình hải quan, Tuấn làm sẵn những bộ hồ sơ, trong đó có các hợp đồng mua bán và hóa đơn thương mại.
Trong nội dung hợp đồng thể hiện, Công ty TH nhập khẩu hàng hóa của Công ty Bo fung (ở Hồng Kông) và bán lại hàng hóa đó cho Công ty TNHH Mậu dịch Lưu Kinh (Trung Quốc).
Tiếp đó, bị cáo Tuấn thuê người làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, nhận hàng, bốc xếp, thuê xe vận chuyển và xuất hàng tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn để xuất sang Trung Quốc.
Chiều 17/4/2013, khi xe ô tô vận chuyển 6 lô hàng chuẩn bị đi sang khu vực cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Hà Nội phát hiện và tạm giữ.
Theo kết luận định giá, số tài sản trên có giá trị là hơn 50,8 tỷ đồng.
Qua xác minh, hai công ty này đều không có thật. Lời khai của bị cáo Tuấn thể hiện mọi giao dịch đều thông qua một đối tượng tên là A Minh (không rõ nhân thân). Do đó, cơ quan điều tra có đủ cơ sở kết luận 6 lô hàng trên không rõ nguồn gốc. Việc sử dụng các hợp đồng, hóa đơn ghi những thông tin giả tạo để nhập khẩu lô hàng trên là bất hợp pháp.
Trong phi vụ này, bị cáo Tuấn được hưởng "hoa hồng" hơn 85 triệu đồng. Cơ quan điều tra còn xác định, bị cáo Tuấn buôn bán 72 lô hàng khác, nhưng do tang vật không thu giữ được, nên cơ quan điều tra không có đủ cơ sở xử lý hình sự đối với hành vi này.
Đối với anh Phạm Ngọc Hiển, được xác định cùng bị cáo Tuấn thực hiện việc tạm nhập tái xuất hàng hóa. Quá trình thực hiện, anh Hiển chi 200 triệu đồng để làm thủ tục hải quan cho các lô hàng, thống nhất với bị cáo Tuấn phân chia lợi nhuận. Song, anh Hiển được cho là không phải đại diện của Công ty TH, không biết hai công ty ở Trung Quốc là không có thật, nên không bị xem xét hình sự.
Với tính chất trị giá hàng hóa đặc biệt lớn, mới đây, bị cáo này bị TAND TP. Hà Nội tuyên phạt mức án 17 năm tù về tội Buôn lậu.
Đỗ Mến
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Ông chủ dự án "Học làm giàu" và hạt "mắc-ca tỷ đô" bị bắt giam Nhiều nhà đầu tư đã rót hàng tỷ vào dự án trồng cây mắc-ca với lãi suất cam kết 30 60%/năm. Tuy nhiên, khi hay tin ông chủ dự án bị bắt, họ như ngồi trên đống lửa. Chiều 13/1, Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46) Công...