Nhập lậu hàng nghìn test kit nhanh còn lấy lí do “vì mọi người”?
Toàn bộ số hàng này đều được sản xuất ở nước ngoài và không có hoá đơn chứng từ.
Chúng được nhập lậu vào Việt Nam thông qua đường tiểu ngạch của các nước.
Mới đây, vào tối ngày 3/8, Công an Q.Bắc Từ Liêm ( Hà Nội) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, thu giữ khoảng 1.000 bộ test nhanh virus SARS-CoV-2 nhập lậu, không có hóa đơn chứng từ tại P.Xuân Đỉnh. Đáng nói, tất cả số sản phẩm này đều đang được đưa đi tiêu thụ với mức giá lên đến hàng triệu đồng một hộp.
1.000 bộ test nhanh SARS-CoV-2 không có hoá đơn chứng từ. (Ảnh: VOV)
Theo Thông tấn xã Việt Nam, lô hàng 1.000 kit test nhanh virus SARS-CoV-2 nhập lậu trên đã được Đội Cảnh sát kinh tế Công an Q.Bắc Từ Liêm phát hiện khi đang đi tuần tra kiểm soát. Khi đó, số hàng đang được đối tượng P.A.T (29 tuổi, quê tại TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) giao nhận tại Khu đô thị Ciputra (P.Xuân Đỉnh). Do không thể trình rõ hoá đơn chứng từ của đơn hàng nên T đã bị mời về trụ sở làm việc.
VTV đăng tải, ban đầu, khi được hỏi lý do nhập lậu, T nói: “Em muốn mọi người mình được dùng hàng tốt, nên đấy là hành động đúng” . Tuy nhiên, khi nhắc đến việc khai báo hải quan, đăng ký với cơ quan y tế, T lại thản nhiên đáp: ” Cái đó em không nắm được”.
Cuối cùng, kẻ này khai nhận do tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nhu cầu đối với kit test nhanh virus SARS-CoV-2 tăng cao nên đã nhập lậu số bộ kit test trên về bán. Đối tượng đã tận dụng đường tiểu ngạch của nhiều nước để mua các kit thử, mỗi hộp khoảng 300.000 đồng (gồm 5 kit test). Thế nên, lô hàng mới không có hóa đơn chứng từ, không được các cơ quan y tế cấp phép lưu hành.
Ngay bản thân T cũng không đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan đến lĩnh vực y tế. T chỉ bán vì ham lãi cao, nếu như đơn hàng này trót lọt, hắn có thể mang về hàng trăm triệu đồng. Bởi lẽ nếu bán cho mọi người sử dụng, T sẽ lấy khoảng 400.000 – 500.000 đồng/hộp, còn bán cho các hiệu thuốc thì có giá từ 1,2 – 1,4 triệu đồng/hộp.
Tang vật bị thu giữ. (Ảnh: TTXVN)
Trang tin của Bộ Y tế đăng tải, hiện nay, trên các trang mạng xã hội cũng có rất nhiều bài đăng “chào hàng” bộ kit test nhanh Covid-19 với giá từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng. Hầu hết các sản phẩm này đều được người chủ rao bán với rất nhiều công dụng thần kì, có xuất xứ từ nhiều quốc gia trên thế giới như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Thế nhưng, khi khách hàng hỏi hoá đơn, chứng từ, người bán lại biện minh vô vàn lý do để né tránh.
Video đang HOT
Theo VTV, phía Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, hầu hết các bộ kit test nhanh Covid-19 “giá rẻ” được bán tràn lan trên mạng đều là hàng nhập lậu vào Việt Nam. Chỉ tính từ đầu tháng 6 đến nay, các cơ quan chức năng tại Hà Nội đã phát hiện 5 vụ nhập lậu, buôn bán các bộ test nhanh Covid-19 không có hóa đơn chứng từ.
Trước thực trạng này, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết: ” Hiện nay, các test xét nghiệm SARS-CoV-2 muốn nhập khẩu, lưu hành và sử dụng tại Việt Nam phải được Bộ Y tế thẩm định và cấp phép theo các quy định tại Thông tư số 47/2010/TT-BYT.
Hơn nữa, các sản phẩm này thuộc nhóm có nguy cơ rủi ro cao (loại C, D) nên mọi hoạt động mua bán, kinh doanh test xét nghiệm SARS-CoV-2 phải đáp ứng các yêu cầu của ngành y tế về nhân sự, điều kiện kho bảo quản, phương tiện vận chuyển.”
Vì vậy, ông khuyến cáo mọi người nên hết sức cảnh giác, không tự ý mua những mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bán trôi nổi trên thị trường, nhất là từ mạng xã hội. Bởi lẽ, những sản phẩm này đều chưa được cấp phép lưu hành, khi xét nghiệm có thể cho kết quả không chính xác.
Một kit test nhanh Covid-19 được lan truyền trên mạng xã hội. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Cũng theo nguồn tin trên, kể từ ngày 13/7/2021, Bộ Y tế đã gửi công văn số 604/TTrB-P1 đến các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng chống dịch Covid-19, nhất là việc thanh tra, kiểm tra về nhập khẩu, cung ứng, mua bán các trang thiết bị y tế và các test xét nghiệm SARS-CoV-2.
Để quản lý chặt chẽ hơn, Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, đồng thời cảnh báo người tiêu dùng cần cẩn trọng khi mua hàng, đặc biệt là không nên mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, người dân không nên mua dụng cụ và tự thực hiện xét nghiệm nhanh Covid-19 bởi có một số loại trôi nổi, không đảm bảo chất lượng chính xác. Chưa kể, việc xét nghiệm nhanh chỉ có giá trị sử dụng chính xác trong một số trường hợp cụ thể.
Nhiều kit test nhanh không rõ xuất xứ. (Ảnh: Báo Chính Phủ)
Sau thời điểm đó, người được xét nghiệm không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, chủ quan, lơ là, không thực hiện nghiêm thông điệp 5K, vẫn có nguy cơ nhiễm virus.
Truy tố kẻ 'ngáo đá' giết NSƯT Vũ Mạnh Dũng ở Hà Nội
VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Dương Quang Bình (SN 1977, ở quận Hoàn Kiếm) vì tội Giết người.
Theo cáo trạng, Bình là đối tượng nghiện ma túy, nghiện rượu. Khoảng 18h ngày 18/2/2020, anh ta đến quán ăn của anh Tống Văn Thành, ở đường Bạch Đằng mua 500ml rượu táo mèo.
Đến khoảng 20h30 cùng ngày, Bình uống hết rượu và bắt đầu cãi nhau với vợ là Lý Thị Lan (SN 1986).
Đến 21h45 cùng ngày, Bình tiếp tục chửi bới, gây gổ với em gái ruột là chị Dương Thị Hoàng Yến (SN 1979) và em rể là NSƯT Vũ Mạnh Dũng (SN 1978, ở cạnh nhà và chung sân với nhà Bình).
Do nghi ngờ anh Dũng lắp camera để theo dõi mình, Bình đã khóa trái cửa cổng (cổng chung giữa nhà Bình và nhà anh Dũng), nghiêng chiếc xe máy của vợ chồng Bình, làm đổ xăng ra sân chung với nhà số 12 rồi châm lửa đốt xe máy.
Cảnh sát khống chế Dương Quang Bình
Thấy lửa cháy, chị Lan hô hoán, kêu Bình chạy lên tầng 2 để đưa hai con là cháu Dương Phương Hiền (SN 2013) và cháu Dương Phương Hoà (SN 2017) ra ngoài.
Lúc này, ông Dương Văn Tất (SN 1949, bố của Bình) nghe tiếng hô hoán vội chạy ra sân xem sự việc. Thấy bố xuất hiện với chiếc điện thoại trên tay, Bình giật điện thoại vứt xuống nền nhà, dẫn đến việc hai bố con Bình xảy ra giằng co.
Thấy vậy, chị Dương Thị Hoàng Yến gọi điện báo cho lực lượng Cảnh sát 113.
Khi Bình và ông Tất ôm giữ nhau, anh Dương Hoàng Anh (SN 1975, anh trai của Bình) cùng các anh Nguyễn Trọng Nghĩa, Lý Nhật Phương và Bùi Ngọc Bắc (cán bộ của đội Cảnh sát trật tự, Công an quận Hoàn kiếm) phá khóa cổng số nhà 12 để vào ngăn cản.
Bình lấy dao nhọn uy hiếp mọi người trong gia đình. Chị Lan sợ bị ảnh hưởng nên đã đưa hai con ra ngoài, sang nhà hàng xóm.
Trong khi đó, Bình cầm dao chạy ra sau nhà, trèo qua cửa sổ đi sang nhà chị Yến. Lúc này, anh Vũ Mạnh Dũng cùng ông Vũ Quang Minh (SN 1946, bố của anh Dũng), chị Yến và cháu Vũ Hoàng Bảo Hân (SN 2004) đang ở trong nhà.
Anh Dũng thấy Bình trèo qua cửa sổ để vào trong nhà đã chạy ra ôm giữ Bình ngăn lại.
Bị can dùng dao nhọn đâm 1 nhát vào vùng ngực trái của anh Dũng, làm nạn nhân tử vong tại chỗ do mất máu cấp.
Bình bị lực lượng Công an quận Hoàn Kiếm khống chế, bắt giữ cùng tang vật sau đó.
Cáo trạng cho rằng, hành vi nêu trên bị can đã phạm vào tội Giết người. Tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm n, khoản 1, điều 123 Bộ luật Hình sự.
Theo đó, người nào giết người thuộc trường hợp có tính chất côn đồn thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Quá trình điều tra, giải quyết vụ án, chị Dương Thị Hoàng Yến là người đại diện hợp pháp của nạn nhân Vũ Mạnh Dũng không yêu cầu bồi thường dân sự và đề nghị cơ quan tố tụng xử lý Bình theo quy định của pháp luật.
Hà Nội: Bị cản ghi hình cảnh sát cơ động, người đàn ông gây trọng tội Thấy tổ cảnh sát cơ động làm nhiệm vụ, Minh lấy điện thoại ra ghi hình thì bị người đàn ông trong quán phở buông lời đe dọa. Tức khí, Minh dùng kéo hạ sát nạn nhân. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Đinh Quang Minh (SN 1969, trú ở phường Thanh Xuân...