Nhập khẩu ô tô tăng, xe máy giảm mạnh
Đều đặn một tháng tăng rồi tới một tháng giảm, sau khi giảm nhẹ trong tháng 10, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại vào Việt Nam trong tháng 11 vừa qua tăng 19,6% về số lượng và 16,4% về giá trị.
BYD F0 – Tân binh trên thị trường xe nhập
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam trong tháng 11 tăng 19,6% so với tháng 10 lên 5.499 chiếc, kim ngạch tăng 16,4% lên 92,7 triệu USD.
Tuy nhiên, cộng dồn 11 tháng đầu năm, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào nước ta đạt 46.940 chiếc, giảm 32,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương giá trị gần 856,4 triệu USD, giảm 20,5%.
Trong khi đó, giá trị nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô vào Việt Nam tăng 11% trong tháng 11, nâng tổng nhập khẩu 11 tháng đầu năm lên gần 1,74 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Linh kiện, phụ tùng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam nhằm phục vụ hoạt động lắp ráp và sửa chữa, thay thế.
Việc lượng ô tô nguyên chiếc nhập về trong tháng tăng khá cao là điều dễ hiểu vì hiện đang là thời điểm kinh doanh sôi động nhất trong năm trên thị trường ô tô, xe máy. Tuy nhiên, sự biến động mạnh của tỷ giá USD trên thị trường tự do trong thời gian qua đã có tác động không nhỏ đến quyết định của cả phía doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng, nên lượng xe nhập về trong dịp này không tăng mạnh như mọi năm.
Về tình hình nhập khẩu xe máy nguyên chiếc, tiếp tục đà giảm của tháng 10, lượng xe máy nhập về Việt Nam trong tháng 11 chỉ ở mức 5.755 chiếc, tương đương kim ngạch 7,1 triệu USD, giảm 44% về số lượng và 37,9% về giá trị.
Lũy kế 11 tháng, nhập khẩu xe máy nguyên chiếc giảm 15,3% xuống còn 88.381 chiếc, tương đương giá trị gần 111.9 triệu USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu linh kiện xe máy vào Việt Nam trong tháng 11 tăng 15,1%, đưa tổng kim ngạch 11 tháng tăng 29,9% lên hơn 702 triệu USD.
Nhật Minh
Theo Dân Trí
Video đang HOT
Nước cờ khó cho CEO của Fiat
Đó là quyết định có bán Alfa Romeo cho tập đoàn Volkswagen của Đức hay không, khi thương hiệu này khá danh tiếng nhưng lại trường kỳ thua lỗ trong suốt nhiều năm qua.
CEO Sergio Marchionne của Fiat và Chrysler
Sự tự tin của Sergio Marchionne đã giúp ông giải quyết được nhiều vấn đề mà không nhiều các lãnh đạo khác của ngành ô tô có thể làm được, nhưng không phải quyết định nào cũng dễ dàng với ông.
Hồi tháng 9, chủ tịch Volkswagen, ông Ferdinand Piech đã thẳng thừng tuyên bố muốn mua thương hiệu Alfa Romeo của Fiat.
Theo ông Piech, Volkswagen - và chỉ có Volkswagen - mới có thể đưa thương hiệu thua lỗ trường kỳ này của Fiat đến chỗ làm ăn có lãi.
Ông Marchionne sau đó đã tuyên bố muốn giữ lại Alfa Romeo. Nhưng theo nhiều nguồn tin, Fiat và Volkswagen đã ngồi vào bàn đàm phán việc chuyển nhượng Alfa từ 4 tháng nay.
Nhưng ông Marchionne vẫn chưa quyết định được là có bán thương hiệu này hay không. Đó không chỉ là vấn đề giá cả. Ông đã yêu cầu cấp dưới lập hồ sơ đánh giá Fiat sẽ thế nào nếu không có Alfa.
Và kết quả mà cấp dưới của ông đưa ra là: Nếu bán Alfa Romeo, tập đoàn Fiat sẽ có vị trí tốt hơn trên thị trường trong 2 năm tới, khoảng thời gian được cho là khó khăn nhất trong kế hoạch cải tổ của Fiat.
Nhưng nếu Fiat có thể tồn tại mà không cần bán Alfa Romeo - và nếu họ có thể tái cơ cấu thương hiệu này thành công, thì Alfa Romeo sẽ có vai trò quan trọng trong sự hồi sinh của Fiat.
Bài toán nan giải
Mẫu xe thể thao Alfa Romeo 8C
Cho đến nay, Alfa Romeo là thất bại lớn nhất của ông Marchionne. Thương hiệu này đã không có lợi nhuất trong 6 năm qua, và có thể là trong cả thập kỷ.
Doanh số tiêu thụ năm nay khó có khả năng vượt 120.000 xe, cách rất xa mục tiêu 300.000 xe mà Fiat đã đặt ra.
Hồi tháng 4 năm nay, ông Marchionne đã công bố kế hoạch đẩy doanh số của Alfa lên 500.000 xe vào năm 2014. Nhưng giới phân tích tỏ ra nghi ngờ.
"Có thể Alfa đạt được doanh số nửa triệu xe mỗi năm, nhưng chỉ là sau khi thương hiệu này được bán cho Volkswagen," chuyên gia phân tích Arndt Ellinghorst của Credit Suisse nhận định vào tháng 6.
Dưới đây là 4 "cái được" của Fiat nếu bán Alfa Romeo:
-- Thu về từ 1,5 - 2 tỷ euro tiền mặt (2 - 2,6 tỷ USD). Fiat Auto sau khi "rũ bỏ" Alfa sẽ là doanh nghiệp về cơ bản không còn nợ nần
-- Cắt giảm được ít nhất 1,5 tỷ euro (2 tỷ USD) chi phí phát triển sản phẩm, vì Fiat sẽ không phải ra mắt 5 mẫu xe Alfa Romeo mới từ năm 2012 đến 2014 như kế hoạch
-- Tăng lợi nhuận của năm 2011 và 2012, vì không còn phải gánh lỗ của Alfa - dự kiến khoảng 200 triệu euro (262,3 triệu USD)
-- Đưa Dodge trở lại châu Âu như một thương hiệu xe thể thao, định vị trên thương hiệu Fiat.
Và 6 lý do Fiat nên giữ Alfa Romeo lại:
-- Nếu có thể tồn tại qua 3 năm tới, Fiat sẽ vươn lên vào năm 2014 với tỷ suất lợi nhuận cao hơn và gần như không còn nợ nần, theo Công ty chứng khoán Mediobanca
-- Fiat có thể huy động 2 tỷ euro (2,62 tỷ USD) bằng việc bán các công ty Magneti Marelli, Comau và Teksid, sản xuất phụ tùng ô tô, máy công cụ và lốc máy. Sau đó, Fiat sẽ không phải bán Alfa nữa, và có thể tập trung hơn vào ngành chế tạo ô tô. Các nhà đầu tư sẽ thích như vậy hơn
-- Một Alfa được cải tổ có thể đạt tỷ suất lợi nhuận khoảng 10%. Như vậy sẽ giúp Fiat đạt lợi nhuận 3,5 tỷ euro/năm (4,59 tỷ USD) như ông Marchionne đã hứa vào năm 2014
-- Fiat có thể tiết kiệm chi phí bằng việc để Alfa Romeo và Chrysler dùng chung cơ sở gầm bệ, động cơ, hộp số... Ngoài ra, Alfa có thể đem về doanh số 500.000 xe/năm, giúp Fiat và Chrysler đạt lợi thế kinh tế trên quy mô. Khoảng 300.000 trong tổng số 500.000 xe mà Alfa dự kiến tiêu thụ được từ năm 2014 sẽ được phát triển trên cơ sở gầm bệ, động cơ, hộp số... chung với Chrysler
-- Vì Alfa Romeo sẽ dùng chung kết cấu khung xe với Jeep, nên Fiat có thể sản xuất các xe này cùng nhau ở các thị trường có tốc độ tăng trưởng cao như Trung Quốc và Nga
-- Không có Alfa Romeo, tập đoàn Fiat sẽ khó đạt được một sản lượng hợp lý và lợi nhuận kha khá với xe cỡ lớn và cỡ trung bình. Ngoài một vài mẫu siêu xe thương hiệu Ferrari, Fiat sẽ buộc phải bổ sung lợi nhuận từ các phân khúc lợi nhuận thấp như sẽ nhỏ và siêu nhỏ.
Bán hay không bán Alfa Romeo là một bài toán nan giải ngay cả với một người rất giỏi trong việc đưa ra quyết định như ông Marchionne.
Nếu ông tin rằng Fiat có thể cầm cự được qua hai năm tới, ông nên giữ Alfa Romeo lại. Nhưng nếu ông còn chút nghi ngờ, có lẽ đã đến lúc phải bán.
Nhật Minh
Theo Autoweek
BYD F0 chính thức có mặt tại Việt Nam Mẫu xe hạng nhỏ xuất xứ Trung Quốc được phân phối chính hãng với giá bán trong khoảng 200-300 triệu đồng. Hai tháng sau khi công bố hợp đồng phân phối các sản phẩm BYD ở Việt Nam, F Auto đã có sản phẩm đầu tay. Mẫu xe mà F Auto chọn nằm trong phân khúc hạng nhỏ, vốn đang nằm trong tay...