Nhập khẩu máy móc thiết bị cũ có tuổi đời không quá 10 năm
Quy định về tuổi đời của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ cũ đã qua sử dụng nhập khẩu đã được điều chỉnh tăng thêm 5 năm.
Bộ Khoa học và Công nghệ mới ban hành Thông tư 23/2015/TT-BKHCN, thay thế cho Thông tư 20/2014/TT-BKHCN điều chỉnh một số điều khoản quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng vào Việt Nam.
Theo các quy định tại Thông tư 23, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam có tuổi đời không quá 10 năm. Thiết bị được sản xuất phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia, hoặc tiêu chuẩn G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và môi trường.
Như vậy, so với Thông tư 20, quy định về tuổi đời của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ cũ đã qua sử dụng nhập khẩu đã được điều chỉnh tăng thêm 5 năm. Tuy nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành xem xét, quyết định đối với những trường hợp đặc biệt, khi doanh nghiệp đề xuất cần phải nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng có tuổi đời quá 10 năm.
Thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam có tuổi đời không quá 10 năm. (Ảnh minh họa: KT)
Thông tư 23 cũng quy định, đối với các linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng, doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu khi có nhu cầu sửa chữa, thay thế đối với thiết bị đang được vận hành tại doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sản xuất có thể tự nhập khẩu hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp khác thực hiện việc nhập khẩu.
Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu nhập khẩu thiết bị có thời gian thấp hơn 10 năm, tùy thuộc đặc thù của từng ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành quy định cần thiết và thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ biết để thống nhất quản lý.
Video đang HOT
Riêng đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư (bao gồm dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng), nếu trong hồ sơ dự án đầu tư có danh mục thiết bị đã qua sử dụng và được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì không phải áp dụng quy định nói trên.
Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, cơ quan đăng ký và quyết định chủ trương đầu tư vẫn có thể lấy ý kiến thẩm định công nghệ đối với thiết bị đã qua sử dụng, trước khi quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Thủ tướng lệnh dừng xây các khu trung tâm hành chính tập trung
Để có điều kiện đánh giá kỹ hơn và rút kinh nghiệm việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tạm dừng triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung.
Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho một số địa phương lập quy hoạch và chuẩn bị đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính theo hướng đảm bảo đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống hành chính tập trung, hiệu quả, sử dụng nguồn vốn đầu tư từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất các cơ sở nhà, đất hành chính cũ và ngân sách địa phương.
Tuy nhiên, để có điều kiện đánh giá kỹ hơn và rút kinh nghiệm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tạm dừng triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung tại các địa phương trong thời gian qua và đề xuất giải pháp phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương tạm dừng triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung
Xây trụ sở không phải là vấn đề cần ưu tiên
Theo Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh, việc liên quan đến xây dựng những trung tâm hành chính tỉnh với quy mô không nhỏ, đến cả ngàn tỷ và thậm chí có những dự án đang đề xuất là đến cả 10.000 tỷ trong bối cảnh hiện nay gây ra bức xúc không chỉ với Quốc hội đang trong kỳ họp mà ở xã hội cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
"Bản thân giới chuyên gia chúng tôi cũng hết sức lo ngại. Trước tiên, đó là chuyện hiện nay ngân sách của chúng ta đang rất eo hẹp. Hàng năm ngân sách của chúng ta thâm hụt khoảng 5% GDP, như vậy, liên tục trong những năm qua, nợ công của chúng ta tiến rất nhanh đến ngưỡng an toàn (65%GDP). Chính phủ cũng đang phải tính sẽ phát hành 3 tỷ đô la trái phiếu vì chúng ta không có nguồn để trả nợ cũ mà còn phải vay nợ mới." chuyên gia Vũ Đình Ánh phân tích.
Theo vị chuyên gia này, trong bối cảnh khó khăn và nhiều dự án đầu tư công đang phải sắp xếp điều chỉnh lại mà đặt ra hàng loạt dự án như vậy không chỉ gây ra bức xúc mà thậm chí còn gây sự khó hiểu nhất định đối với sự quản lý ngân sách nói chung cũng như quản lý hoạt động đầu tư công nói riêng.
Theo TS Vũ Đình Ánh, việc xây những trung tâm hành chính tập trung không phải là không đúng chủ trương bởi ngoài đầu tư cho kinh tế thì vẫn phải đầu tư cho xã hội, văn hóa..., nhưng quan trọng là vấn đề thời điểm. "Khi nào chúng ta thấy thích hợp thì mới triển khai các dự án như vậy. Quan trọng nhất là phải có trật tự ưu tiên để làm sao những dự án, công trình bức xúc nhất, quan trọng nhất phải triển khai trước thay vì những công trình mà tính chất chưa hẳn là quan trọng hay thời điểm chưa thích hợp." ông nói.
Theo ông, hiện nay nhu cầu đầu tư nói chung, đặc biệt là nhu cầu đầu tư công, từ Trung ương đến dịa phương đều phải đặt vấn đề là công trình thật sự bức xúc mới được ưu tiên.
"Vấn đề này hiện nay Quốc hội đang có những ý kiến khác nhau, ví dụ như tiết kiệm chi thường xuyên, thậm chí chưa tăng lương năm 2016, Còn theo quan điểm của tôi, mục mà chúng ta cần tiết kiệm và chống lãng phí nhất trong bối cảnh hiện nay là xem xét lại đầu tư công của nhà nước. Hiện nay, tuy không lớn nhưng việc triển khai nhiều dự án đầu tư công chưa thực sự cần thiết là cần phải rà soát. Bởi vì, mỗi dự án đầu tư công chi cả chục, cả trăm, cả ngàn tỷ nhưng hiệu quả đầu tư công lại đang khó đánh giá." TS Vũ Đình Ánh nhận xét.
Về ý kiến cho rằng địa phương tự cân đối nguồn vốn, thậm chí là không cần xin ngân sách Trung ương hay có thể đi vay, bán đất trụ sở cũ..., ông Ánh nói:
"Khi chúng ta bắt đầu thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, đã có quy định rất chặt chẽ. Đó là bất kể công trình đầu tư công nào, từ khâu phê duyệt chủ trương đến quyết định đầu tư đều phải giải thích hoặc xác định rõ nguồn vốn. Hiện nay, chúng ta quá băn khoăn về nguồn vốn mà lại quên mất một vấn đề rất quan trọng trong đầu tư công, trong đó có các trung tâm hành chính, tượng đài..., là những công trình đó đã quá cấp thiết hay chưa chứ chưa nói đến tiền ở đâu ra." TS nêu quan điểm.
Theo vị chuyên gia này, vấn đề thứ hai không kém phần quan trọng, đó là chưa khắc phục bệnh đầu tư công theo phong trào.
"Nhìn thấy các trung tâm hành chính tập trung này, tôi có cảm nhận hoàn toàn là quay lại đầu tư theo phong trào. Tỉnh này có thì tỉnh kia cũng phải có. Đây là lỗi trong đầu tư công mà chúng ta phải khắc phục." ông nói.
Cũng theo TS Ánh, vấn đề cần quan tâm nữa, đó là việc đầu tư dàn trải. "Trong tình huống như thế này, ngân sách trung ương và địa phương đều khó khăn, có đi vay nợ cũng không đơn giả, chúng ta không thể mượn cớ xây dựng để phục vụ cho cải cách hành chính. Trong cải cách hành chính, vấn đề cơ bản là cán bộ, là cách thức tổ chức chứ không phải là hình thức như cái trung tâm hành chính tập trung." TS thẳng thắn nêu quan điểm.
Cũng chia sẻ về vấn đề này, TS Phạm Sĩ Liêm day dứt: "Quê tôi Nghệ An, là tỉnh nghèo nhất nước, cùng với Thanh Hóa là tỉnh đông dân và cũng rất nghèo, được Trung ương trợ cấp vào loại nhiều nhất, trong lúc cấp bách như thế này lại đi xây trụ sở cho nó đàng hoàng là chưa phải. Phải là hạ tầng đô thị hay trường học, bệnh viện chứ chưa phải là trụ sở."
Còn Phó Vụ trưởng Vụ ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính Đỗ Việt Đức thì nhấn mạnh, những địa phương đó điều đầu tiên là phải thực hiện việc phát triển kinh tế nói chung, trong đó thực hiện tốt việc đảm bảo an sinh xã hội. Sau khi những nhiệm vụ đó cơ bản hoàn thành mới có thể dành nguồn cho cải tạo, sửa chữa, nâng cấp trụ sở, hoặc nếu có nguồn thì mới xây dựng mới.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
"Không có thiết bị giám sát hành trình, lái xe toàn... nói dối!" "Không có thiết bị giám sát hành trình thì lái xe toàn nói dối, xe ở chỗ này nhưng lại báo là chỗ khác. Các vi phạm của lái xe khi tham gia giao thông cũng không được kiểm soát chặt chẽ, bằng chứng là đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông do lái xe chạy quá tốc độ..". Đó là...