Nhập hộ khẩu vào TP.HCM sẽ khắt khe hơn
Sở Xây dựng TP.HCM đã đề xuất UBND TP về diện tích nhà bình quân tối thiểu để đăng ký hộ khẩu thường trú vào địa chỉ cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, tại các quận là 16 m/người, tại các huyện là 8 m/người.
Nhiều người có thu nhập thấp như công nhân sẽ khó nhập hộ khẩu vào TP.HCM hơn – Ảnh: Trương Huyền
Trước năm 2013, diện tích nhà ở để đăng ký hộ khẩu thường trú đối với nhà thuê, mượn, ở nhờ là 5 m/người. Theo luật Cư trú sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1.1.2014, diện tích bình quân nhà ở để đăng ký thường trú trong trường hợp nhà ở nhờ, cho mượn, cho thuê ở các đô thị lớn sẽ do HĐND TP quy định. Như vậy, đề xuất trên của Sở Xây dựng TP.HCM nếu được thông qua, sẽ là cơ sở để xem xét cho đăng ký hộ khẩu thường trú đối với các đối tượng này.
Thượng tá Cao Văn Đen, Phó trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) – Công an TP.HCM, cho biết: Cơ sở để đưa ra quy định này dựa trên số liệu diện tích bình quân nhà ở trên đầu người của TP hiện nay là 16,4m/người. Sở dĩ có sự “chênh” nhau giữa các quận, huyện là nhằm phân bổ đồng đều dân số, tránh trường hợp tập trung về các quận, đặc biệt là các quận nội thành.
Trong khi đó, theo số liệu của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), trên địa bàn TP.HCM, 95% nhà trọ là do người dân xây dựng để kinh doanh nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người nhập cư vào TP.HCM. Đa phần nhà trọ đều có diện tích rất nhỏ so với “chuẩn” 8 – 16 m/người. Theo số liệu của Ban Quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp TP.HCM, hiện có hơn 65% lao động trong các khu chế xuất và khu công nghiệp của TP là người nhập cư. Gia đình chị Lê Trương Nhị (quê ở Cà Mau) đang thuê 1 phòng trọ ở xã Bình Hưng (H.Bình Chánh, TP.HCM) có diện tích 8 m với 3 người sinh sống. “Với gia đình tôi, diện tích bấy nhiêu là vừa đủ cho sinh hoạt lẫn số tiền bỏ ra hằng tháng để thuê, nếu theo “chuẩn” là 8 m2/người thì gia đình tôi phải thuê căn phòng đến 24 m, tiền thuê sẽ tăng lên gấp 3 lần, không đủ sức để chi trả”, chị Nhị nói.
Video đang HOT
Liên quan vấn đề này, Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu nhận xét: “Hiện ở TP.HCM, nhiều hộ gia đình 7 – 8 người sống trong căn nhà chỉ 30 – 40 m. Như vậy, lấy con số bình quân là 16,4 m/người để làm “chuẩn” là quá cao đối với đại bộ phận người dân. Nên chăng, TP.HCM cần xem xét hạ chuẩn để người dân dễ dàng hơn trong việc nhập khẩu”.
Theo TNO
Nghệ An: Chưa có xe máy điện nào được đăng ký
Hàng trăm xe máy điện chưa được đăng ký do thiếu các giấy tờ cần thiết theo quy định. Bên cạnh việc chưa đủ các giấy tờ thì người dân cũng không mặn mà gì với quy định mới về kiểm soát xe máy điện.
Chưa có xe máy điện nào trên địa bàn Nghệ An đăng ký mặc dù Thông tư 15 đã có hiệu lực từ hơn 1 tháng nay.
Ngày 4/7, trao đổi với chúng tôi, ông Trần Quỳnh Long - Đội trưởng Đội Đăng ký xe lái, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nghệ An cho biết: "Tính đến thời điểm này chưa có bất kỳ xe máy điện nào trên địa bàn tỉnh Nghệ An đăng ký. Nguyên nhân là do các chủ xe không có đầy đủ giấy tờ để làm đăng ký theo quy định. Vào những ngày đầu tháng 6, khi Thông tư 15 của Bộ Công an chính thức có hiệu lực, cũng có một vài người dân đến đăng ký nhưng do thiếu giấy tờ nên vẫn chưa đăng ký được".
Theo ông Long, thủ tục đăng ký xe máy điện giống thủ tục đăng ký xe mô tô. Người dân cần mang CMTND (hoặc sổ Hộ khẩu nếu chưa có CMT) cùng với xe và phiếu kiểm tra xuất xưởng (đối với xe trong nước), tờ khai nhập khẩu (đối với xe nhập khẩu), hóa đơn giá trị gia tăng đến chi cục thuế địa phương nộp thuế trước bạ. Sau đó, đến công an xin tờ khai, cà số khung, số máy rồi đăng ký.
Nhìn chung, việc đăng ký xe máy điện không có gì phức tạp so với việc đăng ký các phương tiện khác. Tuy nhiên, trên thực tế là hấu hết người dân đều không có các giấy tờ cần thiết để thực hiện việc đăng ký này. Bà Nguyễn Thị Liên (Tp Vinh, Nghệ An) cho hay: "Lúc mua xe, người bán hàng chỉ đưa cho tôi hóa đơn mua xe cùng với tờ hướng dẫn sử dụng thôi. Nghĩ là xe mua về cũng chỉ chạy loanh quanh từ nhà ra chợ, cũng chẳng cần phải giấy tờ này nọ nên tôi cũng không hỏi. Giờ mới biết là xe phải nộp thuế trước bạ rồi đi đăng ký. Xe mua được hơn 1 năm rồi, giờ quay lại xin giấy tờ người ta cũng không cho nên cũng không thể đăng ký được".
Trong khi đó, theo ghi nhận của chúng tôi, rất nhiều người dân ngoài việc không đủ giấy tờ để đăng ký theo quy định thì vẫn mang tâm lý chủ quan vì nghĩ rằng CSGT sẽ không xử lý nếu không có đăng ký xe.
Chưa đăng ký đồng nghĩa chưa được gắn BKS phương tiện, bởi vậy việc quản lý, xử phạt người đi xe máy điện vi phạm luật giao thông cũng gặp khó khăn.
Có mặt tại cửa hàng bán xe máy - xe đạp điện trên đường Trần Phú (Tp Vinh) chúng tôi được người bán hàng thằng thắn bày tỏ quan điểm: "Xe máy điện do Việt Nam sản xuất từ năm 2014 thì mới có đầy đủ giấy tờ chứ xe máy điện do Trung Quốc sản xuất thì lấy đâu ra. Với lại năm nay có quy định về đăng ký xe máy điện thì mới chú ý đến giấy tờ chứ trước nay làm gì có. Hàng trăm chiếc xe máy điện chúng tôi bán mấy năm qua làm gì có giấy tờ gì thì làm sao người dân có đủ giấy tờ mà đăng ký được". Chị này cũng cho biết, trung bình mỗi tháng cửa hàng của chị bán được khoảng 20-30 chiếc xe máy điện.
Bên cạnh đó, người chủ cửa hàng này còn khăng khăng khẳng định: quy định là thế nhưng mới chỉ nói trên ti vi, "người ta" không bắt đi đăng ký đâu. Thậm chí còn khẳng định "cảnh sát giao thông không có quyền gì mà bắt xe máy điện của dân chỉ vì dân không đăng ký" (!).
Trong vai người dân có nhu cầu mua xe máy điện và yêu cầu phải đầy đủ giấy tờ để có thể làm thủ tục đăng ký xe một cách thuận lợi, chúng tôi được chị Y. chủ một cửa hàng khác cũng trên đường Trần Phú "bật mí": "Nếu cần đăng ký, chị có thể viết cho một tờ hóa đơn mua xe cũ, sau đó em về xin xác nhận của địa phương là xe của mình rồi đi đăng ký cũng được. Giấy tờ mua bán thì chỉ có hóa đơn mua bán thông thường và sổ bảo hành. Xe ngoại thì nhập theo từng lô với hàng chục xe một lúc nên cũng không có tờ khai nhập khẩu".
Chưa có xe máy điện nào được đăng ký bởi vậy hiện tại lực lượng CSGT mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, hướng dẫn thủ tục cho người dân. "Theo Thông tư 15 thì xe máy điện bắt buộc phải đăng ký. Còn theo quy định thì phải có đầy đủ giấy tờ mới có thể đăng ký được. Nếu xe máy điện không đăng ký mà vẫn lưu thông trên đường, chúng tôi sẽ thu giữ. Nếu người dân không bổ sung giấy tờ đầy đủ để đăng ký thì xe sẽ bị tịch thu và sẽ bị bán hóa giá sung công quỹ", ông Trần Quỳnh Long cho biết thêm.
Bởi việc đăng ký xe máy điện chưa được thực hiện do vướng mắc từ phía người dân nên Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An đang chờ hướng dẫn của Bộ Công an để "gỡ khó" cho dân.
Trên thực tế, vì chưa đăng ký nên chưa có số liệu chính xác về số lượng xe máy điện trên địa bàn Nghệ An nhưng con số đó chắc chắn không phải là ít. Hàng nghìn chiếc xe máy điện đã được bán cho người dân nhưng lại không có đầy đủ giấy tờ. Vậy, công tác quản lý của ngành chức năng về vấn đề này như thế nào và hàng trăm triệu đồng tiền thuế đã bị thất thoát đi đâu?
Hoàng Lam
Theo Dantri
Hàng triệu trái tim đang hướng về các anh Từ 5 giờ sáng 27.5, bốn bác sĩ của Hội Y dược H.Tân Châu, tỉnh Tây Ninh cùng nhau khởi hành từ Tân Châu để kịp đến tòa soạn Thanh Niên vào đầu giờ làm việc, trao số tiền 30 triệu đồng gửi đến các lực lượng chấp pháp VN trên biển. Bác sĩ Hội Y dược H.Tân Châu góp tiền ủng hộ...