Nháo nhào mua xe “chạy” thuế
Theo một số đại lý bán ô tô, bên cạnh nhu cầu mua xe sử dụng dịp Tết, nhiều khách hàng quyết định mua xe trong giai đoạn này nhằm tránh việc giá xe tăng do thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
Lượng xe các hãng bán ra tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm
Mua sớm đỡ tiền chênh lệch
Từ ngày 1-1-2016, cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô nhập khẩu dưới 24 chỗ sẽ chính thức thay đổi. Theo Nghị định 108 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, giá làm căn cứ tính thuế với mặt hàng ôtô nhập khẩu dưới 24 chỗ ngồi là giá bán ra của nhà nhập khẩu (giá bán buôn) nhưng không được thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu. Nếu thấp hơn mức này, giá tính thuế sẽ do cơ quan thuế ấn định.
Như vậy, giá thuế tiêu thụ đặc biệt phải cộng thêm một phần lợi nhuận, chi phí, cước vận chuyển từ nhà nhập khẩu tới tay đại lý phân phối cho người tiêu dùng. Theo một số đại lý, việc thay đổi giá tính thuế có thể khiến giá xe tăng mạnh. Để tránh việc phải mất thêm tiền khi mua xe, nhiều khách hàng quyết định mua xe trước thời điểm cách tính thuế mới có hiệu lực.
Nghiên cứu loại xe 7 chỗ của nhiều hãng đã lâu, trong tuần vừa qua anh Nguyễn Quang Toàn (ở quận Hà Đông) đã quyết định đến đại lý để đăng ký mua xe. Anh Toàn chia sẻ: “Sau khi bán xe cũ, tôi cũng đã tìm hiểu nhiều dòng xe 7 chỗ để phù hợp với nhu cầu của gia đình. Cuối cùng tôi quyết định mua chiếc Hyundai – Santa Fe. Số tiền hiện có vẫn thiếu gần 200 triệu so với giá bán xe nhưng nghe nói sang năm 2016, giá bán có thể tăng mạnh do thay đổi cách tính thuế nên tôi quyết định vay thêm tiền để lấy xe sớm”.
Video đang HOT
Nhân viên một đại lý Hyundai tại Hà Nội cho biết, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt bắt đầu tăng từ năm 2016, theo đó giá xe nhập khẩu có thể tăng từ 7-20%. Nhiều khách hàng nắm bắt tình hình nên có quyết định mua sớm để tránh bị chênh cao. Ví dụ xe giá 1 tỷ đồng mà tăng 10% thì khách hàng mất ngay 100 triệu đồng.
Lượng xe nhập khẩu tăng mạnh
Nhìn vào số lượng xe nhập khẩu của các doanh nghiệp những tháng cuối năm cho thấy, lượng xe nhập khẩu về nước tăng chóng mặt. Như vậy, việc “chạy” thuế không chỉ đến từ khách hàng mua xe mà còn có sự góp mặt của các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.
Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho biết, lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong tháng 10-2015 là 13.960 chiếc, tăng 62,7% so với tháng trước. Trong đó, lượng nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 7.580 chiếc, đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 1-2010, tăng 115% so với tháng trước và chiếm 55% tổng lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong tháng.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 10-2015, lượng xe ô tô nguyên chiếc các loại cả nước nhập về là 97.320 chiếc, tăng 88,1% so với cùng kỳ năm 2014. Trên thực tế, số lượng xe được các hãng bán ra cũng tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) cho biết, tháng 11, Thaco tiếp tục dẫn đầu thị trường ôtô Việt Nam với doanh số 8.625 xe (5.103 xe du lịch và 3.522 xe thương mại). Đây là tháng Thaco có doanh số cao nhất tính từ đầu năm 2015 đến nay, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo kết quả kinh doanh tháng 11 do Ford Việt Nam vừa công bố, trong tháng đã bán ra 2.369 xe. Số lượng này cũng phá kỷ lục về doanh số của hãng vừa thiết lập trong tháng 10 vừa qua.
Theo_NDH
Giảm thuế, mua ô tô nhiều sẽ "tác động ngược"?
Chiều 13/11, thảo luận về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật về thuế, nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) bức xúc và không đồng tình với chủ trương xoá thuế cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Lãi hưởng, lỗ đổ cho dân
Không đồng tình với quy định xóa thuế cho các DNNN, theo ĐB Danh Út (Kiên Giang), việc này sẽ tạo ra bất bình đẳng giữa các DN. Nếu DN cứ làm ăn thua lỗ rồi xóa thuế sẽ kìm hãm sự phát triển, khuyến khích làm ăn phi pháp. Trên cơ sở đó, ĐB đề nghị không nên quy định điều này vào trong luật.
Tương tự, ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) cũng tỏ ra không đồng tình với việc xóa nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho DNNN đang chuẩn bị cũng như đã cổ phần hoá. Theo ĐB Vở, chỉ nên xóa nợ trong những trường hợp phát sinh nợ do lỗi của cơ quan nhà nước, không nên xóa cho các đối tượng khác như dự án luật đã nêu, vì điều này trái với quy định của Hiến pháp là mọi công dân phải có nghĩa vụ đóng thuế.
ĐB Vở cũng cho rằng, "không thể chấp nhận tình trạng khi có lợi thì DN hưởng còn lỗ để nhà nước gánh chịu, mà nhà nước ở đây chính là người dân. Quy định này cũng thể hiện sự không nghiêm của pháp luật về thuế. "Pháp luật hiện hành quy định khi chuyển pháp nhân thì pháp nhân mới phải kế thừa các quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ, trong đó có cả nợ thuế", ĐB Vở cho hay.
ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường và nhiều ĐB khác không đồng tình với việc xoá thuế cho DNNN. Ảnh: HL
"Không thể chấp nhận tình trạng khi có lợi thì DN hưởng còn lỗ để nhà nước gánh chịu, mà nhà nước ở đây chính là tiền thuế của người dân". ĐB Trương Văn Vở
Cũng không tán thành với việc xoá thuế cho DNNN, ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cho rằng, tờ trình của Chính phủ không nêu rõ số lượng bao nhiêu DN, hay tổng số số tiền xóa từ thuế là bao nhiêu? Trên cơ sở đó, nữ ĐB đang làm DN đề nghị không thực hiện chủ trương này để không tạo thành một chính sách thường xuyên, tạo sự bất bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế.
Có cùng nhận định, ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) cho rằng, kể cả trong trường hợp chuyển giao, nếu thuế cũ còn nợ thì người chủ mới vẫn phải có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ. ĐB Lịch đề nghị Chính phủ thống kê danh sách cụ thể xem có bao nhiêu DN nằm trong diện được xoá thuế, đồng thời cần đưa ra kịch bản về mức độ phục hồi của DN, đặc biệt không được để quy định này trở thành một chủ trương dài hạn.
Giảm thuế, mua ô tô nhiều sẽ "tác động ngược"?
Một trong những kỳ vọng rất lớn của người tiêu dùng trong thời gian qua là việc đưa thuế suất về bằng không cũng như giảm thuế tiêu thụ đặc biệt tới đây sẽ góp phần giảm giá ô tô, lúc đó người có thu nhập trung bình khá sẽ có cơ hội mua sắm ô tô. Tuy nhiên khi thảo luận về lĩnh vực thuế tiêu thụ đặc biệt chiều cùng ngày, không ít ĐBQH đã lên tiếng phản đối chủ trương giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, vì cho rằng sẽ gây bất lợi cho DN nội địa và ngành ô tô Việt Nam.
Nêu quan điểm về điều này, ĐB Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) viện dẫn ra nhiều bất cập khi giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và đề nghị cân nhắc kỹ để đảm bảo lợi ích giữa DN, người tiêu dùng, nhà nước. Trên cơ sở đó, vị ĐB đoàn Vĩnh Phúc đề nghị giữ nguyên thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc chỉ giảm ở mức thấp. Lý do mà ĐB Thuỷ đưa ra là khi giảm thuế đồng loạt sẽ gây "tác động ngược". Vì khi đó người mua ô tô sẽ tăng đột biến, kéo theo hệ quả lớn về môi trường, kẹt xe, rồi tai nạn giao thông... Mặt khác, việc giảm thuế sẽ khiến DN ngoại hưởng lợi kép, còn DN nội sẽ gặp bất lợi, dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám, mất thị trường.
ĐB Lê Văn Lai (Quảng Nam) đưa ra cảnh báo, nếu giảm sâu thuế tiêu thụ đặc biệt thì "đất nước sẽ đối mặt với những thách thức mới". Khi xe ồ ạt vào Việt Nam, ngành sản xuất ô tô trong nước sẽ bước lên vũ đài mới với một sự "cạnh tranh không tương thích". Ngành ô tô Việt Nam mới ra đời và còn non trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, trong khi đó các nước có đầy đủ điều kiện để chiến thắng chúng ta ngay trên sân nhà.
"Chính phủ đã tính tới chiến lược phát triển ô tô trong nước có khả năng thất bại không? Đã tính đến việc vượt qua khó khăn này bằng giải pháp nào chưa?", đặt câu hỏi, rồi ĐB Lai cho biết, nếu thuế tiêu thụ đặc biệt giảm sâu, ngành ô tô trong nước sẽ "chết". Tại Quảng Nam, DN ô tô sẽ không tồn tại, kéo theo nhiều hệ lụy, hàng chục nghìn lao động sẽ phải đối mặt với cảnh thất nghiệp.
Theo_24h
Chính thức điều chỉnh cách tính thuế: Xe nhập lại có cơ hội tăng giá? Chưa kịp chờ thuế nhập khẩu giảm về 0% theo lộ trình các hiệp định thương mại tự do, xe ô tô nhập khẩu dưới 24 chỗ lại có "cơ hội" tăng giá nhờ đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt? (Ảnh minh hoạ). Chính thức thay đổi cách tính thuế Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết...