Nhanh như chớp, cụ bà 82 tuổi cứu người đàn ông bị điện giật khỏi ‘cửa tử’
Thấy người thợ điện gặp nạn, cụ bà 82 tuổi ở Chonburi đã nhanh trí sơ cứu, giúp nạn nhân vượt cửa tử.
Tờ Thaiger của Thái Lan đưa tin, vụ việc xảy ra vào khoảng 12h30 (giờ địa phương) ngày 8/7 tại huyện Sattahip, tỉnh Chonburi. Hôm đó, nhà bà Sa-ngiam Kukkong, 82 tuổi, xảy ra sự cố về điện. Bà đã gọi một thợ điện tên là Somsak Kaerattana, 61 tuổi đến nhà để xử lý giúp.
Khi đang loay hoay với những sợi dây trên mái nhà, ông Somsak vô tình chạm vào một máng xối kim loại bị nhiễm điện.
Hình ảnh được camera ghi lại cho thấy, nạn nhân co giật trên chiếc thang gấp, không thể nhấc tay khỏi máng xối, nên đã hét lên cầu cứu khiến bà Sa-ngiam lao nhanh từ trong nhà ra.
Ngay lập tức, cụ bà dùng một sợi dây quàng vào một bên chân của ông Somsak rồi từ từ kéo nạn nhân xuống, tách khỏi nguồn điện.
Tiếp đó, bà Sa-ngiam tiến hành sơ cứu nhanh. Trao đổi với Kênh 3, cụ bà 82 tuổi cho biết đã học được kỹ thuật cứu sống nạn nhân bị điện giật từ các video trên YouTube.
Bà cho biết: “Tôi tình cờ xem được một video, hướng dẫn sơ cứu một người bất tỉnh. Tôi nghĩ rằng nó có thể giúp được Somsak và nó thực sự hữu ích”.
Đội cứu hộ địa phương thuộc Tổ chức Sawang Rojhanadham cho biết, họ nhận được tin báo vào khoảng 13h30. Khi đó, ông Somsak vẫn tỉnh táo nhưng rất yếu và đang nằm trên một chiếc ghế dài bằng gỗ ở hiên nhà.
Ông Somsak lập tức được lực lượng cứu hộ đưa đến bệnh viện và đã qua cơn nguy kịch.
Đoạn video ghi lại diễn biến sự việc sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã thu hút gần 2 triệu lượt xem, hơn 100 nghìn lượt thích và vô số bình luận.
Đa số người dùng mạng đều bày tỏ sự ngưỡng mộ trước sức khỏe, sự minh mẫn và nhanh trí tuyệt vời của bà Sa-ngiam.
Báo động về tình trạng san hô tẩy trắng lan rộng toàn cầu
Ngày 16/5, nhiều nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng san hô tẩy trắng hàng loạt đang lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn trên khắp thế giới.
Đây là mối đe dọa lớn đối với hệ sinh thái đại dương và cuộc sống của con người.
San hô ngoài khơi đảo Samae San, tỉnh Chonburi, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), kể từ tháng 2/2023, hiện tượng san hô tẩy trắng đã được ghi nhận tại 62 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 9 quốc gia so với cảnh báo hồi tháng 4. Nhiệt độ đại dương tăng kỷ lục là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Nước biển ấm lên đã khiến san hô đẩy tảo sống trong mô ra ngoài. Quá trình này khiến màu sắc rực rỡ của san hô biến mất, chỉ còn lại duy nhất màu trắng.
Ông Derek Manzello, điều phối viên chương trình Theo dõi Rạn san hô của NOAA, lưu ý tình trạng trên vẫn đang gia tăng cả về quy mô lẫn tác động và điều này có thể không xảy ra nếu không có biến đổi khí hậu.
Hậu quả của san hô tẩy trắng rất sâu rộng. San hô là hệ sinh thái quan trọng, cung cấp nơi sinh sống và thức ăn cho 25% các loài sinh vật biển. San hô bị tẩy trắng dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học, không chỉ ảnh hưởng đến "sức khỏe" của các đại dương mà còn đe dọa sinh kế của người dân, an ninh lương thực và các nền kinh tế địa phương.
Hiện tượng san hô tẩy trắng hàng loạt đang diễn ra là sự kiện thứ tư được ghi nhận trên thế giới, cùng với ba đợt khác xảy ra từ năm 1998 đến năm 2017. Các nhà khoa học cho rằng, đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy tác động của biến đổi khí hậu đối với đại dương.
Báo cáo của NOAA cho thấy khoảng 60,5% các rạn san hô trên thế giới đã phải hứng chịu nhiệt độ ở mức gây ra hiện tượng tẩy trắng trong 12 tháng qua và đây là một con số kỷ lục. NOAA dự báo trong những tháng tới, tình trạng san hô tẩy trắng có thể tiếp tục diễn ra ở các rạn san hô trên khắp châu Á, Mexico, Belize, Caribe và Florida (Mỹ).
Theo bà Karin Gleason, Trưởng bộ phận giám sát tại Trung tâm Thông tin môi trường quốc gia của NOAA, có đến 61% khả năng năm 2024 sẽ trở thành năm nóng nhất từng được ghi nhận và chắc chắn sẽ nằm trong Top 5 năm nóng nhất.
Tháng 4 vừa qua, các đại dương trên thế giới đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay. Đây là tháng thứ 13 liên tiếp nhiệt độ đại dương phá kỷ lục. Các nhà khoa học kêu gọi hành động khẩn cấp để giảm thiểu khí thải nhà kính và chống lại biến đổi khí hậu. Đây là giải pháp cấp thiết để bảo vệ các rạn san hô nói riêng và hệ sinh thái biển nói chung.
Trên 9.500 binh sĩ tham gia cuộc tập trận đa quốc gia Hổ mang Vàng tại Thái Lan Ngày 27/2, cuộc tập trận thường niên Hổ mang Vàng đã bắt đầu tại vùng duyên hải miền Đông Thái Lan, với sự tham gia của 9.590 binh sĩ từ 30 quốc gia. Binh sĩ tham gia cuộc tập trận Hổ mang Vàng tại tỉnh Chonburi, Thái Lan, ngày 3/3/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Được tổ chức lần đầu vào năm 1982, Hổ...