Nhang muỗi gây cháy nhà, thượng úy cảnh sát TP HCM hy sinh
Hai công nhân đặt nhang muỗi lên trên thùng carton, bén vào thùng quần áo gây cháy nhà, khiến thượng úy Long thiệt mạng khi dập hỏa hoạn.
Chiều 12/9, Cảnh sát PCCC TP HCM họp rút kinh nghiệm sau vụ cháy nhà tại quận Bình Tân khiến thượng úy Phạm Phi Long (Đội chữa cháy chuyên nghiệp khu vực 2, Phòng Cảnh sát PCCC quận Bình Tân) hy sinh, hai hạ sĩ bị thương khi tham gia dập lửa.
Trung tá Lê Mạnh Hà – Phó phòng Pháp chế, Điều tra, xử lý cháy nổ – cho biết, điều tra hiện trường và lời khai người liên quan, xác định khoảng 21h ngày 7/9, hai công nhân giữ kho vải là Nguyễn Thanh Hữu và Dương Văn Thảo đốt nhang muỗi trước khi đi ngủ. Vòng nhang này được gắn vào đầu cây kéo cắt vải trên tấm carton, phía dưới là thùng quần áo.
“Sau khi loại bỏ nguyên nhân cháy nhà do điện, chúng tôi nhiều lần thực nghiệm việc đặt nhang muỗi lên bìa thùng carton với điều kiện tương tự. Gần hai phút sau thùng cháy”, trung tá Hà nói và trình chiếu video thực nghiệm hiện trường.
Hiện trường vụ cháy nhà khiến đại úy Long hy sinh. Ảnh: Duy Trần.
Theo đại tá Huỳnh Văn Quyến – Trưởng phòng Cảnh sát PCCC Bình Tân – căn nhà có tổng diện tích mặt bằng 250 m2, vừa là nơi ở vừa làm kho chứa quần áo đã sử dụng. Kết cấu xây dựng gồm tường gạch cao 7,5 m, sàn đúc bêtông giả, mái tôn, có bậc III chịu lửa.
Đám cháy xảy ra vào ban đêm, tầm nhìn cấu kiện của ngôi nhà bị hạn chế. Khối sàn bêtông đúc giả mất khả năng chịu lực, sập đột ngột khiến thượng úy Long tử vong, hai hạ sĩ bị thương.
Trưởng Công an quận Bình Tân Trần Văn Ngọc cho biết thêm, người đốt nhang muỗi là anh Hữu, gây thiệt hại khoảng 600 triệu đồng. Anh ta không thừa nhận cho đến khi cơ quan điều tra đưa ra nhiều chứng cứ. Vụ việc sẽ được bàn giao về đơn vị này, xem xét xử lý.
Đại tá Lê Tấn Bửu – Giám đốc Cảnh sát PCCC TP HCM – nói rằng, bài học kinh nghiệm lớn nhất trong vụ việc là công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản cần phải làm tốt hơn. Bộ Công an đã đồng ý thăng hàm từ thượng úy lên đại úy đối với anh Long, hồ sơ công nhận anh là liệt sĩ đang chờ phê duyệt.
Video đang HOT
Cảnh sát trao quyết định thăng hàm cho gia đình đại úy Long. Ảnh: Cảnh sát PCCC TP HCM
Khuya 7/9, đại úy Long và đồng đội nhận nhiệm vụ chữa cháy tại số 9 đường 10A, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân. Đến 0h30 hôm sau, đơn vị triển khai thang 3 lên cửa sổ lầu một để dập lửa thì toàn bộ sàn bêtông lầu một sập khiến anh hy sinh, hai người khác bị thương nặng. Hiện, hạ sĩ Bùi Văn Dũng và Phạm Tấn Quốc vẫn điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Anh Long còn cha mẹ già, con trai hai tuổi và người vợ đang mang thai 8 tháng.
Duy Trần
Theo VNE
Đổ nát sau hỏa hoạn làm thượng úy cảnh sát TP HCM hy sinh
Căn nhà rộng 500 m2 chứa nhiều kiện quần áo đổ sập trong trận hỏa hoạn, đè thượng úy Long và hai đồng đội.
Nằm trên con đường nhỏ ở phường Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân), ngôi nhà rộng 500 m2 chứa nhiều kiện quần áo cháy ngùn ngụt khuya 7/9, không có người bên trong. Hơn 100 chiến sĩ có mặt ngay sau đó nhưng lửa đã bao trùm tất cả, cao hơn 2 m, mái tôn đỏ rực...
Khi lửa ở tầng dưới bị khống chế, thượng úy Phạm Phi Long, hạ sĩ Phạm Tấn Quốc và Bùi Văn Dũng (20 tuổi, Đội chữa cháy chuyên nghiệp khu vực 2, Phòng Cảnh sát PCCC quận Bình Tân) nhận nhiệm vụ tiếp cận từ phía cửa sổ. Tuy nhiên, lúc họ đang cố gắng dập lửa thì sàn bêtông tầng một sập, đè anh Long tử vong, hai người còn lại bị thương.
Căn nhà được xây dựng khá sơ sài, một bên dựa vào bức tường của ngôi biệt thự bên cạnh. Hỏa hoạn làm sụp đổ tất cả, chỉ để lại một cột trụ đúc bằng bêtông cốt thép.
Tường phía trước căn nhà đổ ra bên ngoài - được cho là nguyên nhân khiến sàn bêtông sập.
Bên trong, gạch đá, khung cửa sắt nằm ngổn ngang...
Có khoảng 5 tấn quần áo cũ đóng thành kiện trong nhà khi hỏa hoạn, khói độc bốc lên nghi ngút cản trở việc chữa cháy rất lớn.
Bức tường phía sau nhà bị đục để cảnh sát tiếp cận chữa cháy đêm qua.
Nhiều giờ sau sự việc, chị Nguyễn Thùy Vân (42 tuổi) - chủ căn biệt thự sát vách - còn nguyên vẻ bàng hoàng trên gương mặt. "Gia đình tôi chuẩn bị đi ngủ thì ngửi thấy mùi khét. Mở cửa phòng phát hiện nhà bên cháy dữ dội nên cả nhà bỏ chạy ra đường. Chồng tôi múc nước ở hồ cá, tạt vào dập lửa, nhiều người trong xóm cũng cố gắng lắm nhưng không ăn thua", chị kể.
Anh Hà Quế (44 tuổi) sống gần hiện trường cho biết: "Khoảng bốn cảnh sát đứng ở mái đằng trước xịt nước vào phía trong. Được một lúc thì ngôi nhà sập, kéo theo phần mái và đè nhóm chiến sĩ".
Những căn bên cạnh cũng bị hư hỏng nặng do ảnh hưởng từ vụ sập nhà. Đồ đạc vương vãi khắp nơi.
Đến chiều 8/9, cảnh sát vẫn phong tỏa hiện trường để điều tra nguyên nhân.
Duy Trần
Theo VNE
Lần chữa cháy định mệnh của thượng úy cảnh sát TP HCM Thượng úy Long cùng đồng đội phá cửa tầng một để tiếp cận ngọn lửa thì sàn bêtông đổ sập khiến anh hy sinh, hai đồng đội ngất lịm. Sáng 8/9, trong bộ trang phục cảnh sát PCCC rách tả tơi, hạ sĩ Phạm Tấn Quốc (24 tuổi) được đẩy ra từ phòng cấp cứu Bệnh Viện Chợ Rẫy. Toàn thân anh xây...