Nhận xét sách giáo khoa không công nhưng đòi trách nhiệm, giáo viên phải làm sao
Hãy để hội đồng chọn sách toàn quyền quyết định, sai đúng, hay dở họ cũng phải chịu trách nhiệm. Nếu không có năng lực, không dám chịu trách nhiệm thì xin nghỉ.
Ảnh minh họa
Hiện nay, các địa phương đang tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 đến giáo viên. Nơi thì tổ chức trực tuyến, nơi thì vừa trực tiếp và vừa trực tuyến, sau đó lấy ý kiến đóng góp cho bộ phận chọn sách.
Hội đồng chọn sách giáo khoa năm nay theo cấp tỉnh, không còn cấp trường như năm ngoái. Như vậy, mỗi tỉnh sẽ có một bộ sách giáo khoa lớp 1, lớp 2, lớp 6 chung.
Giáo viên phải làm cái việc không phải là nhiệm vụ của mình, không có thù lao tăng giờ, giữa bộn bề bao công việc hàng ngày khác nên hiệu quả công việc thế nào, không nói ai cũng biết.
Cô giáo M. (đề nghị không nêu tên) cho biết: “Chỉ nghe đại diện nhà xuất bản giới thiệu sách trực tuyến khoảng 15 phút, đọc qua loa đại khái trên sách điện tử, làm sao mà có nhận xét chính xác được.
Vì vậy, nhận xét chủ yếu nói cho hay, cho tốt, đại khái hình đẹp… thế thôi. Bên cạnh đó, trách nhiệm không bị trói buộc, tâm lý thì “ý kiến mình chắc chẳng ai quan tâm”, có cây đa cây đề lo rồi, trên cứ chọn, chọn cái nào dạy cái đó, thế thôi. Nên nhận xét, đánh giá ai cũng làm … cho có”.
Chẳng cần đọc, có ngay nhận xét
Việc đi xin nhận xét, đánh giá sách giáo khoa trên các hội, nhóm mạng xã hội là phổ biến. Chỉ cần đăng lời xin là… có ngay “Mạnh Thường Quân” tặng.
Cứ xin là có ngay nhận xét, đánh giá sách giáo khoa. (Ảnh chụp màn hình)
Bên cạnh đó, cũng có những trang thông tin điện tử muốn quảng cáo đến giáo viên, có dịp bán những tài liệu khác đã miễn phí nhận xét, đánh giá sách giáo khoa.
Giáo viên chỉ cần kích chuột là có ngay nhận xét, đánh giá sách giáo khoa. (Ảnh chụp màn hình)
Nhận xét, đánh giá sách giáo khoa không nên bắt thầy cô làm. Tại sao vậy?
Thứ nhất, phân công giáo viên đang công tác, vừa dạy học vừa đọc sách giáo khoa để kiểm định, đánh giá nhận xét là trái quy định, giáo viên không có nhiệm vụ này.
Thứ hai, giáo viên nhận xét, đánh giá sách giáo khoa là làm thêm ngoài giờ, nhưng không có chế độ tăng giờ, như vậy là sai Luật Lao động.
Thứ ba, vừa “xay lúa, vừa dỗ em” là bất khả thi, không thể làm tốt được, bắt giáo viên làm chỉ làm khổ giáo viên, tạo thói quen làm cho có, đối phó, lâu dần thấy làm giả dối cũng trở nên bình thường.
Thứ ba, với thời gian ngắn, không chuyên, không bị trói buộc trách nhiệm, nhận xét, đánh giá của giáo viên liệu có đúng, có đáng tin cậy, được người chọn sách tham khảo?
Thứ tư, đừng tạo cơ chế đổ lỗi cho hội đồng chọn sách giáo khoa, đã giao nhiệm vụ cho họ thì phải đặt niềm tin vào họ.
Hãy để hội đồng chọn sách toàn quyền quyết định, sai đúng, hay dở họ cũng phải chịu trách nhiệm. Nếu không có năng lực, không dám chịu trách nhiệm thì xin nghỉ. Cần có chế độ thỏa đáng cho các thành viên, đảm bảo họ không bị chi phối vật chất khác.
Thứ năm, hội đồng chọn sách thừa biết đánh giá nhận xét gửi về cho họ được nhân bản trên mạng, nếu có tham khảo họ cũng chỉ đọc một bản (vì cứ na ná nhau), vô hình trung chỉ làm thêm gian dối trong ngành.
Thứ sáu, không loại trừ có ai đó đang định hướng dư luận thông qua hình thức “cho không, biếu không” phiếu đánh giá, nhận xét sách giáo khoa.
Sách giáo khoa là hàng hóa đặc biệt, phải có cơ chế kiểm tra, đánh giá đặc biệt, đảm bảo sự chuẩn mực trước khi xuất bản, không phải ai cũng có thể đánh giá, nhận xét.
Đưa sách giáo khoa về cho giáo viên nhận xét, đánh giá khi họ chưa trải nghiệm là không thực tế, tốn công, tốn sức, tốn tiềm lực xã hội, là thiếu thực tế.
Thực tế sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021, sạn trong sách giáo khoa không phải do giáo viên phát hiện, báo cáo lên cấp có thẩm quyền, là minh chứng cụ thể, không cần, không nên bắt giáo viên nhận xét, đánh giá.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Ôm bụng cười những pha xử lý "đi vào lòng đất" của giáo viên khi học sinh ngủ gật, dân mạng cảnh báo: Đừng bao giờ ngủ khi thầy cô giảng bài
"Vỏ quýt dày có móng tay nhọn", thầy cô với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cũng "không phải dạng vừa" khi có hàng loạt các chiêu cao tay để xử lý ngay "thánh ngủ".
Ai qua thời học sinh, sinh viên mà không qua đôi ba lần thiu thiu ngủ gật. Gió mát, tiếng giảng bài êm êm, tưởng thầy cô lơ là thế nên cứ mặc nhiên gục xuống bàn mơ màng quên cả trời đất.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm bao nhiêu năm dạy dỗ tụi "nhất quỷ nhì ma", thầy cô cũng kịp "lận lưng" nhiều chiêu xử lý bá đạo, vừa đánh thức học sinh hiệu quả vừa khiến cả lớp có một phen cười đau ruột.
Giấc ngủ mơ màng và giọng ca vàng thánh thót
Trong clip vừa được chia sẻ, một nam sinh cũng trở thành "thánh ngủ" trong lớp học. Không biết cậu đã mơ màng được bao lâu, chỉ biết khi đang ngủ say sưa thì thầy giáo phát hiện ra và tiến đến.
Thay vì bị ăn ngay cây thước kẻ hay vài câu la mắng, thầy giáo này đã cất tiếng hát như... hét khiến anh chàng không khỏi giật mình. Nội dung câu hát cũng không thể hợp hoàn cảnh hơn: "Anh ngẩn ngơ cứ ngỡ/Đó chỉ là giấc mơ/Anh ngẩn ngơ cứ ngỡ/ Nhưng đang ngất ngây trong giấc mơ...".
Nam sinh ngủ say sưa không biết thầy giáo đang tiến tới.
Quả nhiên trước tiếng hát vang dội khắp nơi của thầy giáo mà nam sinh cũng đã tỉnh giấc, cả lớp sau đó cũng được một phen cười vỡ bụng. Nhiều người cho rằng cậu sinh viên này thật "may mắn", đã ngủ một giấc lại còn được thầy giáo đánh thức bằng phương pháp quá "ngọt ngào".
Vừa được ngủ vừa được "seo phì" cùng thầy hiệu phó, còn gì bằng!
Trước đó, câu chuyện thầy hiệu phó "trường người ta" được chia sẻ cũng khiến dân tình phục sát đất với hành động đáng yêu mà cũng rất "thâm nho" khi phát hiện học sinh đang ngủ gật trong lớp. Thầy hiệu phó khi đi kiểm tra một lớp học thấy học sinh ngủ gật đã không ngần ngại rút điện thoại ra ghi lại khoảnh khắc ấy.
"Seo phì" chút nha em
Một cô giáo chủ nhiệm ở Cà Mau cũng chụp selfie với nam sinh lớp 12 đang ngủ gật trong lớp để làm bằng chứng. Khi choàng tỉnh, học sinh này không khỏi hoảng hốt khi cô giáo đang ở bên cạnh.
Bức ảnh khó quên nhất đây.
Em ngủ ngon quá, mát không em?
Không chọn cách tốn... giọng hát hay dùng điện thoại, cô giáo THPT tại Biên Hòa, Đồng Nai có cách đối phó với học sinh ngủ gật độc đáo hơn nhiều mà vẫn khiến học sinh sợ tỉnh cả ngủ!
Theo đó, đang trong giờ học nhưng cậu học sinh lại chẳng hề theo dõi bài giảng. Không chỉ vậy còn cả gan chui xuống gầm bàn nằm ngủ như chốn không người. Sau khi phát hiện vụ việc, cô giáo trẻ không quát mắng, ngược lại ung dung đi xuống, nhẹ nhàng lấy giấy quạt cho cậu học sinh rồi buông câu xanh rờn: "Mát không em?". Cậu học sinh sau đó giật mình tỉnh dậy, sợ quên cả buồn ngủ, còn cả lớp thì cười nghiêng ngả.
"Ủa, sao tự nhiên gió đâu mát quá?".
Và đây, còn những pha xử lý "đi vào lòng đất" khác nữa!
Sao khó thở vậy ta?
Dán thông báo cho khỏi ai làm phiền nha.
Thế mới thấy rằng, thầy cô giáo ngày càng "bá đạo", chẳng những khả năng sư phạm cao mà tâm lý cũng vô cùng vững vàng. Có lẽ, từ giờ các cậu học sinh này sẽ không dám ngủ gật trong giờ học nữa đâu.
Vào mùa hội giảng, giáo viên rộn ràng lên mạng xin giáo án Thời gian này, một trong những hoạt động được nhiều nhà trường tập trung thực hiện là các giờ thao giảng, hội giảng của giáo viên. Xin ý tưởng, xin cả giáo án Trên một diễn đàn dành cho giáo viên, thời gian này liên tục thấy những đề nghị xin kinh nghiệm, góp ý, ý tưởng cho bài hội giảng, thao giảng...