Nhân viên y tế từng xé áo blouse tiếp tục lên mạng chửi lãnh đạo
Nhân viên y tế từng xé áo blouse gây xôn xao dư luận tiếp tục lên mạng xã hội chửi bới lãnh đạo vì không được cử đi… tập huấn.
Sáng 6-7, ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã nắm được việc y sĩ Phạm Hồng Thái (nhân viên Trạm Y tế xã Cư Né, huyện Krông Búk) đăng tải đoạn clip lên mạng xã hội Facebook phản ánh việc không được cử đi tập huấn điều trị và quản lý bệnh nhân sốt rét.
Ông Phạm Hồng Thái xé áo blouse của mình vào tháng 12-2021
Cũng theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, trong clip ông Thái nói xấu lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Krông Búk với những ngôn từ không đúng chuẩn mực. “Chúng tôi sẽ yêu cầu Thanh tra sở vào cuộc, xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm quy định của ngành y tế” – ông Nay Phi La, nói.
Trước đó, tối 5-7, ông Phạm Hồng Thái đã đăng tải một đoạn clip trên mạng xã hội Facebook cho rằng ông Trần Thuận, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Krông Búk làm việc bát nháo, lộng quyền khi không cử ông đi tập huấn.
Nội dung đoạn clip ông Thái nói ông quản lý, chuyên trách chương trình sốt rét của Trạm Y tế (TYT) xã Cư Né, nhưng không được thông báo đi tập huấn chương trình này. Đây là cách làm việc bát nháo, vô tổ chức, thể hiện sự độc đoán, chuyên quyền, lộng quyền của TTYT tế huyện Krông Búk mà trong đó ông Trần Thuận là Giám đốc.
“Tôi đề nghị cơ quan chức năng, đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk phải làm đến nơi đến chốn vụ này. Tôi ý kiến rất nhiều về trường hợp Trần Thuận nhưng không bao giờ được giải quyết. Tôi đã gửi đơn liên tục 7 tháng nay rồi chưa thấy một công việc làm đến nơi hết. Ngay như Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk ra kết luận không đâu vào đâu” – ông Thái nói.
Video đang HOT
Liên quan đến vấn đề này, một lãnh đạo TTYT huyện Krông Búk, cho biết ngày 4-7, Khoa Kiểm soát bệnh tật-HIV-AIDS có báo cáo đề xuất cán bộ tham gia tập huấn chẩn đoán, điều trị và quản lý trường hợp bệnh sốt rét.
Khoa này nhận thấy cán bộ chuyên trách sốt rét tại xã đã được tập huấn nhiều lần nên cần phải luân phiên cán bộ mới đi để nắm bắt công tác quản lý và điều trị bệnh nhân sốt rét. Bên cạnh đó, một số xã chuyên trách sốt rét đang tham gia tập huấn chương trình phòng chống lao nên cử cán bộ khác tham gia tập huấn.
Riêng TYT xã Cư Né, khoa này nhận thấy cán bộ Phạm Hồng Thái có suy nghĩ và tư tưởng không vững, mỗi lần lên làm việc với cơ quan hay ghi âm chụp hình và quay video nên khi làm việc rất khó khăn cho anh em. Lần trước cử đi tập huấn chương trình sốt rét cũng quay video phát trực tiếp trên Facebook làm ảnh hưởng tới đơn vị. Do đó, khoa này đã làm việc với TYT xã Cư Né không cử cán bộ Phạm Hồng Thái đi tập huấn mà cử cán bộ khác đi về để thay đổi chuyên trách quản lý chương trình sốt rét.
Như Báo Người Lao Động Online đã phản ánh, cho rằng bị chèn ép khi đánh giá xếp loại cuối năm không hoàn thành nhiệm vụ, chiều 7-12-2021, ông Thái đã ra trước cổng TYT xã Cư Né chửi bới lãnh đạo, cởi áo blouse của mình rồi xé rách và ném vào cơ quan. Toàn bộ diễn biến, ông Thái nhờ người quay clip lại rồi đăng lên mạng xã hội Facebook, gây xôn xao cộng đồng mạng.
Tháng 5-2022, Sở Y tế Đắk Lắk đã kết luận cho thấy việc TTYT huyện Krông Búk đánh giá ông Phạm Hồng Thái không hoàn thành nhiệm vụ năm 2021 là đúng.
Theo sở này, trong năm 2021, ông Thái vi phạm quy chế trong công tác chuyên môn như khám sàng lọc và chỉ định tiêm phòng vắc-xin Covid-19 không đúng quy định; chưa nghiên cứu tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch trong công tác phòng chống dịch tại buôn Drao và buôn Ktơng Drun.
Trong quá trình khám chữa bệnh, ông Thái còn có thái độ không hòa nhã, thiếu tế nhị với người dân, hướng dẫn không cụ thể gây hiểu nhầm và bức xúc cho người dân…
Toàn bộ những nội dung trên đều được cơ quan chức năng lập biên bản, hoặc ra các văn bản chỉ đạo liên quan.
Nhân viên y tế xé áo blouse ném xuống đất vì cuối năm bị đánh giá 'không hoàn thành nhiệm vụ'
Cho rằng cả năm quần quật chống dịch nhưng bị trù dập, đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ, một nhân viên y tế ở Đắk Lắk xé áo blouse trắng ném xuống đất.
Chiều 8.12, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh một người đàn ông đứng trước trụ sở Trạm y tế xã Cư Né (H.Krông Búk, Đắk Lắk) có nhiều lời lẽ bức xúc và xé áo blouse (áo của ngành y tế) ném xuống đất.
Trong đoạn clip được ghi lại, người đàn ông liên tục cho rằng Giám đốc Trung tâm y tế (TTYT) H.Krông Búk là người "độc đoán chuyên quyền", cố tình trù dập ông 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ để cho thôi việc.
Anh T. đứng trước trạm y tế xã với thái độ bức xúc, cho rằng mình bị trù dập. ẢNH CẮT TỪ CLIP
Cũng trong clip, người đàn ông cho rằng mình rất yêu màu áo blouse trắng nhưng "một năm quần quật chống dịch lại bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ" nên quá bức xúc. Cuối clip, người đàn ông đã xé áo blouse trắng ném về phía cổng trụ sở Trạm y tế xã Cư Né.
Trao đổi qua điện thoại, ông Trần Anh Hùng, Phó giám đốc TTYT H.Krông Búk, xác nhận sự việc trên xảy ra vào chiều 7.12. Người đàn ông trong clip là anh P.H.T, nhân viên y tế đang công tác tại Trạm y tế xã Cư Né.
Sau đó, anh T. cởi áo bouse, xé và ném xuống đất. ẢNH CẮT TỪ CLIP
Chiều 8.12, TTYT H.Krông Búk đã mời anh T. đến trụ sở làm việc liên quan đến việc người này xé áo blouse. "Chiều nay, anh T. có đến trụ sở TTYT huyện nhưng không làm việc mà bỏ về. Hiện chúng tôi chưa thể cung cấp thêm thông tin", ông Hùng trao đổi.
Liên quan đến sự việc, ông Trần Thuận, Giám đốc TTYT H.Krông Búk, cho biết những thông tin liên quan đến việc anh P.H.T bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ.
Theo ông Thuận, trong quá trình tham gia phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn xã Cư Né, anh T. đã mắc phải một số khuyết điểm như: tiêm nhầm vắc xin mũi 2 là Astra Zeneca cho người dân đã tiêm mũi 1 là Vero Cell; tự ý để người dân ra khỏi khu phong tỏa phòng chống dịch Covid-19 để đi khám bệnh.
Cũng theo ông Thuận, do có những khuyết điểm nói trên nên trong đợt họp bình xét thi đua cuối năm, ban lãnh đạo TTYT H.Krông Búk đánh giá anh T. không hoàn thành nhiệm vụ. "Thời gian qua, H.Krông Búk là tâm dịch của tỉnh nên lực lượng y tế rất vất vả. Việc bình xét thi đua mới ở gian đoạn đầu, chưa phải kết quả cuối cùng. Phía TTYT huyện sẽ làm việc với anh T. để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân viên này nhằm đưa ra hướng xử lý phù hợp. Những lỗi của anh T. tương đối nghiêm trọng, không phải do chúng tôi trù dập", ông Thuận nói.
Theo các biên bản mà TTYT H.Krông Búk cung cấp, anh P.H.T. đã chỉ định tiêm nhầm vắc xin (1 trường hợp) Astra Zeneca mũi 2 cho người dân tiêm mũi 1 vắc xin Vero Cell.
Cũng theo biên bản từ TTYT H.Krông Búk, trước đó vào ngày 24.8.2021, anh P.H.T tự ý viết giấy xác nhận cho 2 vợ chồng ông Y.P. (trú buôn Đrao, xã Cư Né) ra khỏi khu vực phong tỏa để đi khám bệnh (tại TX.Buôn Hồ) mà không thông báo cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của xã Cư Né, hoặc TTYT H.Krông Búk. Đến ngày 27.8, vợ chồng ông Y.P. được xác định dương tính với Covid-19.
Đoàn kiểm tra của TTYT H.Krông Búk xác định anh T. chưa thực hiện tốt quy định kiểm soát ra vào khu vực phong tỏa và chỉ định tiêm sai loại vắc xin phòng chống Covid-19, không đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Theo ông Trần Thuận, sau khi xảy ra việc tiêm nhầm vắc xin mũi 2 tại Trạm y tế Cư Né, TTYT H.Krông Búk đã chỉ đạo lực lượng đến động viên, theo dõi, nắm bắt tình hình sức khỏe của người dân để có hướng xử lý phù hợp. Hiện tại, người dân bị tiêm nhầm vắc xin đã khỏe mạnh bình thường.
Nhân viên y tế bỏ việc 4 triệu/tháng để chạy Grab 400 ngàn/ngày "Năm 2018, tôi nghỉ việc ở bệnh viện để chạy xe ôm. Đỉnh dịch Covid-19, tôi về lại trạm y tế chống dịch, tổng thu nhập mỗi tháng là 4.135.000 đồng. Cố gắng được gần 1 năm, tôi lại nghỉ, về chạy Grab". Anh N.T.X, 38 tuổi, sống tại TP.HCM, làm điều dưỡng 4 năm ở một bệnh viện đa khoa. Tổng thu...