Nhân viên y tế Philippines mặc đồ tự chế, mũ thợ xây thay bảo hộ ngừa Covid-19
Các nhân viên y tế ở vùng nông thôn Philippines đang chống dịch Covid-19 mà không có bất cứ trang phục bảo hộ, ngoài những bộ đồ tự chế.
Điều dưỡng April Abrias phải đi bộ sáu dặm để chăm sóc cho 30 bệnh nhân nghi nhiễm SARS-CoV-2 ở vùng nông thôn phía Bắc Manila. Abrias không có khẩu trang y tế, thay vào đó chỉ dùng chiếc khẩu trang vải bình thường, không có tác dụng ngăn virus.
Có ít nhất 17 nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở Philippines vừa thiệt mạng. Ngoài ra, hơn 600 người khác đang được cách ly.
Abrias đến từng nhà kiểm tra tình hình sức khỏe.
Abrias không phải người duy nhất phải làm việc mỗi ngày trong nỗi lo sợ.
Một trong những bệnh nhân của Abrias sống trong khu chợ rau quả, là nơi cung cấp dịch vụ thiết yếu nên không bị đóng cửa theo lệnh phong tỏa.
Người này bị sốt và đau nhức toàn thân. Abrias khuyên anh ta tự cách ly ở cửa hàng và tránh tiếp xúc với người khác. Bệnh nhân này không được xét nghiệm vì chẳng có dụng cụ.
Abrias tin rằng đây là một ca nhiễm virus corona, và cô thấy sợ.
“Cũng như ở nhiều nước khác, bác sĩ và các nhân viên y tế ở đây làm việc trong điều kiện thiếu thốn trang thiết bị bảo hộ trầm trọng”, Esperanza Cabral, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Philippines cho biết.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Philippines đã có 96 người chết vì Covid-19. Tổng thống Rodrigo Duterte sau đó đã ra lệnh phong tỏa vùng Luzon 50 triệu dân.
Video đang HOT
Bác sĩ Cortez tự chế mũ bảo hộ với miếng nhựa trong và mũ lưỡi trai.
Quy định hạn chế ra đường không áp dụng với bác sỹ Anthony Cortez và đội ngũ 40 nhân viên y tế do anh phụ trách ở Bambang, thành phố 53 nghìn dân thuộc tỉnh Nueva Vizcaya, cách Manila 8 giờ lái xe.
Họ là những người ở tiền tuyến chống dịch Covid-19. Trước khi đến bệnh viện, các bệnh nhân sẽ được kiểm tra bởi đội của bác sỹ Cortez, mà chủ yếu là các nữ hộ sinh được điều chuyển nhiệm vụ, do tình trạng thiếu nhân sự.
Chính Cortez cũng không tự tin vào năng lực của họ trong việc đối phó với virus corona khi có quá ít trang bị bảo hộ.
Theo khuyến cáo của WHO, nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 cần đeo khẩu trang, găng tay, mặc áo choàng kín toàn thân kèm theo kính che mặt.
Cortez và các nhân viên của anh không có những thứ đó. Họ phải tự chế ra đồ bảo hộ.
“Khẩu trang vải không được khuyến khích trong trường hợp này, nhưng còn hơn là không có gì”, bác sỹ Cortez nói.
Cuối tuần trước Bộ trưởng Bộ Y tế Francisco Duque cho biết đơn hàng trang thiết bị bảo hộ trị giá 1,8 tỷ peso (tương đương hơn 800 tỷ đồng) vẫn đang chờ được chuyển về Philippines.
Nhân viên y tế nhét khăn giấy vào bên trong khẩu trang vải.
Abrias phải dùng đi dùng lại khẩu trang, kể cả chiếc khẩu trang y tế duy nhất mà cô có.
Rosalie Natividad học điều dưỡng với hi vọng kiếm được công việc ở nước ngoài, như nhiều nhân viên y tế ở Philippines.
Lý do là ở nước này, các điều dưỡng phải làm việc tình nguyện không lương dưới danh nghĩa thực tập trước khi được ký hợp đồng. Công việc của họ giống như những nhân viên chính thức.
Cô đang trong những tháng cuối cùng của hợp đồng với những nỗi lo lắng về đại dịch.
“Tôi là trụ cột trong nhà và nếu tôi bị ốm, ai sẽ chăm sóc gia đình đây? Chúng ta không nhìn thấy được kẻ thù của mình, và nhân viên y tế là những người đầu tiên nhiễm bệnh”, Natividad nói.
Những nhân viên điều dưỡng đang phải đánh liều với những rủi ro rất lớn cho bản thân mình để chăm sóc cho bệnh nhân.
Không giống như Natividad, Abrias không được đào tạo để làm những công việc của một nhân viên y tế nơi tuyến đầu.
Cô là nữ hộ sinh với chuyên môn là đỡ đẻ và tiêm chủng. Abrias được trả lương 17.000 peso mỗi tháng (tương đương khoảng 8 triệu đồng), thêm khoản trợ cấp 500 peso cho nhiệm vụ mới nhưng không có tiền hỗ trợ đi lại. Vì thế nên cô phải đi bộ.
Nhân viên y tế không có trang phục bảo hộ, phải dùng chiếc mũ chuyên dụng của công nhân xây dựng.
“Tôi đi từ nhà này sang nhà khác và nhiều lúc mọi người chê trách công việc này. Điều đó rất đau lòng”, Abrias chia sẻ. Những người khác biết cô đang chăm sóc cho những bệnh nhân nghi nhiễm SARS-CoV-2 và sợ rằng nữ điều dưỡng này chính là phương tiện phát tán virus.
Một trong những bệnh nhân của Abrias là Joan Santos, đồng nghiệp vừa từ Mỹ trở về và tự cách ly ở nhà 14 ngày theo quy định. Abrias vẫn đến gặp Santos hằng ngày để kiểm tra thân nhiệt.
Cả hai đều là những nhân viên y tế, nhưng chỉ có một người có trang bị bảo hộ và đó không phải là Abrias. Santos mang từ Mỹ về những chiếc khẩu trang N95 và cô dùng chúng để bảo vệ mình khỏi đối tượng có nguy cơ nhiễm cao nhất, chính là nữ điều dưỡng đang chăm sóc cho cô.
MINH NGỌC
Hậu quả nghiêm trọng mà coronavirus để lại là gì?
Cục Quản lý y viện Hồng Kông cho biết, những bệnh nhân hồi phục từ dịch coronavirus chủng mới có thể bị suy giảm chức năng phổi và khó thở khi đi bộ nhanh.
Kết luận này dựa trên nghiên cứu về tình trạng của một nhóm 12 bệnh nhân đã hồi phục. Theo bác sĩ Owen Tsang, giám đốc Trung tâm bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Princess Margaret, hai hoặc ba người trong số này đã không còn có thể làm được những gì họ có thể làm trước đây.
"Họ khó thở khi đi bộ nhanh. Một số bệnh nhân có thể bị suy giảm chức năng phổi từ 20-30% (sau khi hồi phục)", South China Morning Post dẫn lời bác sĩ cho biết.
Phân tích kết quả chụp cắt lớp vi tính phổi của 9 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Princess Margaret cho thấy các dấu hiệu tương tự như "các vệt thủy tinh mờ", cho thấy tổn thương cơ quan nội tạng.
Đồng thời, bác sĩ Owen Tsang nói thêm rằng vẫn còn phải xem những ảnh hưởng lâu dài tác động đến phổi mà căn bệnh này có thể gây ra. Ví dụ, các chuyên gia có ý định tìm hiểu xem liệu có hay không việc COVID-19 góp phần vào sự phát triển chứng xơ phổi, tình trạng mà trong đó các dải mô liên kết hình thành trong cơ quan hô hấp, cản trở hoạt động bình thường của chúng.
Bác sĩ cũng khuyên các bệnh nhân xuất viện nên thực hiện các bài tập để kích thích hệ thống tim mạch, ví dụ như bơi lội, để giúp phổi phục hồi.
M.P
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Thủ tướng Israel muốn kiểm soát Covid-19 bằng công nghệ chống khủng bố Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết ông muốn triển khai các công cụ giám sát kỹ thuật số để theo dõi bệnh nhân mắc Covid-19. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: Reuters Phát biểu hôm nay, 15/3, Thủ tướng Israel Netanyahu cho biết ông sẽ yêu cầu chính phủ cho phép lực lượng hành pháp sử dụng công nghệ chống khủng bố...