Nhân viên y tế Osaka kiệt sức trong bệnh viện, muốn hủy Olympic Tokyo
Các bệnh viện ở Osaka, thành phố lớn thứ hai Nhật Bản, đang chịu sức ép nặng nề trước làn sóng COVID-19 mới.
Người dân chờ tại trung tâm xét nghiệm COVID-19 ở Osaka. Ảnh: Getty Images
Theo kênh CNBC, tình trạng hết giường bệnh và máy thở, bác sĩ làm việc tới kiệt sức cho thấy hệ thống y tế Osaka đang đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Trong tháng 5, thành phố 9 triệu dân này chiếm 1/3 tổng số ca tử vong vì COVID-19 hàng ngày của cả nước, mặc dù dân số chỉ chiếm 7%.
Hệ thống y tế ở Osaka nhanh chóng quá tải trong làn sóng dịch bệnh thứ tư. Điều này cho thấy những thách thức lớn khi Nhật Bản định tổ chức Olympic sau hai tháng nữa, đặc biệt là khi chỉ có một nửa nhân viên y tế Nhật Bản đã hoàn thành tiêm chủng vaccine COVID-19.
Ông Yuji Tohda, Giám đốc Bệnh viện Đại học Kindai ở Osaka, nói: “Nói đơn giản, hệ thống y tế sụp đổ. Biến thể Anh lây lan nhanh và người dân mất cảnh giác khiến số bệnh nhân tăng mạnh”.
Nhật Bản từng tránh được tình cảnh mà các nước khác phải trải qua, nhưng làn sóng dịch bệnh thứ tư đã ập tới tỉnh Osaka như cơn bão. Tỉnh này ghi nhận 3.849 ca mắc mới trong tuần tính tới ngày 20/5. Con số này tăng gấp 5 lần so với cùng giai đoạn cách đây ba tháng.
Chỉ 14% trong số 13.770 bệnh nhân COVID-19 của tỉnh được nhập viện, khiến đa số bệnh nhân còn lại phải tự chống chọi. Tỷ lệ người được nhập viện ở thủ đô Tokyo là 37%.
Ủy ban cố vấn của chính phủ Nhật Bản cho rằng tỷ lệ người được nhập viện dưới 25% là điều kiện để cân nhắc áp đặt tình trạng khẩn cấp.
Video đang HOT
Tính tới 20/5, 96% trong số 348 giường bệnh mà Osaka để dành cho bệnh nhân COVID-19 nặng đã kín chỗ. Từ tháng 3, tỉnh Osaka có 17 người đã tử vong vì COVID-19 ngoài bệnh viện.
Ông Toshiaki Minami, Giám đốc Bệnh viện Đại học Dược và Y khoa Osaka (OMPUH) cho biết biến thể Anh có thể khiến ngay cả người trẻ cũng có chuyển biến bệnh tình theo hướng xấu rất nhanh. Ông nói: “Tôi cho rằng tới tận bây giờ, nhiều người trẻ vẫn nghĩ họ bất khả chiến bại. Nhưng thời điểm này thì không như vậy. Ai cũng có rủi ro như nhau”.
Theo ông Minami, một nhà cung cấp của OMPUH cho biết sắp hết propofol, một loại thuốc quan trọng dùng cho bệnh nhân phải thở máy. Bệnh viện PMPUH cũng đang thiếu máy thở cho bệnh nhân COVID-19 nặng.
Trong khi đó, chăm sóc bệnh nhân nặng và phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm từ họ đã khiến các nhân viên y tế kiệt sức. Bà Satsuki Nakayama, trưởng khoa điều dưỡng tại OMPUH cho biết có một số nhân viên làm việc trong phòng chăm sóc đặc biệt cho biết họ đã tới giới hạn chịu đựng.
Khoảng 500 bác sĩ và 950 y tá đang làm việc tại OMPUH, nơi có 832 giường bệnh. 10 trong số 16 giường chăm sóc đặc biệt đã được dùng cho bệnh nhân COVID-19. 20 trong số 140 bệnh nhân nặng mà OMPUH tiếp nhận đã tử vong.
Ông Yasunori Komatsu, lãnh đạo nghiệp đoàn nhân viên chính phủ khu vực, cho biết tình hình cũng rất u ám đối với y tá tại các trung tâm y tế địa phương. Ông nói: “Một số người làm thêm giờ tới 100, 150, 200 tiếng và đã kéo dài suốt cả năm rồi. Khi trực ca, thỉnh thoảng họ về nhà lúc 1 hay 2 giờ sáng, ngủ một chút rồi lại bị cuộc gọi điện đánh thức lúc 3 hay 4 giờ sáng”.
Nhân viên y tế chứng kiến những gì mà Osaka phải trải qua trong làn sóng dịch bệnh mới đang có quan điểm tiêu cực về việc tổ chức Olympic, dự kiến diễn ra từ 23/7 đến 8/8.
Akira Takasau, trưởng khoa cấp cứu tại OMPUH, cho rằng nên ngừng tổ chức Olympic, vì Nhật Bản đã không thể ngăn chặn biến thể mới từ Anh, sắp tới có thể là làn sóng biến thể Ấn Độ – mà theo Tổ chức Y tế Thế giới là có thể lây lan dễ dàng hơn. Ông nói: “Trong Olympic, 70.000 tới 80.000 vận động viên và người liên quan khắp thế giới sẽ tới Nhật Bản. Điều này có thể kích hoạt thảm họa trong mùa hè”.
Tính tới 24/5, Nhật Bản ghi nhận 174.214 ca mắc, trong đó 12.236 ca tử vong.
Là 'công xưởng dược' của thế giới, tại sao Ấn Độ thiếu vaccine COVID-19?
Phát biểu tại diễn đàn Liên hợp quốc hồi năm ngoái, Thủ tướng Narendra Modi từng khẳng định Ấn Độ sẽ sản xuất đủ vaccine COVID-19 để hỗ trợ nhân loại. Nhưng chính Ấn Độ lại đang thiếu hụt vaccine tại thời điểm bùng phát lây nhiễm.
Nhân viên đóng gói vaccine Covishield, một phiên bản của AstraZeneca tại nhà máy của SII. Ảnh: AP
Là nước sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, Ấn Độ trước đó luôn được kỳ vọng là nhân tố đóng vai trò then chốt trong nỗ lực toàn cầu về tiêm chủng vaccine COVID-19. Tuy nhiên, điều này có vẻ như đã không thành sự thật, vì nhiều nhân tố khác nhau.
Bị bất ngờ: Giới chức Ấn Độ dường như bất ngờ trước nhiều diễn biến, trong đó có tiến độ phê duyệt sử dụng vaccine trên phạm vi toàn cầu. Như nhiều nước khác, Ấn Độ lên kế hoạch, xác lập khâu bước trong sản xuất với giả định sớm nhất phải đến giữa năm 2021 vaccine mới có thể được cấp phép sử dụng.
Thực tế hoàn toàn khác. Nhiều nước bật đèn xanh cho vaccine từ tháng 12/2020, tạo ra sức ép không chỉ cho khâu sản xuất, mà cả quá trình chuyển giao vaccine, với thời hạn nhanh nhất có thể. Ấn Độ, nước mới cấp phép cho hai mẫu vaccine hồi tháng 1 vừa qua, đã chưa sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vaccine ở cả trong và ngoài nước.
Chính quyền của Thủ tướng Modi lên kế hoạch hoàn thành tiêm chủng cho 300 triệu người Ấn Độ vào tháng 8/2021. Nhưng giới chức nước này lại không dự trữ lượng vaccine xấp xỉ ngưỡng này. Có lẽ giới hoạch định chính sách đã hành động dựa trên những dự báo của các nhà sản xuất vaccine nội địa: Sẽ có đủ vaccine để tiêm chủng trong nước và đáp ứng nhu cầu đặt hàng từ nước ngoài.
Thanh niên Ấn Độ xếp hàng chờ tới lượt được tiêm vaccine ở khu Radha Soami Satsang, New Delhi. Ảnh: AP
Yêu cầu tiêm vaccine trong nước có thời điểm cũng không quá cấp bách, bởi tỉ lệ lây nhiễm ở Ấn Độ từng liên tục suy giảm trong nhiều tháng. Thực tế, hồi tháng 1, chỉ vài ngày trước thời điểm Ấn Độ khởi động chiến dịch tiêm chủng và xuất khẩu vaccine, ông Modi còn tuyên bố đã "chiến thắng" dịch bệnh khi phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) theo hình thức trực tuyến. Bộ Ngoại giao nước này nhiều lần lặp lại tuyên bố, xuất khẩu vaccine sẽ được điều tiết dựa trên nhu cầu chương trình tiêm chủng trong nước.
Giới phân tích cho rằng đó là tính toán sai lầm nguy hiểm, bởi ngay sau đó lây nhiễm bùng phát mạnh, đẩy Ấn Độ vào tình thế nghiêm trọng. "Tôi không hiểu tại sao các nhà chức trách lại không nghĩ tới điều đó. Lẽ nào không ai tính toán nổi số liều vaccine mà Ấn Độ cần sử dụng", Tiến sĩ Vineeta Bal, chuyên gia nghiên cứu về miễn dịch tại Viện Nghiên cứu và Khoa học Giáo dục Ấn Độ (IISER) tại thành phố Pune bày tỏ.
Những bất ổn trong sản xuất vaccine và nỗi lo phía trước: Ấn Độ có hai nhà sản xuất chính vaccine COVID-19, đó là Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) - chịu trách nhiệm sản xuất mẫu vaccine của AstraZeneca và Công ty Bharat Biotech, đầu mối sản xuất vaccine nội địa.
Một nhân viên y tế được tiêm ngừa vaccine COVID-19 tại bệnh viện ở Kolkata, Ấn Độ. Ảnh: AP
Chính quyền cho phép hai đơn vị này bắt tay sản xuất vaccine vào cuối năm ngoái, ở thời điểm còn đang đợi cấp phép sử dụng chính thức từ cơ quan chức năng. Tất cả đều tin rằng ngay sau khi được phê duyệt sử dụng, các đơn vị sẽ có trong kho lượng hàng dự trữ lớn hơn nhiều.
Tuy nhiên, nâng quy mô sản xuất lại là thách thức với cả SII và Bharat Biotech. Giám đốc điều hành SII Adar Poonawalla tháng 12/2020 từng khẳng định SII đủ sức vươn tới sản lượng 100 triệu liều/tháng, bắt đầu từ tháng 1/2021 và một nửa đáp ứng nhu cầu trong nước, nửa còn lại dùng để xuất khẩu. Nhưng đến tháng 4 vừa qua, chính quyền liên bang cho biết SII mới chỉ đạt công suất 60 triệu liều/tháng.
Tương tự, Chủ tịch Bharat Biotech, ông Krishna Ella hồi tháng 1/2021 cũng khẳng định mục tiêu sản xuất 700 triệu liều vaccine trong năm 2021. Nhưng thực tế, tính đến tháng 4/2021, sản lượng của công ty này cũng chỉ ở mức 10 triệu liều/tháng. Trước tình thế này, chính phủ đã đồng ý ứng tiền trước để Bharat Biotech nâng công suất sản xuất vaccine.
Trước làn sóng bùng phát lây nhiễm lần thứ 2, ngày 1/5, chính quyền Thủ tướng Modi tuyên bố mở rộng diện tiêm phòng ra toàn bộ đối tượng là người trưởng thành. Điều này khiến nhu cầu vaccine tăng mạnh, càng gây thêm sức ép với nguồn cung hạn chế.
Thiếu hụt nguồn cung vaccine là thực trạng đang diễn ra ở Ấn Độ. Ảnh: AP
Cho đến nay, Ấn Độ mới chỉ tiêm được khoảng 196 triệu liều vaccine, trong đó có 10 triệu liều thông qua tài trợ từ Sáng kiến Covax. Có khoảng 104 triệu người đã được tiêm một mũi, 41 triệu người được tiêm đủ hai mũi. Điều đáng ngại nằm ở chỗ tiến độ tiêm chủng có dấu hiệu chậm lại, từ mức 3,6 triệu mũi trong ngày 10/4 xuống còn 1,4 triệu mũi ngày 20/5.
Chính quyền liên bang cho biết, nguồn cung sẽ sớm được cải thiện. Dự kiến Ấn Đọ sẽ có được 2 tỉ liều vaccine trong khoảng thời gian từ tháng 8 tới tháng 12/2021. Trong đó có khoảng 750 triệu liều do SII sản xuất, 550 triệu liều được Bharat Biotech cho ra lò và khoảng 156 liều vaccine Sputnik V nhập của Nga.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng những con số ước đoán đó một lần nữa dường như lại quá lạc quan. "Đó là những ước đoán lạc quan. Có quá nhiều điều kiện kiểu 'nếu' và 'nhưng'; tất cả đều phải được xem xét thấu đáo", bà Bal bình luận.
Nhật mở rộng tình trạng khẩn cấp Nhật áp tình trạng khẩn cấp vì Covid-19 thêm ba tỉnh khi còn 10 tuần nữa diễn ra Olympic và hàng trăm nghìn người đang kêu gọi hủy sự kiện. "Hôm nay, chúng tôi quyết định thêm Hokkaido, Okayama và Hiroshima vào khu vực áp tình trạng khẩn cấp, có hiệu lực ngày 16-31/5. Tại ba khu vực này, dân số tương đối...