Nhân viên y tế liên tục bị hành hung, Sở Y tế TP.HCM kiến nghị gì?
Sau nhiều vụ hành hung nhân viên y tế, Sở Y tế TP.HCM đề nghị nghiên cứu giải pháp bảo vệ y bác sĩ.
Hành hung bác sĩ đang trở thành vấn đề nhức nhối với ngành Y tế TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Chỉ trong 10 ngày, 2 bác sĩ khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân Gia Định ( quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã bị 2 người nhà bệnh nhân hành hung trong các ngày 27/7 và 6/8.
Theo bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, lãnh đạo ngành Y tế đã có buổi làm việc chiều ngày 10/8 với lãnh đạo Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đại diện Công an quận Bình Thạnh.
Theo thông tin từ phía công an, những ngày qua Công an quận đang khẩn trương điều tra làm rõ 2 vụ việc hành hung bác sĩ xảy ra hôm 27/7 và 6/8 tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân Gia Định, khi đủ chứng cứ sẽ khởi tố vụ án để xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật.
Liên tiếp 2 vụ bác sĩ bị hành hung tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong các ngày 27/7 và 6/8.
” Nhân viên toàn ngành Y tế kịch liệt lên án hành vi hành hung nhân viên y tế, mong các cơ quan bảo vệ pháp luật sớm xử lý nghiêm để răn đe và mong sớm chấm dứt tình trạng này để nhân viên y tế toàn tâm toàn ý cứu chữa và chăm lo cho người bệnh“, bà Lê Thiện Quỳnh Như chia sẻ.
Trong buổi làm việc chiều 10/8, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cũng chỉ đạo nghiên cứu triển khai thêm các giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất tình huống thân nhân người bệnh bất ngờ gây rối hoặc hành hung nhân viên khoa cấp cứu của bệnh viện.
Video đang HOT
Những giải pháp được đưa ra có tìm thêm giải pháp an toàn cho nhân viên y tế nhưng không được tạo khoảng cách với người bệnh mà tạo sự gần gũi, tăng cường giám sát và điều phối để nhân viên cấp cứu không quá tải, tuân thủ quy tắc không để bệnh nhân cấp cứu nằm lâu, chỉ từ 4 – 6 giờ, phân quyền khoa Cấp cứu được toàn quyền chuyển bệnh bất cứ khoa nào.
Đồng thời, khuyến khích các bệnh viện có thêm các giải pháp mang tính sáng tạo, miễn phải đảm bảo nguyên tắc an toàn cho nhân viên y tế.
Các bác sĩ, điều dưỡng cần môi trường làm việc thân thiện và an toàn để chuyên tâm cứu chữa bệnh nhân.
Đêm 27/7, tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân Gia Định, vì không chấp nhận việc con gái bị hóc xương phải chờ đợi 30 phút, người đàn ông xông vào bóp cổ và dọa đánh chết nếu bác sĩ bước ra khỏi bệnh viện. Đáng chú ý, người này còn ngang nhiên quay clip.
Sau khi xảy ra sự việc, bé gái đã được người nhà tự chuyển đi cơ sở y tế khác. Phía bệnh viện mới tiếp nhận đã thực hiện các chẩn đoán hình ảnh và việc xử trí cho bệnh nhi được tiến hành thuận lợi. Riêng bác sĩ T. bị bầm nhẹ vùng cổ, sau khi ra trực đã được tạm cho nghỉ để ổn định tinh thần và sức khỏe.
Đến ngày 6/8, một người đàn ông tên V.A.H. (29 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh) đưa mẹ vào Bệnh viện Nhân dân Gia Định cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp nặng. Sau khi được bác sĩ can thiệp, cho thở máy, mẹ của H. yêu cầu được đi vệ sinh.
Các bác sĩ không đồng ý và giải thích việc đi vệ sinh có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Nhân viên bệnh viện đã mang bô cho bệnh nhân vệ sinh tại giường, nhưng người này không chấp nhận. Lúc này, H. đòi đưa mẹ đi vệ sinh, nhưng bị can ngăn. H. cầm theo bộ dụng cụ bấm móng tay (phần lưỡi nhọn phía trước) quay lại tìm bác sĩ rồi đe dọa.
Nhận tin báo, Công an quận Bình Thạnh đưa H. về trụ sở Công an phường 7 để làm việc và lấy lời khai, điều tra làm rõ nguyên nhân.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: 'Không để tình trạng thiếu thuốc xảy ra trên diện rộng'
Trong giai đoạn hậu dịch COVID-19, ngành y tế đối diện nhiều khó khăn, thách thức mới, trong đó nổi bật nhất là nguy cơ thiếu thuốc, vật tư y tế.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhấn mạnh không để TP thiếu thuốc xảy ra trên diện rộng.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng phát biểu tại buổi gặp gỡ cán bộ nhân viên y tế đang công tác tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố - Ảnh: HỮU HẠNH
Trong buổi gặp gỡ giữa Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và cán bộ nhân viên y tế đang công tác tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP sáng 5-8, giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng nêu ra những khó khăn, thách thức mới xuất hiện trong giai đoạn hậu dịch COVID-19.
Nguy cơ đầu tiên được người đứng đầu ngành y tế TP.HCM nêu ra là dịch chồng dịch như sốt xuất huyết, dịch COVID-19, bệnh mới nổi... Bên cạnh đó, thành phố còn đối mặt nguy cơ thiếu thuốc, vật tư y tế.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết đã yêu cầu phòng nghiệp vụ dược triển khai nhiều hoạt động có hiệu quả trong đấu thầu mua sắm thuốc tại các bệnh viện và các đơn vị trực thuộc, không để tình trạng thiếu thuốc xảy ra trên diện rộng.
Sẽ luân phiên đấu thầu tập trung các địa phương mỗi năm 2 lần tại các bệnh viện tuyến cuối thành phố, huy động nguồn lực của cả ngành y tế tham gia.
Tổ chức giám sát tình hình sử dụng thuốc, tổ chức điều phối giữa các bệnh viện. Chuẩn bị nguồn lực chuyên trách công tác quản lý và cung ứng thuốc cho bệnh viện, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc tại y tế cơ sở.
"Cũng lo thiếu thuốc nhưng không đến nỗi lo mà không dám đấu thầu mua sắm thuốc", ông Tăng Chí Thượng nói.
Một trong những nguy cơ được ông Tăng Chí Thượng nêu thêm là biến động nguồn nhân lực y tế khi nhân viên y tế công lập nghỉ việc có xu hướng tăng. Một số cán bộ quản lý xin nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau và tâm trạng lo lắng trong một số bộ phận nhân viên y tế đã xuất hiện.
Từ đầu năm đến nay có 891 viên chức, nhân viên các cơ sở y tế công lập xin nghỉ việc. Đồng thời cũng đã có nhiều nhân viên y tế mới tốt nghiệp xin vào làm việc.
Theo thống kê, số người làm việc năm 2021 là 42.914 người, số người làm việc 6 tháng đầu năm 2022 là hơn 42.608 người. Như vậy, từ giai đoạn cuối năm 2021 đến thời điểm hiện nay, số nhân viên y tế tại các cơ sở y tế công lập đã giảm 306 người.
"Tuy tổng số người làm việc giảm không nhiều (306 người) nhưng gây khó khăn không nhỏ cho các cơ sở y tế công lập, bởi vì những người nghỉ việc là người có thâm niên, nhiều năm kinh nghiệm, còn người mới vào thì mới tốt nghiệp, cần thời gian để thực hành, làm việc", ông Tăng Chí Thượng chia sẻ.
Cộng hòa Congo triển khai tiêm chủng ngừa sốt vàng da cho 4 triệu người Ngày 6/8, Cộng hòa Congo đã phát động một chiến dịch tiêm chủng phòng ngừa bệnh sốt vàng da hàng loạt, hướng tới hơn 90% dân số từ 9 tháng đến 60 tuổi. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng sốt vàng da tại Nam Sudan. Ảnh mimh họa: WHO Quốc gia này nằm trong vành đai bệnh sốt vàng da châu Phi....