Nhân viên y tế Đắk Nông sang Đắk Lắk tiêm vắc xin ‘chui’, thu tiền
Nữ nhân viên y tế ở tỉnh Đắk Nông cùng chồng tổ chức tiêm vắc xin bạch hầu “chui”, thu tiền của người dân ở Đắk Lắk nên bị công an lập biên bản.
Hôm nay (9/9), Công an xã Cư Êbur ( TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cho biết, vừa phát hiện, lập biên bản cặp vợ chồng công tác ở Đắk Nông đến địa phương tiêm vắc xin bạch hầu “chui” để thu tiền của người dân.
Theo đó, chiều 4/9, người dân trình báo có hai người không rõ lai lịch tổ chức tiêm vắc xin bạch hầu, thu tiền nhiều người dân trên địa bàn thôn 8.
Công an xã làm việc với vợ chồng bà Võ Thị Châu H.
Công an đã mời 2 đối tượng trên về trụ sở làm việc. Đó là bà Võ Thị Châu H. (sinh năm 1982, làm ở Trung tâm y tế huyện Cư Jút, Đắk Nông) và chồng là Nguyễn Xuân T. (sinh năm 1984, làm ở Trung tâm VHTT&TT huyện Cư Jút, Đắk Nông).
Video đang HOT
Do quen biết bà Ngô Thị Bích N. (trú thôn 8, xã Cư Êbur), bà H. nhận lời đến tiêm vắc xin bạch hầu cho gia đình này. Đồng thời, bà H. đề nghị bà N. mời thêm nhiều người dân có nhu cầu tập trung tại nhà bà N. để tổ chức tiêm.
Trước khi công an có mặt lập biên bản sự việc, từ 15h30 tới 16h30 ngày 4/9, bà H. đã tiêm cho 36 người dân sinh sống tại thôn 8 và thu 90.000 đồng/người.
Số vắc xin vợ chồng bà H. đã tiêm cho người dân
Tại thời điểm làm việc với công an, bà H. không xuất trình được giấy phép, chứng chỉ hành nghề cũng như hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc vắc xin đã tiêm cho người dân.
Công an xã Cư Êbur cho biết, sau khi trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột ghi nhận ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu đầu tiên, lực lượng y tế đã triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Tại địa bàn thôn 7 (xã Cư Êbur) đã thực hiện khoanh vùng, cách ly y tế khoảng 300 hộ dân từ ngày 4 tới 11/9; tạm dừng các hoạt động tập trung đông người, các trường học cho học sinh nghỉ đến hết thời gian cách ly.
Quy định hiện hành của ngành y tế nghiêm cấm hành vi tự ý tiêm vắc xin tại nhà. Việc kinh doanh vắc xin không rõ nguồn gốc, tự ý tiêm chủng tại nhà là vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe của bản thân và gia đình khi không kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng của vắc xin; không được thăm khám, sàng lọc sức khỏe theo quy trình tiêm chủng; không đủ phương tiện và năng lực cấp cứu nếu xảy ra sốc phản vệ.
Hiện Công an xã Cư Êbur đã lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai một số người liên quan và bàn giao hồ sơ cho Phòng Y tế TP Buôn Ma Thuột để xử lý theo thẩm quyền.
Thành lập Tổ công tác liên ngành xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng tại 8B Lê Trực
Tổ công tác liên ngành và Thành viên Tổ công tác liên ngành có nhiệm vụ tổ chức xử lý phần vi phạm trật tự xây dựng sai với Giấy phép được cấp tại công trình số 8B Lê Trực
Ngày 2/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2243/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác liên ngành xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng tại địa chỉ số 8B Lê Trực, phường Điện Biên, quận Ba Đình.
Theo quyết định, thành lập Tổ công tác liên ngành xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng tại địa chỉ số 8B Lê Trực, phường Điện Biên gồm 16 thành viên, do ông Tạ Nam Chiến, Chủ tịch UBND quận Ba Đình làm Tổ trưởng; Ông Luyện Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Xây dựng làm Tổ phó; Ông Phạm Thanh Cao, Phó Giám đốc Sở Tư pháp làm Tổ phó.
Tổ công tác liên ngành và Thành viên Tổ công tác liên ngành có nhiệm vụ tổ chức xử lý phần vi phạm trật tự xây dựng sai với Giấy phép được cấp tại công trình số 8B Lê Trực, phường Điện Biên theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND Thành phố tại Thông báo số 134/TB-VP ngày 04/5/2020 và Thông báo số 396/TB-UBND ngày 04/5/2020 đảm bảo an toàn trong quá trình tháo dỡ, phá dỡ và an toàn công trình sau xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
Các Thành viên Tổ công tác căn cứ chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho UBND quận Ba Đình hoàn thành nhiệm vụ. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, thống nhất với UBND quận Ba Đình báo cáo, đề xuất UBND Thành phố xem xét, giải quyết để tổ chức thực hiện.
Nhiệm vụ của Thành viên Tổ công tác do Tổ trưởng Tổ công tác phân công và Tổ công tác tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Cập nhật dịch COVID-19: TPHCM mua thêm 16 phòng áp lực âm, 30 máy thở Ban Vận động, tiếp nhận và phân phối Quỹ Phòng chống dịch COVID-19 TPHCM đã thống nhất hỗ trợ hơn 41,3 tỷ đồng mua trang thiết bị y tế (đợt 1) gồm 16 phòng áp lực âm, 20 máy thở chức năng cao, 10 máy thở chức năng cao nâng cấp, 5.500 bộ Test Kit Covid-19...để nâng cao năng lực phòng chống dịch...