Nhân viên vay tiền online nghỉ việc, công ty lãnh… “bão” tin nhắn đòi nợ
Vụ việc xảy ra tại Công ty CP Winway Việt Nam (trụ sở quận 1, TP.HCM). Một nhân viên của công ty vay tiền cá nhân từ một công ty tài chính cho vay tiền online.
Sau đó, nhân viên này nghỉ việc, không làm tại Winway nữa. Nhưng hiện nay, từng ngày, đơn vị cho vay tiền không ngừng … dội bão tin nhắn, điện thoại đòi nợ đến Winway.
Sự việc như sau: Trước đây, Winway có ký hợp đồng làm việc với bà T.T.T.D (sinh 1991, thường trú tỉnh Tiền Giang). Do vi phạm nội quy công ty, Winway đã có quyết định cho bà D. nghỉ việc kể từ ngày 1/8/2019.
Bất ngờ, trong nhiều ngày từ 22/2 trở lại đây, một số nhân viên hiện đang làm việc tại Winway đã nhận được hàng chục cuộc điện thoại và tin nhắn lạ, bất kể thời gian ngày hay đêm. Nội dung các cuộc điện thoại là đòi số nợ, mà nhân viên trước đây của Winway là bà D., đã vay qua kênh cho vay tiền online…
Một nhân viên đưa điện thoại hiển thị tin nhắn đòi nợ. Ảnh: H.H
Bà Nguyễn Khánh Linh (Phó chủ tịch HĐQT Winway) bức xúc: “Không riêng nhân viên, bản thân tôi bị số điện thoại lạ (số 089 9172xxx-PV) gọi với giọng rất hung hăng, khi thì đòi phải nhắn cho người nợ trả tiền ngay, nếu không sẽ bị xử lý theo luật, lúc lại bảo tôi che dấu nhân viên…, mặc cho tôi nói gì, giải thích ra sao!”.
Thậm chí cả 2 khách hàng của Winway (xin không nêu tên) cũng bị 2 số điện thoại (0915 257xxx và 0913 967xxx) gọi yêu cầu phải nhắn ngay người…khác trả nợ nếu không sẽ xử lý hết.
Còn nhân viên Winway thì liên tục bị gọi điện nhắn tin đe dọa, trung bình 3-4 lần/ngày với hàng loạt nội dung như: “MF CREDIT truy tìm T.T.T.D (xin viết tắt tên-PV) hộ khẩu thường trú tại… trả nợ công ty trước 26/2…”; “Ông/bà T.T.T.D không trả khoản nợ gốc, khởi kiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có mặt tại địa phương khi triệu tập”; ” Có biết T.D không, bảo ra trả nợ ngay!”.
Nhiều máy khác cũng bị nhắn tin đòi nợ. Ảnh: H.H
Thậm chí có nick xưng “Long Mèo” thuộc một Công ty thu hồi nợ còn gửi tin nhắn hình tới điện thoại nhân viên Winway tuyên bố, vì liên lạc với người nợ nhiều lần không được nên “gửi tin nhắn này tới gia đình để nhắc nhở đi thanh toán tiền cho chúng tôi. Để tránh ảnh hưởng uy tín, danh dự và lịch sử tín dụng xin vui lòng liên hệ…”.
Trong lá đơn kêu cứu vừa gửi Công an phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 TP.HCM (nơi có trụ sở Winway), tập thể CB-CNV công ty này bức xúc “Những cuộc điện thoại, những tin nhắn này hăm dọa với những lời nói nặng nề, thô lỗ làm toàn thể nhân viên công ty chúng tôi bị quấy rối bất kể giờ giấc, ảnh hưởng rất nhiều về tinh thần lẫn công việc. Hiện nay nhân viên công ty chúng tôi hoang mang, lo lắng không thể làm việc và yên ổn trong cuộc sống!”.
Video đang HOT
Hàng chục tin nhắn trên mỗi máy điện thoại. Ảnh: H.H
Theo bà Linh, căn cứ vào tin nhắn đòi nợ chi tiết từ MF CREDIT ghi rõ số CMND, hộ khẩu thường trú và thậm chí cả hình ảnh thì khả năng T.T.T.D bị truy tìm đòi nợ kia là nhân viên cũ của công ty. Tuy nhiên nhân viên này đã nghỉ việc từ ngày 1/8/2019.
Mặt khác, bà Linh khẳng định, từ ngày thành lập tới nay, Winway cũng không hề bảo lãnh cho bất kỳ ai vay tiền để rồi khốn đốn như hiện nay.
Chúng tôi đã dùng nhiều điện thoại khác nhau gọi vào các số điện thoại đã nhắn tin gọi điện đe dọa CBCNV Winway. Tuy nhiên các số máy này chỉ để chiều đi, tức gọi nhắn được, nhưng không nghe chiều gọi lại.
Trưa ngày 11/3, chúng tôi gọi “hú họa” số điện thoại 0346196xxx thì một giọng nam nghe máy và chuyển tiếp cho một người đàn ông xưng là quản lý khoản vay của chị T.T.T.D. Sau một hồi lòng vòng không xưng, chỉ khi nghe tôi phân trần là “sếp” của T.T.T.D, bị nhắn tin gọi điện dọa nhiều quá nên muốn hỏi xem có thể giúp gì…
Người đàn ông kia mới xưng là nhân viên Công ty TNHH Mxx chuyên cho vay tiền online qua app. Bà T.T.T.D đã vay 10 triệu qua app này từ tháng 1/2020 và tới nay quá hạn 30 ngày, số tiền lên 16 triệu đồng không thấy trả nên truy tìm.
Nội dung thông tin đòi nợ. Ảnh: H.H
Nghe đến đây (chúng tôi bật loa), một đại diện Winway thẳng thắn nói với người đàn ông xưng thuộc Công ty TNHH M99: “Cô T.T.T.D vay tiền từ năm 2020, trong khi đã nghỉ việc ở Winway năm 2019. Mặt khác đây là giao dịch cá nhân giữa cô T.T.T.D với Công ty TNHH Mxx, không liên quan Winway, nên chúng tôi không có trách nhiệm phải đi tìm hay đòi nợ cho các anh.
Nhưng việc các anh suốt ngày “dội bom” điện thoại tin nhắn thậm chí xúc phạm CBCNV chúng tôi là vi phạm pháp luật. Nếu các anh chị không dừng lại, chúng tôi sẽ báo cơ quan công an!”.
Đầu dây bên kia, người đàn ông gằn giọng thách thức ” Báo công an đi. Báo đi…” và chửi bới người đại diện Winway với những ngôn từ mà chúng tôi không thể đưa lên đây.
Tra cứu thông tin doanh nghiệp, thì Công ty TNHH Mxx có trụ sở tại quận 10 TP.HCM, nhưng lại hoạt động trong lĩnh vực…máy tính!
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM), viêc cho vay tiền qua app là một dạng tín dụng đen bằng công nghệ và đang lách luật.
Theo luật sư Hậu: Việc liên tục “dội bom” tin nhắn, điện thoai nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hang, là vi phạm nghiêm trọng quy định tại Thông tư 18/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực từ 1/1/2020 quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thay thế, sửa đổi Thông tư 43/2016.
Thông tư 18/2019/TT-NHNN cấm những công ty tài chính không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hang, đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ. Trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật .
Kế đó, việc nhân viên các tổ chức cho vay, đưa hình ảnh người vay lên mạng xã hội với nội dung bôi nhọ xúc phạm là trái luật. Bộ luật Dân sự quy định, hình ảnh của người khác là bất khả xâm phạm, khi sử dụng phải được sự đồng ý của người đó.
Theo danviet.vn
Thông tư 18/2019/TT-NHNN tác động thế nào đến cho vay tiêu dùng?
Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đã có hiệu lực hơn 1 tháng. Điều này tác động như thế nào đến thị trường cho vay tiêu dùng?
Tăng trưởng cho vay tiêu dùng của FE Credit và VPBank giai đoạn 2014-2019
Siết chặt đòi nợ khách hàng
Theo Thông tư 18/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/1/2020, công ty tài chính chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng không có nợ xấu theo báo cáo quan hệ tín dụng của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC). Theo đó, tổng dư nợ cho vay giải ngân trực tiếp một khách hàng trên tổng dư nợ tiêu dùng tại thời điểm cuối ngày liền trước ngày ký kết hợp đồng cho vay của công ty tài chính phải tuân thủ theo tỷ lệ tối đa 70% từ năm 2021. Tỷ lệ tối đa này sẽ giảm 10 điểm phần trăm trong mỗi năm tiếp theo và giảm về tối đa 30% cho tới năm 2024.
Ngoài ra, Thông tư 18 cũng siết chặt hơn các quy định về việc đòi nợ khách hàng của công ty tài chính. Đặc biệt, các công ty tài chính không được sử dụng biện pháp đe dọa để đòi nợ đối với khách hàng, đồng thời không được nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về khoản nợ cho người thân của khách hàng (trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan quản lý).
Các công ty tài chính cũng chỉ được nhắc nợ với khách hàng tối đa 5 lần/ngày và hình thức, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng, nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7- 21h00.
Chị Nguyễn Thị Hằng- Công ty Xuất nhập khẩu Bình An cho biết, từ khi Thông tư 18 có hiệu lực, thì những khách hàng vay tiền từ các Công ty tài chính không bị "tra tấn" như trước, làm cho khách hàng vay tiền được "dễ thở" hơn và chủ động các kế hoạch trả nợ...
Những tác động ban đầu
Ông Nguyễn Trí Hiếu- Chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, so với Thông tư 43/2016/TT-NHNN, Thông tư 18/2019/TT-NHNN đưa ra lộ trình chính thức giảm bớt áp lực hơn cho các công ty tài chính. Theo đó, các công ty tài chính sẽ còn 4 năm để đưa tỷ trọng cho vay tiền mặt về mức 30%. Tuy nhiên, thực hiện lộ trình này cũng không dễ dàng bởi trên thực tế, nhiều công ty tài chính có tỷ lệ cho vay tiền mặt ở mức cao hơn nhiều so với yêu cầu của NHNN.
Công ty chứng khoán SSI cho rằng FE Credit sẽ là công ty chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Thông tư 18, mặc dù tác động ở mức thấp hơn nhiều so với dự thảo Thông tư trước đó. FE Credit có cơ cấu cho vay tập trung nhiều vào các khoản vay tiền mặt. Theo đó, cơ cấu sản phẩm bao gồm 76% cho vay tiền mặt, 8% cho vay mua xe máy, 4,7% cho vay mua điện máy và 11,4% cho vay thẻ tín dụng.
Theo Ban Lãnh đạo FECredit, tỷ lệ cho vay tiền mặt đối với khách hàng có tổng dư nợ trên 20 triệu đồng của FE Credit dưới 70%. Do đó, trong năm 2020 và 2021, Công ty sẽ chỉ chịu tác động ở mức thấp do lộ trình chưa ảnh hưởng sâu đến hoạt động kinh doanh của FE Credit. Từ năm 2022-2024, FE Credit có thể phải hy sinh phần nào hệ số NIM để đạt được cơ cấu danh mục cho vay cân đối hơn.
Tuy nhiên dưới góc nhìn JP Morgan, việc giảm tỷ trọng cho vay tiền mặt sẽ khiến FE Credit không thể mở rộng các khoản vay mới bằng tiền mặt, các khoản vay tiền mặt có kỳ hạn dưới 1 năm sẽ không thể được gia hạn và sẽ bị loại khỏi danh mục. Theo đó, VPBank (ngân hàng mẹ của FE Credit) sẽ cần bù đắp điều này bằng việc tăng các khoản vay tiêu dùng có bảo đảm ở FE Credit.
JP Morgan ước tính cho vay tiền mặt trong cơ cấu dư nợ FE Credit sẽ giảm 25% mỗi năm trong giai đoạn 2020 - 2021 xuống còn 28% tổng dư nợ cho vay. Điều này dẫn đến sự sụt giảm hiệu suất sinh lời của tài sản khoảng 110 điểm cơ bản/năm, NIM hàng năm giảm trên 80 điểm cơ bản và ROE giảm từ mức 20% xuống 15-16%.
Mới đây NHNN vừa có văn bản thay đổi về hình thức pháp lý cũng như chấp thuận tăng vốn cho FE Credit. Cụ thể, cơ quan quản lý đã chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý của FE Credit từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang công ty cổ phần. Bên cạnh đó, NHNN cũng chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của công ty tài chính này từ 7.328 tỷ lên 7.333 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được cấp có thẩm quyền thông qua trước đó.
FE Credit sẽ phải thực hiện thủ tục tăng vốn theo quy định của pháp luật liên quan trong thời hạn 12 tháng. Nếu việc tăng vốn chưa hoàn tất trong thời gian này, chấp thuận của NHNN sẽ hết hiệu lực.
Đối với HD Saison và một số doanh nghiệp khác sẽ ít chịu ảnh hưởng nhất do cơ cấu cho vay dàn trải gồm tiền mặt, xe máy, điện máy ... Dù các khoản vay tiền mặt của MCredit trong tổng dư nợ cho vay khoảng 70%, nhưng việc tái cấu trúc danh mục sản phẩm có thể dễ dàng hơn do quy mô của doanh nghiệp này vẫn còn khiêm tốn.
Theo các chuyên gia, với việc ban hành Thông tư 18 và các văn bản hướng dẫn các tổ chức tín dụng cơ cấu lại tỷ lệ cho vay tiền mặt thì NHNN và các bộ, ngành liên quan cũng cần nhanh chóng hoàn thiện pháp lý đối với các hoạt động cho vay ngang hàng, cho vay cầm đồ để đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh trên thị trường.
Với lộ trình 5 năm để giảm dần tỷ lệ cho vay tiền mặt từ 70% về 30% là lộ trình khá dễ thở và phù hợp với các công ty tài chính hiện nay. Với sự phát triển nhanh của các ứng dụng công nghệ số, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính hoàn toàn có thể chủ động xây dựng các sản phẩm vay mới hoặc kiểm soát mục đích sử dụng vốn của khách hàng...
Hà Phương
Theo Enternews.vn
Lật tẩy chiêu loạt đối tượng dùng thông tin người vay chiếm đoạt hàng tỷ đồng tại công ty tài chính Các đối tượng giả danh nhân viên công ty tài chính gọi điện đọc đẩy đủ thông tin cá nhân khách hàng vay tiền tại công ty tài chính để chiếm đoạt tài sản. Ngày 25/2, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM vừa khởi tố, bắt tạm giam Lê Minh Đức (SN 1996, ngụ Quận 7), Lê Hồng Công (SN...