Nhân viên tự tử vì kiệt sức, giám đốc Nhật từ chức
Chủ một tập đoàn quảng cáo lớn của Nhật từ chức sau vụ tự sát của một nhân viên phải làm thêm hàng trăm giờ.
Tadashi Ishii, Chủ tịch, Giám đốc điều hành tập đoàn Dentsu, trong cuộc họp báo hôm qua tại thủ đô Tokyo. Ảnh: Kyodo
“Chúng tôi hết sức lấy làm tiếc vì không ngăn ngừa được tình trạng làm việc quá sức đối với những nhân viên mới. Tôi thành thật xin lỗi”, Kyodo dẫn lời Chủ tịch Tadashi Ishii hôm qua nói và cho biết ông sẽ từ chức tại tập đoàn Dentsu vào tháng 1/2017.
Matsuri Takahashi, 24 tuổi, bắt đầu làm việc tại Dentsu hồi tháng 4/2015 và phải làm thêm 100 giờ mỗi tháng. Cô nhảy lầu tự tử vào ngày Giáng sinh năm ngoái, để lại thư tuyệt mệnh cho mẹ: “Vì sao mọi thứ phải khó khăn đến vậy?”.
Video đang HOT
Dentsu đang gặp áp lực nặng nề về việc giảm thời gian làm ngoài giờ cho nhân viên và hồi tháng 11 bị giới chức lao động bố ráp. Hồi tháng 9, chính phủ Nhật xác định Takahashi chết do làm việc quá sức. Cô thường trở về nhà lúc 5 giờ sáng, sau khi dành cả ngày và đêm hôm trước tại văn phòng.
“Đây là điều đáng lẽ không được phép xảy ra”, ông Ishii, người giữ chức giám đốc điều hành từ năm 2011, cho biết.
Dù Dentsu đang cố xử lý tình trạng làm thêm giờ bằng cách tắt đèn tại trụ sở lúc 22h, công ty thừa nhận hơn 100 nhân viên vẫn làm ngoài giờ 80 tiếng một tháng.
Những cái chết liên quan đến việc làm quá sức ở Nhật phổ biến đến nỗi có từ “karoshi”, dành riêng để mô tả hiện tượng này. Theo số liệu của chính phủ, khoảng 2.000 người tự tử mỗi năm vì làm việc quá sức.
Trọng Giáp
Theo VNE
600.000 người Trung Quốc chết mỗi năm vì làm việc kiệt sức
Nhóm người chết vì làm việc quá sức ở Trung Quốc có tuổi đời trẻ hơn và thường làm trong các ngành công nghiệp như truyền thông, quảng cáo, chăm sóc y tế và công nghệ .
Nhân viên văn phòng ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: China Daily.
Trung Quốc mỗi năm có hơn nửa triệu người tử vong do làm việc quá sức, lớn hơn cả Nhật Bản. Số liệu thống kê cho thấy nhóm người chết vì làm việc quá sức có tuổi đời trẻ hơn và thường làm trong các ngành công nghiệp như truyền thông, quảng cáo, chăm sóc y tế và công nghệ, CCTV News ngày 11/12 đưa tin.
Trường hợp mới nhất là một kỹ sư 24 tuổi, có thói quen làm việc quá mức, anh đã chết trong một lần làm thêm giờ. Những tin tức kiểu này không ngừng xuất hiện ở Trung Quốc vài năm qua.
Năm ngoái, trang tin việc làm zhaopin.com cho biết hơn một nửa trong số 13.400 nhân viên văn phòng không tập thể dục trong giờ làm. Hai phần ba số người được hỏi nói họ làm thêm nhiều hơn 5 tiếng mỗi tuần.
Áp lực cạnh tranh khốc liệt buộc nhiều người trẻ tuổi phải làm việc căng thẳng để có thu nhập và phát triển sự nghiệp.
Làm việc quá nhiều với áp lực tinh thần có thể là nguyên nhân khiến người lao động chịu các tác động xấu cho sức khỏe, dẫn đến nhiều bệnh cấp tính.
Thiếu sự bảo vệ về mặt pháp lý cũng là nhân tố khiến người lao động không có điều kiện làm việc lành mạnh. Liên đoàn Lao động Trung Quốc quy định mỗi người chỉ phải làm việc 8 tiếng mỗi ngày, 44 tiếng mỗi tuần. Tuy nhiên, ở nhiều công ty, người không làm thêm giờ thường bị xem là lười biếng và thiếu tinh thần làm việc.
Trang sina.com.cn khuyên người lao động tránh mệt mỏi bằng cách ăn nhiều hoa quả, rau xanh, tránh cà phê và thức ăn nhanh, ăn sáng đúng giờ, thường xuyên tập thể dục và tắm.
Theo Văn Việt (Vnexpress)
600.000 người Trung Quốc chết mỗi năm do làm việc kiệt sức Trung Quốc mỗi năm có hơn nửa triệu người tử vong vượt do làm việc quá sức, lớn hơn cả Nhật Bản. Nhân viên văn phòng ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: China Daily. Số liệu thống kê cho thấy nhóm người chết vì làm việc quá sức có tuổi đời trẻ hơn và thường làm trong các ngành công nghiệp như truyền...