Nhân viên trường học vất vả thật không?
Nói nhân viên trường học làm 8 tiếng trong ngày ư? Đó chỉ là theo quy định trên lý thuyết còn thực tế bên ngoài là hoàn toàn khác.
Bài viết “Kiến nghị xếp ngạch viên chức đối với các nhân viên trường học” của tác giả Bùi Nam đăng trên Giáo dục Việt Nam ngày 18/4 đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều độc giả, đặc biệt là những nhân viên trong các trường học hiện nay.
Nhân viên thư viện trường học ở nhiều trường học có quy mô nhỏ hiện vẫn khá nhàn (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
Bài viết đã kiến nghị xếp ngạch viên chức cho các nhân viên trường học nhằm mục đích cải tạo mức lương hiện nay của họ. Lương nhân viên trường học hiện rất thấp.
Với đồng lương còm như thế, họ không đủ trang trải cuộc sống là điều có thật. Vì điều này, không ít nhân viên nhà trường cũng đã xin nghỉ việc.
Thế nhưng, bảo nhân viên trường học vất vả, làm việc cực khổ như tác giả Bùi Nam khẳng định:
“ Nhân viên trường học hiện nay rất nhiều công việc nặng nhọc, độc hại như nhân viên y tế học đường, nhân viên thư viện, thiết bị hay rất cực khổ giải quyết nhiều vấn đề như kế toán,…
Bên cạnh đó, nhân viên trường học theo quy định phải làm 8 giờ mỗi ngày và không có nghỉ hè như giáo viên nên công việc của họ rất gian nan, cực khổ” lại cần phải xem lại.
Nhân viên trường học vất vả thật không?
Từ thực tế đang diễn ra ở nhiều trường học hiện nay, chúng tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng, nhân viên trường học không vất vả, nặng nhọc gì, trái lại họ còn khá thong thả về công việc và cả thời gian.
Ví như nhân viên thiết bị
Công việc của nhân viên thiết bị chủ yếu giữ kho đồ dùng dạy học.
Nhân viên thiết bị bậc trung học do giáo viên dạy theo tiết và có nhiều bộ môn phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học.
Vì thế, trong mỗi buổi học còn có giáo viên này mượn đồ dùng, giáo viên khác trả đồ dùng.
Nhưng thiết bị cấp tiểu học hầu như rất ít có cảnh giáo viên mượn và trả đồ dùng dạy học trong ngày. Điều này vì, bộ đồ dùng dạy học thầy cô giáo chủ nhiệm đã được nhà trường phát về từng lớp ngay đầu năm học.
Thế nên có thiết bị đến trường mở cửa xong là ngồi chơi đến hết giờ đóng cửa ra về.
Còn nhân viên thư viện?
Đầu giờ nhân viên thư viện còn chưa tới, học sinh đi học nhân viên thư viện mới lên mở cửa phòng. Giờ ra chơi, khoảng vài chục em đến thư viện đọc sách. Có nhân viên hướng dẫn học sinh chọn sách, có cô thì mặc kệ chúng muốn đọc gì thì đọc.
Buổi chiều, những công việc như thế vẫn diễn ra một cách lặp lại. Có trường sôi nổi hơn nhân viên thư viện tạo ra thư viện xanh mang sách ra ngoài sân để học sinh đến đọc.
Vài ba tháng tổ chức một buổi giao lưu giới thiệu sách hay phát biểu cảm tưởng về một cuốn sách đã đọc.
Video đang HOT
Những trường điểm, trường danh tiếng nhân viên thư viện còn thấy hoạt động sôi nổi một chút. Nhưng những trường vùng xa, vùng khó khăn, nhân viên thư viện chỉ luôn trung thành với việc đến mở cửa phòng, về đóng cửa lại là xong.
Nhân viên kế toán thì sao?
Không chịu làm nhân viên thư viện, một nữ giáo viên ở Cà Mau bị thôi việc
Kế toán trường học cũng chẳng có gì vất vả, thu chi tháng nào cũng như tháng ấy, chỉ vất vả khoảng tháng đầu năm khi học sinh nộp tiền.
Công việc làm thường xuyên chỉ là làm lương cho giáo viên lãnh đúng kỳ.
Chẳng thế mà có nhân viên kế toán năng động đã nhận làm chân hợp đồng kiểu thời vụ cho một số trường học chưa kịp tuyển nhân viên hoặc có nhân viên kế toán nghỉ hộ sản.
Nếu công việc ở trường ngập đầu, khổ sở như phản ánh thì liệu họ có thể đảm nhận nổi công việc làm thêm một lúc vài trường hay không?
Thấy nhàn nên nhiều hiệu trưởng phân công kiêm nhiệm thêm
Một số nhân viên trường học đã được hiệu trưởng phân công thêm công việc như làm văn thư để đánh máy văn bản. Văn thư đánh máy ở trường học cũng chẳng có gì nhiều chỉ là một số hiệu trưởng lười thì ỷ việc cho họ làm thôi.
Còn những công việc kiêm nhiệm khác như thủ quỹ, tạp vụ, nhân viên y tế…Thế nhưng, nhà trường cũng đã trích một phần kinh phí để bồi dưỡng cho họ chứ chẳng phải làm không công.
Ngoài công việc nhàn hạ còn “ăn cắp” nhiều thời gian của nhà nước
Nói nhân viên trường học làm 8 tiếng trong ngày ư? Đó chỉ là trên lý thuyết theo quy định. Trong thực tế, khi học sinh ra về cũng là lúc các nhân viên trường học đóng cửa ra sân, có khi học sinh ra chơi vào học thì nhân viên nhà trường đã đóng cửa về rồi.
Cấp tiểu học , buổi sáng 7 giờ nhân viên đến làm(có trường còn du di 7 giờ 30 phút mới tới), 10 giờ 10 phút đã về. Buổi chiều, 2 giờ tới làm nhưng 4 giờ 30 phút đã về.
Cấp trung học về thời gian nhân viên trường học thực hiện nhiều hơn thế một chút.
Bạn thử cộng xem, một ngày nhân viên trường học họ làm mấy tiếng? Đó là chưa nói, có hiệu trưởng còn cho một tuần nhân viên được nghỉ ở nhà từ 1-2 buổi.
Nói là nhân viên trường học làm việc hành chính nên không được nghỉ hè. Thế nhưng, cứ mỗi một mùa hè, khi học sinh nghỉ học thì nhân viên trường học cũng nghỉ theo.
Có trường cử nhân viên đi trực trường nhưng cũng chỉ lên cho qua rồi về chứ làm gì có chuyện ngồi mà làm việc vì có việc gì mà làm?
Việc nhàn nhưng lương thấp cũng chẳng ai muốn làm. Nhiều nhân viên trường học cho biết với mức lương hiện nay không thể chăm lo cho gia đình.
Nhưng công việc và thời gian làm như thế mà tăng lương thì e chừng không hợp lý. Vậy nên, chúng tôi có những đề xuất:
Gộp việc và tăng lương cho họ.
Cụ thể, nhân viên thư viện sẽ làm luôn công việc thủ quỹ, văn thư và thiết bị trường học.
Nhân viên kế toán cùng lúc sẽ phụ trách theo cụm trường. Có thể chia, trường hạng 1 thì 2 trường một nhân viên kế toán.
Trường hạng 2 và 3 có từ 3-4 trường mới nên bố trí một nhân viên kế toán. Trong thực tế, nói là trường chứ vẫn còn không ít trường số lớp học chỉ hơn một khối (trường mà chỉ có 6,7 lớp) so với một trường lớn.
Việc gộp công việc như thế, nếu nhân viên làm đúng thời gian 8 tiếng hành chính theo quy định chắc chắn sẽ chẳng có gì là quá sức.
Một người làm việc bằng hai đương nhiên mức lương cũng phải được trả xứng đáng (ví như đang nhận 4 triệu đồng/tháng sẽ có ngay 8 triệu đồng).
Và khi đó, nếu có tăng lương cho những nhân viên thì ngân sách nhà nước cũng không bị đội lên. Việc làm này, còn sẽ khuyến khích người lao động nỗ lực và gắn bó lâu dài hơn trong công việc.
Đăng Bình
Chi tiết định mức số lượng và chế độ của nhân viên trường học
Có khá nhiều ý kiến của bạn đọc về cách tính số lượng nhân viên trường học và chế độ tiền lương, thêm giờ thêm buổi của nhân viên trường học.
Nhân viên thư viện; thiết bị và thí nghiệm; y tế học đường; kế toán,... hiện nay đang làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập được gọi chung là nhân viên trường học.
Có khá nhiều ý kiến của bạn đọc về cách tính số lượng nhân viên trường học và chế độ tiền lương, thêm giờ thêm buổi của nhân viên trường học.
Trong phạm vi bài viết, tác giả xin được nêu chi tiết cách tính định mức số lượng nhân viên làm việc trong các trường học và chế độ hiện nay của các nhân viên trên.
Số lượng nhân viên trường học ở các trường học
Để biết định mức số lượng nhân viên làm việc tại các cơ sở giáo dục căn cứ vào Thông tư số: 16/2017/TT-BGDĐT Thông tư Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập
Đối với trường tiểu học có 8 vị trí gồm: nhân viên thư viện, thiết bị; công nghệ thông tin; kế toán; thủ quỹ; văn thư; y tế; hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; giáo vụ (áp dụng đối với trường dành cho người khuyết tật).
Định mức cụ thể trường từ 28 lớp trở lên sẽ có tối đa 5 nhân viên gồm: văn thư, kế toán, y tế và thủ quỹ (3); thư viện và thiết bị, công nghệ thông tin (2).
Trường từ 27 lớp trở xuống sẽ có 3 nhân viên gồm: văn thư, kế toán, y tế và thủ quỹ (2); thư viện và thiết bị, công nghệ thông tin (1).
Chế độ nhân viên trường học được quy định như thế nào? (Ảnh minh hoạ: Eng.hdu.edu.vn)
Đối với trường trung học cơ sở có 9 vị trí gồm: nhân viên thư viện; thiết bị, thí nghiệm; công nghệ thông tin; kế toán; thủ quỹ; văn thư; y tế; hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; giáo vụ (áp dụng đối với trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật).
Định mức cụ thể trường từ 28 lớp trở lên sẽ có tối đa 6 nhân viên gồm: văn thư, kế toán, y tế và thủ quỹ (3); thư viện, thiết bị và thí nghiệm, công nghệ thông tin (3).
Trường từ 27 lớp trở xuống sẽ có 5 nhân viên gồm: văn thư, kế toán, y tế và thủ quỹ (3); thư viện, thiết bị và thí nghiệm, công nghệ thông tin (2).
Đối với trường trung học phổ thông có 9 vị trí gồm: nhân viên thư viện; thiết bị, thí nghiệm; công nghệ thông tin; kế toán; thủ quỹ; văn thư; y tế; hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; giáo vụ (áp dụng đối với trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, trường trung học phổ thông chuyên).
Cụ thể trường từ 28 lớp trở lên sẽ có tối đa 6 nhân viên gồm: văn thư, kế toán, y tế và thủ quỹ (3); thư viện, thiết bị và thí nghiệm, công nghệ thông tin (3)
Trường từ 27 lớp trở xuống sẽ có 5 nhân viên gồm: văn thư, kế toán, y tế và thủ quỹ (3); thư viện, thiết bị và thí nghiệm, công nghệ thông tin (2)
Đối với trường mầm non thì căn cứ vào Thông tư liên tịch số: 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Có 4 vị trí gồm nhân viên kế toán; văn thư; y tế; thủ quỹ.
Căn cứ khối lượng công việc thực tế, nhu cầu và vị trí việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ xác định số lượng người làm việc tối đa không vượt qua 02 nhân viên để thực hiện nhiệm vụ về kế toán, văn thư, y tế, thủ quỹ.
Chế độ làm việc, lương và phụ cấp nhân viên trường học
Các cơ sở giáo dục hoàn toàn có thể bố trí, sắp xếp nhân viên 40 giờ/tuần và đưa cụ thể vào hợp đồng lao động, nếu do công việc nếu làm quá số giờ quy định thì được hưởng chế độ thêm giờ theo quy định.Chế độ làm việc thực hiện theo điều 104 Bộ luật Lao động 2012 thực hiện 8 giờ/ngày không quá 48 giờ/tuần, khuyến khích làm việc 40 giờ/tuần.
Các cơ sở giáo dục thường bỏ qua chế độ làm thêm giờ của nhân viên trường học, làm mất mát quyền lợi hợp pháp và chính đáng của nhân viên.
Về chế độ trả lương, phụ cấp của từng đối tượng cụ thể như sau:
Đối với nhân viên thiết bị, thí nghiệm tại trường trung học cơ sở trở lên thì nhân viên thiết bị, thí nghiệm được xếp mã số: V.07.07.20 được áp dụng bảng lương viên chức loại A0 có hệ số lương từ 2,1 đến 4,89; Nhân viên thiết bị, thí nghiệm có thể được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo công văn số 9552/TCCB ngày 26 tháng 9 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong phòng thí nghiệm.
Đối với nhân viên thư viện căn cứ quy định tại Thông tư số 02/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV về cách xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện cụ thể trường hợp có trình độ tiến sĩ chuyên ngành thư viện thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng II (mã số V.10.02.06);
Trường hợp có trình độ thạc sĩ chuyên ngành thư viện thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III (mã số V.10.02.06);
Trường hợp có trình độ cao đẳng chuyên ngành thư viện thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng IV (mã số V.10.02.07).
Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với viên chức làm việc trong thư viện, quy định tại thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ và Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/2/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Đối với nhân viên y tế trường học theo công văn 3561/BGDĐT-NGCBQLCSGD hướng dẫn việc bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức làm công việc hỗ trợ phục vụ trong trường học được xếp lương tương ứng loại B (hệ số lương 1,86 - 4,06), loại A0 (hệ số lương 2,1- 4,89), được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại trường học quy định tại Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
Viên chức làm công tác kỹ thuật công nghệ thông tin trong trường học, có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp kỹ sư, kỹ thuật viên quy định tại Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV được xem xét để bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp kỹ sư, kỹ thuật viên.
Đối với nhân viên kế toán Thông tư số 77/2019/TT-BTC ngày 11/11/2019 của Bộ Tài chính quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định: các ngạch công chức chuyên ngành kế toán quy định tại thông tư này được áp dụng bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và được sửa đổi tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 của Chính phủ theo đó kế toán thì theo trình độ được xếp lương tương ứng có hệ số khởi điểm từ 1,86 đến 2,34.Viên chức làm công tác văn thư trong trường học, có đủ tiêu chuẩn của các chức danh nghề nghiệp văn thư quy định tại Thông tư 14/2014/TT-BNV được xem xét để bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp ngạch văn thư.
Về phụ cấp trách nhiệm kế toán thực hiện theo Thông tư số 163/2013/TTLT-BTC-BNV nếu là kế toán trưởng thì sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc 0,2, nếu không có quyết định kế toán trưởng thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm 0,1.
Trên đây là một số quy định về định mức số lượng nhân viên trường học tại các cơ sở giáo dục công lập.
Đối với chế độ lương, phụ cấp thì hiện nay chế độ có phù hợp chưa, sắp xếp như thế nào cho hợp lý, tác giả xin được trình bày trong các bài viết sắp tới.
BÙI NAM
Giáo viên xuống đồng giúp dân Người dân ở vùng nguyên liệu Thừa Thiên Huế từ đầu năm đến nay đang vật lộn với căn bệnh khảm lá sắn. Mặc dù đã có chỉ đạo phải khẩn trương nhổ bỏ sắn bị bệnh để tránh lây lan, nhưng tốc độ xử lý rất chậm. Mới đây xã Phong Hiền, huyện Phong iền đã có sáng kiến nhờ hơn 200...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Từ động đất ở Myanmar, chuyên gia cảnh báo gì về các tòa nhà cao tầng ở Việt Nam?

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức

CSGT thu hồi giấy phép đèn ưu tiên xe cấp cứu chở diễn viên đi sự kiện

Va chạm với xe container, người đàn ông tử vong tại chỗ

Quảng Trị: Chơi đùa ở đập ngăn mặn, một học sinh đuối nước tử vong

Phương án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã của TPHCM có gì đặc biệt?

Xe công nông va chạm với tàu hỏa, một người tử vong

Người nổi tiếng phải xác minh, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ quảng cáo

Nữ tài xế xe công nghệ tử vong sau va chạm với ô tô trên cầu vượt Mai Dịch

Sử dụng xe cứu thương đi ra mắt phim có vi phạm luật?

Cú tông trực diện khiến ô tô đâm gãy biển báo, 4 người thương vong
Có thể bạn quan tâm

Cấp cứu thành công chuyên gia nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp
Sức khỏe
1 phút trước
Cháy rừng tồi tệ nhất lịch sử Hàn Quốc
Thế giới
3 phút trước
8 mẹo dọn nhà vệ sinh của bà dì khiến tôi gật gù nể nang: "Gừng càng già càng cay!"
Sáng tạo
4 phút trước
ViruSs cùng làm 1 hành động với cả Pháo - Ngọc Kem và Emma, có bằng chứng rõ ràng không thể cãi nổi
Hậu trường phim
5 phút trước
Siêu trăng non sắp hiện diện, có nơi kèm "sừng quỷ"
Lạ vui
8 phút trước
Lộ tin nhắn nghi Kim Soo Hyun cũng lái xe trong tình trạng say rượu?
Sao châu á
8 phút trước
1 "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối cho lên livestream đối chất chuyện tình ái, danh tính và mối quan hệ ra sao?
Sao việt
12 phút trước
D-1 đến fanmeeting Jisoo tại Hà Nội: Fan Việt đầu tư cực khủng, chuẩn bị 1 project không nước nào có!
Nhạc quốc tế
20 phút trước
Kiến thức chống "tối cổ" cho những ai đi ngủ sớm: "Nhô" là gì mà MXH rần rần đăng tải?
Netizen
22 phút trước
Đây là bài hát cực "suy" mà ViruSs bật sau khi bị Pháo chất vấn trực tiếp trên livestream
Nhạc việt
24 phút trước