Nhân viên tố chia tiền hối lộ cho giám đốc Sở
Giúp doanh nghiệp trúng thầu, chuyên viên xây dựng Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Vĩnh Long được “lại quả” 10%. Sau khi bị bắt, anh này khai đã chia tiền cho giám đốc.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Hoàng Học, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết chiều ngày 1/10 đã triển khai quyết định đình chỉ chức vụ Giám đốc ở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Vĩnh Long đối với ông Nguyễn Tố Tranh. Ông này đang hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ vụ án nhận hối lộ và tham ô tài sản xảy ra tại Sở này
Trí (trái), Ngọ và Đông đã bị bắt từ hai tháng trước. Ảnh: Trà Giang
Liên quan vụ án, hai tháng trước Công an tỉnh Vĩnh Long bắt tạm giam ông Phạm Tiến Ngọ (50 tuổi, giám đốc doanh nghiệp tư nhân Thành Tiến ở huyện Bình Minh) về hành vi Đưa hối lộ.
Làm việc với cảnh sát, ông Ngọ khai nhiều lần đưa hối lộ 10% tổng giá trị gói thầu cho Bùi Hữu Trí (33 tuổi, chuyên viên xây dựng Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Vĩnh Long) để được ưu ái xét trúng thầu các dự án xây dựng, trùng tu khu di tích. Trong đó, riêng dự án xây dựng khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ở huyện Vũng Liêm có vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng, ông Ngọ đã “lại quả” cho Trí trên 1,5 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ông Tranh (áo trắng bìa phải) chứng kiến cơ quan điều tra đọc lệnh bắt Bùi Hữu Trí (trái). Ảnh: Trà Giang
Mở rộng điều tra, cơ quan chức năng phát hiện 6 công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có dấu hiệu tiêu cực xảy ra giữa Trí và ông Ngọ. Không chỉ vậy, Trí còn câu kết với kế toán trưởng Trần Lê Đông và một công ty xây dựng lập hợp đồng khống với nội dung tư vấn cho gói thầu tại trường năng khiếu thể dục thể thao để rút tiền ngân sách gần 240 triệu đồng. Sau khi doanh nghiệp được thanh toán, Trí với Đông mỗi người được chia 100 triệu đồng.
Ngày 12/7, Trí bị bắt về hành vi Nhận hối lộ, Đông bị bắt vì Tham ô tài sản. Quá trình điều tra, chuyên viên xây dựng khai tất cả hồ sơ xây dựng liên quan đến vụ án đều do giám đốc Tranh ký duyệt. Anh này còn khai tiền nhận được từ nhà thầu có chia cho ông giám đốc Sở.
Theo VNE
Tàu chứa 'cổ vật 500 năm' có thể chìm do bị cháy
Các chuyên gia cho rằng, trước khi bị chìm, nhiều khả năng con tàu chứa cổ vật ở vùng biển xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã gặp hỏa hoạn. Các cổ vật được xác định có niên đại vào cuối thời Nguyên, thế kỷ 14.
Chiều 15/9, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cùng các chuyên gia Cục Di sản Văn hóa, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã giám định bước đầu những cổ vật do các cơ quan tịch thu từ ngư dân trục vớt trái phép ở vùng biển thôn Châu Thuận Biển.
"Căn cứ vào lớp xỉ màu đen như than trên chồng tô men nâu và vết dính trên đồng tiền bị cháy, nhiều khả năng con tàu này gặp hỏa hoạn hoặc bị cướp biển bắn cháy rồi chìm", TS Nguyễn Đình Chiến, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử nhận định.
Dựa vào lớp xỉ kết dính vào rạn san hô trên chồng tô men nâu, các chuyên gia nhận định nhiều khả năng con tàu chứa cổ vật đã bị cháy trước khi bị chìm đắm ở vùng biển xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Ảnh: Trí Tín.
Về kiểu dáng, hoa văn và lớp men của đồ gia dụng gốm sứ, các chuyên gia giám định cổ vật cho rằng, con tàu đắm này có niên đại vào cuối thời Nguyên (Trung Quốc) thế kỷ 14 (trước 100 năm so với dự đoán của các chuyên gia vài ngày trước cho rằng những món đồ cổ vào thời Minh, thế kỷ 15).
Theo TS Chiến, cổ vật ở dưới con tàu đắm này chủ yếu là đồ gốm sứ gia dụng như: bát, chậu, chén, đĩa, lư hương, hộp... thuộc dòng men nâu và men ngọc xanh da táo, ô liu. Hiện trạng men của cổ vật gốm sứ còn tốt, chưa ảnh hưởng môi trường nước biển. Nét độc đáo của những cổ vật này là những loại đĩa dáng chậu có trang trí hoa lá giữa lòng, hoa cúc, hoa phong lan, hoa sen, hai người đấu vật... in nổi rất tinh xảo.
Chiều 15/9, hàng chục công an, bộ đội biên phòng Quảng Ngãi phong tỏa, bảo vệ "kho cổ vật" nhưng nhiều ngư dân vẫn đổ xô vào "vùng cấm" trục vớt. Hàng trăm mảnh vỡ của tô, chén cổ bị sóng đánh trôi dạt vào bờ.
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định thăm dò, khai quật khẩn cấp di sản văn hóa dưới nước tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển. Tỉnh giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tham mưu tổ chức thăm dò, khai quật cổ vật dưới con tàu đắm theo quy định của nhà nước. Hội đồng xét chọn các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện thăm dò, khai quật, trục vớt cổ vật gồm 9 thành viên do TS Nguyễn Đăng Vũ (Giám đốc Sở Văn hóa) làm Chủ tịch TS Chiến làm Phó chủ tịch.
Trong 3 ngày, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về yêu cầu các tiêu chí thăm dò, khai quật, trục với cổ vật tại khu vực này.
Cảnh sát giao thông đường thủy Quảng Ngãi thu giữ cổ vật bị bể nát do ngư dân trục vớt trái phép trong những ngày qua. Ảnh: Trí Tín.
Trao đổi với VnExpress.net, TS Nguyễn Đăng Vũ cho biết, đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin, đại chúng để tìm, lựa chọn các tổ chức, cá nhân giàu kinh nghiệm để tham gia trục vớt cổ vật. Sau khi Hội đồng xét duyệt lựa chọn xong đối tác sẽ trình tỉnh làm cơ sở tổ chức thực hiện các bước tiếp theo.
Theo TS Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, dù vị trí con tàu đắm nằm gần bờ (khoảng 100 mét), nhưng muốn khai quật phải tuân thủ quy trình khảo cổ bằng việc chia thành các hố thăm dò dưới nước. Ngoài ra, cần phải xem xét quy mô, số lượng và các yếu tố như dòng chảy, độ phủ lấp của bùn, cát... mới đưa ra phương pháp khai quật hữu hiệu. "Mặc dù rất khẩn cấp nhưng cần phải làm theo đúng trình tự trong khảo cổ cũng như Luật Bảo vệ Di sản, lựa chọn kĩ đơn vị trục vớt cứu hộ cổ vật chuyên nghiệp", ông Quân nói.
Theo VNE
Vụ "Vũ điệu đường cong": Sở Văn Hóa HN vào cuộc - Trang Nhung, Ngân Khánh hủy sô Những diễn biến mới nhất liên quan đến chương trình ca nhạc mang tên "Vũ điệu đường cong" và nhiều lùm xùm thời gian qua. Như đã đưa tin và hình ảnh cách đây vài ngày, trên một số tuyến phố tại Hà Nội cũng xuất hiện các pano quảng bá về chương trình "Vũ điệu đường cong" với phần ghi chú bị...