Nhân viên sứ quán Qatar ở Anh bị ép tổ chức tiệc sex cho sếp
Tòa án ở London yêu cầu chính phủ Qatar bồi thường cho Deanne Kingson, cựu thư ký riêng tại Đại sứ quán Qatar ở Anh, 390.000 bảng Anh vì quấy rối tình dục và kỳ thị tôn giáo.
Theo IBT Times, bà Deanne Kingson, 58 tuổi, đã tìm đến tòa án sau khi bà thường xuyên bị quấy rối, đụng chạm thể xác cũng như được yêu cầu tổ chức các bữa tiệc sex cho các viên chức ngoại giao tại trụ sở Đại sứ quán Qatar ở London.
Tại tòa án, bà Kingson nói bà bị nhắm đến vì không phải là tín đồ Hồi giáo và do đó được cho là có khả năng hoặc sẵn lòng tham gia các hành vi tình dục. Sau nhiều năm bị các viên chức ngoại giao Qatar quấy rối tình dục và kỳ thị tôn giáo, bà đã tính đến chuyện tự tử.
Cựu thư ký cho biết Đại sứ Fahed Al-Mushairi từng mời bà đến căn penhouse của ông và đề nghị bà ăn khat, một loại cây ở vùng Arab được xem là chất kích thích tình dục, để bà có thể nổi ham muốn quan hệ tình dục với ông này.
Bà Kingson làm việc tại Đại sứ quán Qatar từ năm 2006 đến năm 2014. Ảnh: LinkedIn.
Bà cũng nói rằng ông Al-Mushairi liên tục có các hành vi quấy rối tình dục với bà, bên cạnh việc buông lời sỉ nhục cũng như chửi thề. Bà còn cho biết sau khi bà từ chối những hành động này từ vị đại sứ, ông ta đã hướng sự chú ý đến cô con gái vị thành niên của bà.
Ông Al-Mushairi thậm chí còn tiếp cận bà Kingson để hỏi cưới cô gái năm cô 19 tuổi, để họ có thể quan hệ tình dục mà không vi phạm luật Hồi giáo.
Một tiết lộ chấn động khác là viên chức sứ quán Ali Al Hajiri thường xuyên ép bà Kingson tổ chức các bữa tiệc thác loạn cho ông ta. Ông ta cũng đề nghị bà đi cùng đến Cuba trong kỳ nghỉ.
Thẩm phán nói bà Kingson đã bị nhục mạ, tổn hại phẩm giá bởi các nhân sự cấp cao hơn trong sứ quán và sự đối xử này là hành vi không tôn trọng giới tính cũng như sự khác biệt tôn giáo, tín ngưỡng.
Thẩm phán đã yêu cầu bồi thường cho bà Kingson tổng cộng 390.000 bảng Anh (504.000 USD), bao gồm 115.000 bảng vì tổn thất tinh thần, 173.000 bảng vì tổn thất thu nhập và 1.250 bảng cho khoản trợ cấp nghỉ phép mà sứ quán không trả cho bà khi bà bị đuổi việc.
Bà Kingson làm việc tại Đại sứ quán Qatar từ năm 2006 đến năm 2014 với mức lương hàng năm là 30.000 bảng Anh. Bà bị sa thải vào tháng 6/2014.
Theo news.zing.vn
Vừa nhập biên 'hàng khủng' Rafale, Ấn Độ đã định phô diễn sức mạnh
Chiến đấu cơ Rafale vừa được quân đội Ấn Độ nhập biên hồi tháng trước nhưng nhiều khả năng sẽ được tham gia cuốc tập trận đầu tiên giữa nước này và Qatar.
Cuộc tập trận đầu tiên trong lịch sử giữa Qatar và Ấn Độ dự kiến sẽ được diễn ra trong những ngày cuối cùng của năm nay. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Truyền thông Ấn Độ có vẻ rất quan tâm tới cuộc tập trận này và nhiều khả năng, máy bay chiến đấu Rafale mới nhất của Ấn Độ cũng như máy bay do thám P8 sẽ tham gia cuộc tập trận này. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Cuộc tập trận đầu tiên trong lịch sử giữa Ấn Độ và Qatar có tên Za'ỉ-Al-Bahr có nghĩa là "Tiếng Gầm của Biển". Cuộc tập trận tập trung vào các khoa mục bao gồm tác chiến mặt nước, phòng không, tuần tra biển, chống cướp biển. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Hải quân Ấn Độ cho biết, cuộc tập trận không những tăng cường tình đoàn kế giữa quân đội hai nước, đây còn là cơ hội rất tốt để Hải quân Ấn Độ được cọ sát, học hỏi kinh nghiệm trong thực tế. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Theo thông tin được phía Ấn Độ tiết lộ, cuộc tập trận sẽ diễn ra trong thời gian tổng cộng 5 ngày. Trong đó có ba ngày diễn ra quá trình hậu cần, tiếp tế ở cảng và hai ngày diễn ra trên biển. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Đây được xem là cơ hội cực kỳ thuận lợi để Không quân Ấn Độ mang các tiêm kích Rafale ra thử nghiệm - loại tiêm kích đắt nhất kho vũ khí của nước này tới nay vẫn chưa tham gia vào bất cứ cuộc tập trận chung đa quốc gia nào. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Ấn Độ hiện đang là một trong số bốn quốc gia trên thế giới sử dụng các tiêm kích Rafale đắt đỏ trong biên chế của mình. Các quốc gia này bao gồm Pháp, Ai Cập, Qatar và Ấn Độ. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Tính tới tháng 9/2019, Pháp mới chỉ sản xuất được 175 máy bay Rafale. Một trong những lý do khiến loại tiêm kích này ít được phổ biển đó là do giá thành quá đắt đỏ của chúng. Phiên bản "rẻ tiền" nhất của Rafale cũng có giá lên tới hơn 70 triệu Euro - nghĩa là đắt ngang tiêm kích F-35A. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Trong quá khứ, Hải quân Ấn Độ cùng với Hải quân Qatar đã từng có sự hợp tác trong rất nhiều khía cạnh, tuy nhiên tới tận năm 2019 này, hai nước mới quyết định tập trận chung. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ Rafale của Pháp thể hiện khả năng bay cơ động của mình.
Tuấn Anh
Theo kienthuc.net.vn
Mỹ kêu gọi các quốc gia vùng Vịnh giải quyết tranh chấp với Qatar Tham mưu trưởng không quân Mỹ David Goldfein vừa cho biết, ông hy vọng những tranh chấp giữa các nước vùng Vịnh sẽ sớm chấm dứt và thúc giục các quốc gia này đoàn kết khả năng quân sự nhằm chống lại Iran. Wahsington coi những tranh chấp chính trị giữa Saudi Arabia, UAE, Bahrain, Ai Cập với Qatar là mối đe dọa...