Nhân viên sứ quán Mỹ ‘đổi thị thực lấy sex’
Một nhân viên ngoại giao Mỹ ở Guyana vừa bị cáo buộc bán thị thực ( visa) để đổi lấy quan hệ tình dục, trong một vụ việc có thể là hoạt động buôn người quy mô lớn.
Edy Zohar Rodrigues Duran. Ảnh: Meetup
Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước xác nhận một trong các quan chức của cơ quan này là mục tiêu của cuộc điều tra đối với “cáo buộc về sai phạm liên quan đến một nhân viên lãnh sự từng được giao nhiệm vụ ở Georgetown, Guyana”, nhưng không nói thêm chi tiết.
Theo Daily Caller, truyền thông địa phương cũng cho rằng quan chức này còn liên quan đến các trùm ma túy trong vụ bê bối thị thực. Ông hiện bị đình chỉ chức vụ chờ điều tra kết thúc.
Vụ bê bối vỡ lở khi các doanh nhân và khách du lịch than phiền rằng quá trình nộp đơn xin thị thực của họ bị đình trệ, và truyền thông địa phương bắt đầu đưa tin về việc một nhân viên thị thực đang đòi hối lộ và tình dục để đổi lấy việc cấp phép.
Tờ báo Mỹ xác định nghi phạm là Edy Zohar Rodrigues Duran, từng sống ở Mission, Texas, hiện ở thành phố Falls Church, bang Virginia. Duran bị mất chức ở thủ đô Georgetown, Guyana hồi tháng 6 vừa qua, chỉ vài tháng trước khi ông chính thức hết nhiệm kỳ theo dự kiến, hai nhà báo Guyana, Mark A. Benschop và Julia Johnson cho biết. Cuộc điều tra bắt đầu từ tháng hai và Duran rời Georgetown cách đây ba tuần.
Video đang HOT
Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Georgetown, Guyana. Ảnh: Publicnow
Ông này bị “cáo buộc bán visa cho nhiều doanh nhân và những người bán ma túy… chỉ với giá 15.000 USD”, theo báo Observer News của Guyana. “Các nhân viên liên bang vẫn chưa tìm ra bằng chứng xác thực về việc mua bán visa, nhưng có đủ bằng chứng về việc đổi sex lấy thị thực”.
Hãng thông tấn AFP tuần trước cũng đưa tin đại sứ quán đang “điều tra cáo buộc cho rằng một nhân viên lãnh sự bán thị thực với giá hàng nghìn đôla”. Một quan chức Guyana nói Duran đã thương lượng về việc bán thị thực với giá lên tới 40.000 USD, và dùng một nhà hàng kiêm quán bar nổi tiếng ở Georgetown để đạt được thỏa thuận. Duran cũng đã đến nước láng giềng Suriname, một điểm dừng phổ biến của những người nhập cư Trung Quốc khi tới Mỹ.
“Đại sứ quán muốn giữ kín về toàn bộ vụ việc này”, Benschop, thuộc Guyana Observer, nói. Duran “bị hạ cấp khỏi bộ phận thị thực và kết hôn. Ông này phải ở trong một nhà kho xa đại sứ quán. Nhiệm kỳ của ông ta đáng lẽ sẽ kết thúc vào tháng 9″.
Bản đồ cho thấy vị trí của Guyana ở Nam Mỹ. Đồ họa: Ddmcdn
“Chúng tôi biết có việc gian lận tại đại sứ quán khi nhiều người nộp đơn xin thị thực chính đáng bị từ chối”, nhà báo Johnson nói. Thay vì chấp nhận cấp thị thực cho nhà báo và chuyên gia Guyana, Duran lại chấp thuận cho “những nhân vật đáng ngờ” được có thị thực tới Mỹ vào phút chót, trước khi hết hạn ngạch của Guyana.
Johnson cũng cho biết các nguồn tin của bà kể rằng Duran còn quan hệ tình dục với vài phụ nữ trẻ là người Guyana lai Indonesia. Bà nghi ngờ một số người được chấp thuận thị thực đến Mỹ còn không phải là người Guyana. “Có khá nhiều người Trung Quốc và Ấn Độ đi qua từ Suriname. Khá dễ để trà trộn”, Johnson nói và chỉ ra rằng giả mạo giấy tờ Guyana khá phổ biến tại các nước thuộc thế giới thứ ba và là một chiến thuật thường được các băng nhóm buôn người đến Mỹ sử dụng.
Johnson nghi ngờ Duran làm việc với các trùm ma túy để đem người trái phép tới Mỹ. Duran đã không trả lời các cuộc điện thoại của Daily Caller, nhưng lại cập nhập hồ sơ tại trang web hẹn hò Meetup.com.
Nếu vụ việc được chứng minh, Duran cũng sẽ không phải là quan chức ngoại giao Mỹ đầu tiên bán thị thực ở Guyana. Năm 2000, nhân viên lãnh sự Mỹ Thomas Carroll cũng bị phát hiện bán tới 800 thị thực với giá mỗi chiếc từ 10.000 đến 15.000 USD. Carroll bị kết án 21 năm tù nhưng sau đó được giảm án.
Theo VNE
Biển Đông: Trung Quốc đã đã chịu nhượng bộ?
Trái với dự đoán của giới phân tích, Trung Quốc hôm qua (30/6) đã nhất trí tiến hành các cuộc đàm phán chính thức với 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông nhằm tránh xung đột vào tháng 9 tới. Đây là một thành công bất ngờ của hội nghị ASEAN bởi cách đây 1 năm, Trung Quốc vẫn còn từ chối đàm phán về bộ quy tắc này. Việc Trung Quốc chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ít nhất cũng cho thấy cường quốc số 1 Châu Á này đã ít nhiều chịu nhượng bộ trước ASEAN.
Ngoại trưởng Trung Quốc tại hội nghị ASEAN
Hội nghị ASEAN ở Brunei với một trong những trọng tâm chính là vấn đề Biển Đông diễn ra trong bối cảnh căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông đang leo thang, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Philippines. Trước thềm hội nghị, với những diễn biến không thuận chiều trong cuộc tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila cùng những lời đe dọa, cảnh báo đầy cứng rắn của giới quan chức và báo chí Trung Quốc, người ta ít hy vọng về một kết quả khả quan trong việc thúc đẩy Bắc Kinh tiến hành đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Thậm chí, có nhà phân tích còn tin rằng, Trung Quốc sẽ tìm cách câu giờ, trì hoãn tiến trình này để có thêm thời gian tập hợp đủ ảnh hưởng cũng như sức mạnh trước khi gây sức ép buộc các nước có tranh chấp ở Biển Đông phải thoái lui trước họ.
Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy ra. Ngày hôm qua, Trung Quốc đã đồng ý tiến hành "các cuộc tham vấn chính thức" với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (CoC) được đề xuất nhằm kiểm soát, quản lý các hành động của hải quân các nước trong khu vực biển nóng bỏng bởi các tranh chấp này. Các cuộc đàm phán về CoC sẽ diễn ra tại hội nghị ASEAN-Trung Quốc vào tháng 9 tới. Đây là một bước đi mà Ngoại trưởng Thái Lan ca ngợi là "rất có ý nghĩa".
Hai bên đã đồng ý cùng nhau đàm phán về bộ quy tắc ứng xử trong cuộc họp giữa Ngoại trưởng ASEAN với Trung Quốc sau một cuộc họp đặc biệt của ASEAN về vấn đề Biển Đông vào tháng 8 tới ở Thái Lan.
"Chúng tôi đã nhất trí hợp tác hàng hải để biến những vùng biển xung quanh thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác", Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã phát biểu như vậy với giới phóng viên ở Brunei.
"Cả Trung Quốc và các nước ở ven Biển Đông đều đang nỗ lực tạo sự ổn định ở khu vực biển này. Tôi tin, bất kỳ hành động nào của các nước có liên quan đi ngược với xu thế đó đều sẽ không được các nước khác ủng hộ và cũng sẽ không thành công", ông Vương Nghị cho biết.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc còn dùng những từ có cánh để miêu tả về quan hệ giữa nước này với ASEAN. Ông Vương Nghị nói: "Các nước ASEAN và Trung Quốc là hàng xóm thân thiết và chúng ta giống như thành viên của một gia đình lớn. Chúng tôi tin rằng, một ASEAN đoàn kết, thống nhất, năng động và thịnh vượng là lợi ích của Trung Quốc".
Việc Trung Quốc đồng ý đàm phán với ASEAN về một loạt quy định nhằm tránh xung đột ở Biển Đông đã giành được sự khen ngợi từ các nhà ngoại giao, thậm chí kể cả khi Philippines vừa cảnh báo về sự "quân sự hóa ngày càng tăng" của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul đã ca ngợi mối quan hệ "mạnh mẽ" giữa khối ASEAN với Trung Quốc. Các cuộc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông là "một tiến trình đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn và thận trọng. Tôi tin tưởng rằng, với quyết tâm mạnh mẽ của các bên, tiến trình đó sẽ không bị kéo dài", ông Surapong đã nói như vậy.
Theo vietbao
Mỹ: Không có chỗ cho sự ức hiếp ở Biển Đông Vị quan chức được bổ nhiệm trở thành nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ ở Đông Á hôm qua, (20/6) đã có bài phát biểu, trong đó ông này khẳng định chắc nịch rằng, không có chỗ cho sự "ép buộc và ức hiếp" ở các vùng biển trong khu vực. (Ảnh minh họa) Phát biểu tại phiên điều trần trước một...