Nhân viên siêu thị tiết lộ về độ tươi ngon của rau củ quả: Có khi để cả năm, chưa rửa đã xếp lên kệ
Nhiều người vẫn đinh ninh các loại rau củ quả trong siêu thị hoàn toàn tươi ngon, sạch sẽ. Nhưng tiết lộ từ những nhân viên siêu thị sẽ khiến bạn phải “ngã ngửa” vì nó chưa thực sự đúng.
Dưới đây sẽ là một sự thật hơi phũ phàng về các sản phẩm rau, củ, quả tại một số siêu thị trên thế giới.
1. Không phải tất cả rau củ đều được rửa sạch trước khi đưa lên kệ
Theresa, một cựu nhân viên siêu thị Wal-Mart tại Glen Burnie (Mỹ) cho biết, cô đã từng nhìn thấy các sản phẩm rau củ quả của siêu thị được đưa tới từ các pallet lớn rồi xếp thẳng lên trên kệ mà không hề được rửa sạch.
Vì vậy, bạn đừng quá tin tưởng rằng tất cả sản phẩm trong siêu thị đều đã được rửa sạch sẽ trước khi đưa lên cho khách hàng. Ngay cả những loại trái cây và rau củ được đưa từ các địa chỉ uy tín cũng không thể chắc chắn hoàn toàn chúng không bị nhiễm bẩn trong quá trình vận chuyển.
Do đó, khi mua rau củ quả và trái cây từ siêu thị bạn nên rửa sạch và ngâm muối trước khi sử dụng chúng.
2. Rau củ dễ tiếp cận thường ít tươi nhất
Theo kinh nghiệm của Melanie, một đầu bếp từ Manchester (Anh) cho hay, các nhân viên siêu thị thường xếp sản phẩm tươi ở dưới cùng của kệ và đặt những sản phẩm sắp hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng lên trên để bán được những sản phẩm cũ trước.
Chính vì thế, ở những siêu thị thì sản phẩm người mua dễ tiếp cận nhất thường sẽ là sản phẩm ít tươi ngon nhất. Vì vậy, nếu muốn mua được loại rau củ tươi ngon bạn nên chịu khó tìm những mặt hàng ở vị trí sâu bên trong.
Video đang HOT
3. Siêu thị có thể để táo trong cả năm
Những loại hoa quả trong siêu thị, ngay cả khi bạn trông thấy chúng tươi ngon thì cũng đừng quá tin là chúng mới được hái tại vườn. Đặc biệt là quả táo.
Vì tại Mỹ, táo thường chỉ có mùa vụ khá ngắn (vào khoảng tháng 8 đến tháng 9). Do đó, để bảo quản được cả năm trong siêu thị, những trái táo hầu như đã được xử lý bằng hóa chất và giữ trong kho lạnh.
Trong kho lạnh, táo có thể để được từ 9-12 tháng. Một cuộc điều tra cho thấy, táo trong siêu thị có thể được bảo quản trong thời gian trung bình khoảng 14 tháng.
4. Nhân viên siêu thị không tuân thủ tiêu chuẩn y tế khi làm việc
Melanie nói thêm, không phải nhân viên siêu thị lúc nào cũng sẽ làm đúng quy định về tiêu chuẩn y tế như đeo găng tay bảo hộ, hay máng hứng nước bọt. Vì thế, các loại rau củ quả trong siêu thị có thể sẽ không đảm bảo vệ sinh.
5. Khách hàng có thể làm lây bẩn cho rau, quả trong siêu thị
Cũng theo Melanie, khách hàng có thể làm lây lan vi trùng cho rau, củ, quả trong siêu thị. Bởi, trẻ em có thể cầm xem các đồ trong siêu thị rồi đặt chúng trở lại vị trí cũ, hoặc người lớn ho hoặc hắt hơi vào tay rồi lại cầm vào các sản phẩm trong siêu thị. Đó là nguồn lây bẩn cho rau, củ, quả trong siêu thị.
6. Rau quả “theo mùa” trong siêu thị có thể là hàng dự trữ
Một nhân viên siêu thị ở Mỹ tiết lộ, rau, củ, quả “theo mùa” trong siêu thị có thể là hàng dự trữ trong cả năm. Bởi các siêu thị thường mua một lượng hàng cực lớn từ các nhà sản xuất, có thể cung cấp cho khách hàng của họ quanh năm.
7. Rau héo để bán tại quầy salad
Ở một số siêu thị, nhân viên sẽ xử lý các loại rau xanh héo, úa bằng cách cắt nhỏ để bán tại quầy salad. Các loại rau này có thể vẫn dùng được nhưng không một khách hàng nào muốn bỏ tiền ra lại phải nhận những thực phẩm không được tươi ngon nên chúng sẽ được tận dụng trong các quầy bán salad.
Cuộc sống tự cách ly trong những căn nhà độc đáo
Trong khi phần lớn thế giới bị tác động mạnh bởi đại dịch Covid-19, những cư dân sống trong các căn nhà thân thiện với môi trường vẫn giữ được nếp sinh hoạt hàng ngày.
Một nhóm nhỏ cư dân dường như không bị sự tác động ghê gớm của virus corona chạm tới. Khi nhiều người phải chen chúc ở các siêu thị để mua thức ăn dự trữ, nhóm người này chỉ đơn giản hái rau, củ, quả, ngay chính khu vườn bên trong nhà mình. Ảnh: Craig and Connie Cook.
Họ thường tận dụng những vật liệu tái chế như vỏ chai và lốp xe để làm các chậu cây. Họ cũng trang bị cho ngôi nhà của mình hệ thống điều tiết nhiệt, lấy nước mưa để tưới cây, và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Các thiết bị cung cấp năng lượng sạch như pin mặt trời và tua bin gió cũng được áp dụng. Ảnh: AP.
Những mô hình nhà ở độc đáo, thân thiện với môi trường như vậy có tên là Earthship. Hiện trên thế giới có khoảng 3.000 căn Earthship, tập trung nhiều nhất ở bang New Mexico, Mỹ. Ảnh: Flickr.
Căn Earthship đầu tiên được xây dựng bởi kiến trúc sư Michael Reynolds vào những năm 1970. Theo mô hình truyền thống, căn nhà được xây phần lớn ở dưới lòng đất để đảm bảo nhiệt độ lý tưởng cho việc trồng trọt. Phần phía nam của ngôi nhà được trang bị các ô cửa sổ nhằm đem đến ánh sáng tự nhiên và tạo ra sự ấm áp. Ảnh: Getty.
Một ngôi nhà Earthship theo tiêu chuẩn phải đáp ứng được 6 yếu tố sau: thực phẩm, năng lượng, nước sạch, nơi trú ẩn, sự phân loại rác thải, và hệ thống xử lý nước thải. Ảnh: Getty.
Phong cách sống này đang dần nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến người dân ngại ra khỏi nhà. Những người sở hữu nhiều đất tại Canada đã đăng ký các khóa học online về cách xây dựng Earthship. Ảnh: Mark Fleischhaker.
Một chủ Earthship ở Canada cho biết anh ta tốn 70.000 USD để xây một căn nhà như vậy với diện tích khoảng 279 m2. Hàng tháng, gia đình anh chỉ tốn tiền để trả thuế tài sản chứ không phải lo nghĩ về hóa đơn điện, nước, và gas. Ảnh: Getty.
Những người dân sống trong Earthship cũng duy trì những hoạt động để gắn kết đời sống cộng đồng. Họ thường giúp đỡ nhau trong các dự án xây dựng, trao đổi hạt giống với nhau, và tổ chức các buổi ăn tối thân mật. Ảnh: Mark Fleischhaker.
Mua thịt lợn ở siêu thị: Những bí mật không phải ai cũng biết để chọn thịt tươi ngon nhất Những mẹo nhỏ này có thể giúp bạn "đi chợ" một cách thông thái, lựa chọn được những miếng thịt tươi ngon nhất cho gia đình. Những miếng thịt ngon nhất thường được đặt ở phía sau của quầy hàng Thông thường, chúng ta sẽ thấy thịt được đóng vào các khay, có màng bọc và bày trong tủ mát, có kính và...