Nhân viên sai, sếp Nhà nước phải từ chức?
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, người lãnh đạo có thể làm đơn xin từ chức nếu “có vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý dù không do bản thân họ gây ra”.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ chiều 9/12, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết, theo dự thảo quy chế bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm đang được Bộ Nội vụ soạn thảo, công chức, viên chức quản lý có thể từ chức trong 3 trường hợp.
Cụ thể, không đủ sức khỏe đảm đương chức trách nhiệm vụ đang giữ; năng lực không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý.
Thứ trưởng nhấn mạnh: “Mặc dù không phải bản thân họ gây ra nhưng có vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý thì người lãnh đạo có thể làm đơn xin từ chức”.
Tại cuộc họp báo, có ý kiến băn khoăn thế nào là “năng lực không đáp ứng yêu cầu” hay có sự “nể nang”, tiêu chí không rõ ràng trong đánh giá cán bộ?
Thứ trưởng cho rằng, nguyên tắc người giao nhiệm vụ sẽ đánh giá người thực hiện, cấp trên đánh giá cấp dưới. Vì chỉ có người giao nhiệm vụ mới có đánh giá chính xác nhất anh A, chị B được giao nhiệm vụ làm như thế nào, có tốt hay không.
Cụ thể hơn, cấp trưởng đánh giá cấp phó và người thừa hành trong cơ quan; bản thân người cấp trưởng sẽ do cấp trên đánh giá.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn (Ảnh: Tiền Phong)
Nói về tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ, Thứ trưởng cho hay, muốn biết có năng lực hay không, cần căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở chức trách và cương vị được giao. Ví dụ đánh giá người đứng đầu đơn vị, cần xem đơn vị đó có hoàn thành nhiệm vụ không, mất đoàn kết không, chất lượng công việc thế nào?…
Trả lời báo Lao Động, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cũng cho biết, trước đây, việc đánh giá từng cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành theo phương thức bỏ phiếu của tập thể cơ quan, đơn vị.
Vì thế, người nào làm việc bình thường, ít va chạm, được lòng mọi người trong cơ quan có khi lại là người được nhiều phiếu đánh giá tốt. Những người làm việc tốt, trách nhiệm nhưng hay “va chạm” thường không được nhiều phiếu đánh giá tốt.
“Việc bỏ phiếu đánh giá tưởng là khách quan, công bằng nhưng thực ra lại rất chủ quan, không gắn với trách nhiệm”, Thứ trưởng cho hay.
Trong hoạt động công vụ, thì cấp trên là người phân công, kiểm tra, đánh giá và biết rõ nhất việc thực hiện nhiệm vụ của từng người dưới quyền. Nhưng trước đây cấp trên chưa được giao thẩm quyền hoàn toàn trong quyết định đánh giá cấp dưới; việc bình xét đánh giá cán bộ còn phụ thuộc nhiều vào ý kiến tập thể.
Vì vậy, Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ đã quy định, thẩm quyền đánh giá thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Nghĩa là việc đánh giá thực hiện theo nguyên tắc: Cấp trên đánh giá cấp dưới; ai giao việc, thì người đó có thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá…
Theo Khampha
Không tăng thêm biên chế từ nay đến 2016
Tới năm 2016, trừ trường hợp lập thêm tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới, sẽ không tăng thêm biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính và các đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước.
Thay đổi tư duy tinh giản biên chế
Sáng nay 24/6, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị góp ý vào dự thảo Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức. Đánh giá về việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế, nhiều ý kiến cho rằng ngoài những việc làm được, mục tiêu đặt ra chưa thực sự đạt được.
Về tỷ lệ tinh giản biên chế, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết việc áp đặt tỷ lệ 15% hay 20% là duy ý chí và cần phải thay đổi tư duy từ thay đổi số lượng đơn thuần thành quy định về vị trí việc làm của từng cơ quan, đơn vị.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức - biên chế (Bộ Nội vụ) Thái Quang Toản nói dự thảo Đề án đề ra việc quản lý chặt chẽ biên chế công chức và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức.
Theo yêu cầu của Nghị quyết 16/2000/NQ - CP về tinh giản biên chế thì những đối tượng phải tinh giản gồm: những người không thường xuyên bảo đảm chất lượng và thời gian lao động quy định, chuyên môn, nghiệp vụ yếu, không đủ sức khỏe làm việc...; những người dôi ra do điều chỉnh cơ cấu công chức, viên chức ở bộ phận phục vụ; những người được cơ quan điều động sang tổ chức không sử dụng biên chế, ngân sách nhà nước...
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn.
Tuy nhiên trên thực tế hầu như không có đối tượng bị tinh giản biên chế vì lý do không đáp ứng được yêu cầu công việc hay thiếu tinh thần trách nhiệm mà số lượng ít ỏi biên chế giảm được là do "sức khỏe yếu" vì họ đã hoặc sắp đến tuổi hưu.
Từ cấp huyện đến cấp T.Ư có gần 400 nghìn biên chế
Bộ Nội vụ cho biết tổng số biên chế cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện ở nước ta tính đến hết năm 2012 là 388.480 biên chế (không bao gồm viên chức và biên chế của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an). Trong đó, khối Đảng, đoàn thể có 84.169 biên chế, Văn phòng Chủ tịch nước có 86 biên chế, Văn phòng Quốc hội có 701 biên chế, Kiểm toán Nhà nước có 1.563 biên chế, khối tư pháp có 27.267 biên chế, khối hành chính nhà nước có 274.694 biên chế. Tổng biên chế cán bộ, công chức cấp xã là 257.675 người.Đề án này sẽ được thực hiện trong 7 năm từ 2014 đến 2020.
Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức hướng đến mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội có số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; đưa ra khỏi công vụ những người không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, công vụ.
Cũng theo đề án, từ nay đến năm 2014, giữ nguyên biên chế đã giao từ năm 2012, tạm thời không tăng biên chế trong các cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, trừ trường hợp cơ quan thành lập mới, tăng thêm nhiệm vụ; không giao biên chế cho công việc có tính thời vụ, giai đoạn; kiên quyết xóa bỏ bao cấp về kinh phí hoạt động đối với các tổ chức hội; sắp xếp lại bộ đa ngành, đa lĩnh vực, nghiên cứu thành lập cơ quan về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức. Dự kiến đề án được thực hiện từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2020.
Theo 24h
Thi tuyển để khắc phục "chạy" chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nói thi tuyển công chức công khai sẽ góp phần dẹp nạn "chạy" chức. Quảng Ninh vừa tổ chức thi tuyển cạnh tranh hai vị trí lãnh đạo cấp sở của tỉnh với tư duy khá "mở", còn các địa phương khác thì sao? "Lịch sử cho thấy nước ta không phải không có hiền...