Nhân viên nữ không mảnh vải che thân massage cho khách, “quý ông” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi massage trá hình ( kích dục) chính là hoạt động tình dục khác được quy định tại khoản 2 điều 25 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Sau khi Pháp luật Plus và một số cơ quan thông tin đại chúng đăng tải, phản ánh về tình trạng hàng loạt cơ sở massage ngay tại Thủ đô Hà Nội hoạt động trá hình, khiêu dâm, kích dục cho các “thượng đế” đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc.
Việc những cơ sở massage trá hình này hoạt động cả ngày lẫn đêm mà không bị “sờ gáy” khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi: Liệu có hay không sự “bảo kê, chống lưng” của các “ông lớn” phía sau hay chế tài xử lý chưa đủ tính răn đe?
Cơ sở kinh doanh massge bị báo chí phản ánh trong thời gian vừa qua.
Theo Luật sư Trần Xuân Thành – VPLS Trần Thành, Đoàn LSTP Hà Nội, hiện nay ở các thành phố lớn tồn tại những cơ sở massage, cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí xuất hiện những hoạt động mại dâm trá hình như massage kích dục, thậm chí có những cơ sở có cả hành vi mua bán dâm trực tiếp tại cơ sở hay thỏa thuận tại cơ sở và đi ra ngoài thực hiện hành vi.
Theo quan điểm của ông, xuất hiện hoạt động mai dâm trá hình là do hành vi mua bán dâm ở nước ta bị cấm cả về mặt đạo đức và pháp luật, chính vì thế người ta phải trá hình để hoạt động và hoạt động một cách len lỏi trong đời sống.
Còn nếu như một số nước trên thế giới công khai và được chấp nhận thì không phải trá hình nữa và họ hoạt động ở một số khu vực và được quản lý bởi cơ quan nhà nước.
Về góc độ pháp lý, mai dâm, hay mại dâm trá hình hiện nay, pháp luật cũng đã có Pháp lệnh về Phòng Chống mại dâm năm 2003, quy định những vấn đề liên quan đến mại dâm. Trong đó có những chế tài xử lý cho người mua dâm và bán dâm tuy nhiên trong pháp lệnh chi quy định hình thức xử phạt tiền, hay áp dụng các biện pháp cải tạo tại các trung tâm hay tại địa phương. Còn truy cứu trách nhiệm hình sự thì chỉ trong những trường hợp nhất định.
Video đang HOT
Nhân viên không mảnh vải che thân thực hiện hành vị kích dục cho khách tại một cơ sở massage ở Hà Nội.
Còn theo LS Nguyễn Huy An – Văn phòng LS Huy An, Đoàn luật sư Hà Nội thì: Với những hành vi kích dục cho khách tại các cơ sở kinh doanh massage có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo khoàn 2 điều 25 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP đối với hành vi mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh.
“ Ở đây hành vi kích dục cho khách chính là hoạt động tình dục khác được quy định tại khoản 2 điều 25 của nghị định trên.
Bên cạnh đó, đối tượng thực hiện hành vi kích dục (tạm gọi là các nhân viên) mà thực hiện hành vi cho các khách hàng là người dưới 16 tuổi thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở điều 146 Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo Bộ luật Hình sự 2015. Và đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì cũng là một hành vi phạm tội theo điều 145 Bộ luật hình sự 2015.
Còn đối với khách hàng, nếu nhân viên massage là người chưa đủa 16 tuổi và từ đủ 13 đến dới 16 tuổi thực hiện hành vi massage kích dục cho mình thì người khách hàng đấy cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một trong hai tội danh trên.
Bên cạnh đó, nếu cơ quan chức năng chứng minh được hành vi khiêu dâm, kích dục là phương thức kinh doanh của cơ sở massage đó thì cơ sở đó cũng bị đình chỉ và xử lí theo pháp luật“.
Trước đó như Pháp luật Plus đã đưa tin, trên địa bàn TP Hà Nội nhiều cơ sở massage đang bị biến tướng và ngày càng phát triển.
Nhiều cơ sở massage quảng cáo các dịch vụ gợi cảm và cho nhân viên phục vụ khách bằng các phương pháp cởi hết quần áo, dùng cơ thể “mát mẻ” để thư giãn theo kiểu “lên đỉnh” cùng sữa nóng, thư giãn bằng dầu hay tắm cùng rượu vang thay vì phương pháp truyền thống là dùng tay đấm bóp, mát xa để thu hút các “thượng đế”.
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP
Điều 25. Hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm ở cơ sở do mình quản lý.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Thượng Nguyễn – Lương Liễu
Theo phapluatplus
Nhận học phí bằng Bitcoin, Đại học FPT có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Trước thông tin Trường Đại học FPT nhận tiền học phí bằng Bitcoin, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
"Việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam", NHNN nhấn mạnh.
NHNN cho biết thêm, từ ngày 1.1.2018, những hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh tiền ảo với tư cách là tiền tệ, phương tiện thanh toán. Cụ thể, cơ quan này đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2014/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt.
NHNN cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Cơ quan này cũng đã phối hợp bổ sung chế tài xử lý hình sự đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp vào Bộ luật Hình sự.
Theo đó, tại Khoản 6, 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12.11.2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về phương tiện thanh toán như sau:
Khoản 6: "Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của NHNN".
Khoản 7: "Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này".
Khoản 6 Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12.11.2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về hành vi bị cấm: "Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp".
"Như vậy, theo các quy định của pháp luật đã dẫn, bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam", NHNN khẳng định.
Với những quy định như vậy, NHNN cho biết những cá nhân, tổ chức tiếp tay cũng đã có chế tài xử lý nếu vi phạm. Theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức phạt tiền từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.
Đồng thời, từ ngày 1.1.2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Trước đó, Chủ tịch HĐQT Đại học FPT Lê Trường Tùng tuyên bố: "Đại học FPT chấp nhận cho các đối tượng đang là sinh viên hoặc chuẩn bị là sinh viên của trường nộp học phí bằng bitcoin. Trước mắt áp dụng cho sinh viên ngoại".Trao đổi với báo chí, ông Tùng cho biết, trường sẽ bắt đầu thử nghiệm thu học phí bằng bitcoin vì đây là giải pháp khả thi đối với rất nhiều sinh viên nước ngoài đang học tập tại ĐH FPT. Đó là những sinh viên Châu Phi, đặc biệt là từ Nigeria, họ rất khó khăn trong việc chuyển tiền ra nước ngoài để đóng học phí.Ông Tùng chia sẻ, bitcoin thực tế là một công cụ hỗ trợ cho việc nộp học phí của sinh viên. Sinh viên dùng bitcoin để chuyển tiền sang Việt Nam, sau đó có thể đổi từ bitcoin sang tiền mặt để nộp cho trường.
Theo Danviet
Vì sao không xử lý hình sự "chân dài" hét giá nghìn USD cho một lần "vui vẻ"? Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ xử lý hình sự đối với người môi giới mại dâm, chứa mại dâm, còn "chân dài" bán dâm dù hét giá nghìn USD vẫn chỉ bị xử phạt hành chính lên tới 500.000 đồng. Chuyên gia pháp lý đã giải đáp về vấn đề này. Liên quan đến việc một đường dây mua...