Nhân viên nhà hàng môi giới mại dâm để tăng thu nhập
Ngoài thời gian làm nhân viên tại một nhà hàng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội, Vũ Thị Hiền còn nhận đi ăn bên ngoài với khách để tăng thu nhập. Qua những bữa ăn, Hiền còn nhận lời đưa khách… tới bến.
Ngày 20-2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Nam Từ Liêm thông tin đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Vũ Thị Hiền (SN 2000) trú tại xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội; Võ Thị Tuyết Ngân (SN 1994) trú tại phường Quang Trung, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Tạ Văn Huỳnh (SN 1992) trú tại xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Hà Nội để điều tra làm rõ về hành vi môi giới mại dâm.
Trước đó, vào tối 6-1-2020, tổ công tác Đội Cảnh sát hình sự CAQ Nam Từ Liêm tiến hành kiểm tra hành chính, phát hiện tại 2 phòng nghỉ trong một khách sạn trên địa bàn có 2 đôi nam nữ đang mua bán dâm, đã lập biên bản và đưa những người liên quan về trụ sở cơ quan Công an để làm rõ.
Vũ Thị Hiền và Tạ Văn Huỳnh tại cơ quan công an
Quá trình điều tra ban đầu xác định, Vũ Thị Hiền và Võ Thị Tuyết Ngân cùng là nhân viên phục vụ tại nhà hàng trên địa bàn quận Cầu Giấy. Do muốn kiếm thêm thu nhập, nên Hiền còn đi ăn với khách ở bên ngoài để được trả công.
Tối 6-1, Hiền đi ăn tối cùng với 2 khách là anh H.V.H và L.Đ. Trong lúc ngồi ăn, anh H và Đ đề nghị Hiền gọi 2 gái mại dâm đến “phục vụ” sẽ được trả công. Hiền đồng ý và gọi điện thoại cho Võ Thị Tuyết Ngân, hỏi xem có ai bán dâm thì giới thiệu. Hiền này nói với Ngân để Hiền thu của khách 4,5 triệu đồng/người, Hiền cắt lại 500.000 đồng/người.
Ngân cũng muốn được hưởng tiền chênh lệch nên đã liên lạc với Tạ Văn Huỳnh, hỏi xem có ai bán dâm thì “đi nhanh” với giá 3 triệu đồng/người. Với mức giá này, bản thân Ngân sẽ hưởng lợi 1 triệu đồng/ lượt bán dâm.
Video đang HOT
Lúc này, Huỳnh đang ngồi uống nước với Minh Thị L. và Nguyễn Thị T. Sau khi Huỳnh trao đổi thì L. và T. đồng ý đi bán dâm cho khách. Huỳnh đã gửi số điện thoại của Ngân cho L. và T. để liên hệ. Sau đó, L. đã gọi điện cho Ngân và được Ngân gửi số điện thoại của Hiền.
Hai bên thống nhất giao dịch, L. và T. tự đi taxi đến quán ăn nơi Hiền và 2 người đàn ông đang ngồi ăn tối. Trong lúc chờ L. và T. đến, các anh H. và Đ. đã đưa cho Hiền 9 triệu đồng, là tiền tiền trả cho gái bán dâm; 1 triệu đồng tiền công môi giới; 1 triệu đồng tiền bo ngồi ăn uống và 500.000 đồng tiền trả cước taxi cho 2 gái bán dâm.
Khi 2 gái bán dâm đến, Hiền ra trả tiền xe taxi hết 100.000 đồng, rồi đưa các cô gái vào cho H và Đ xem mặt và hai vị khách nam đã đồng ý đi mua dâm.
Hiền đi về nhà còn số người trên đến khách sạn thuê phòng 2 phòng để thực hiện hành vi mua bán dâm. Do thấy số người này có biểu hiện bất thường, nên nhân viên lễ tân đã điện thoại báo cho cơ quan Công an đến kiểm tra, phát hiện hành vi mua bán dâm.
Cơ quan điều tra Công an quận Nam Từ Liêm đã triệu tập Vũ Thị Hiền, Võ Thị Tuyết Ngân và Tạ Văn Huỳnh đến làm việc. Tại cơ quan Công an, các đối tượng đã khai nhận hành vi phạm pháp của bản thân.
Theo anninhthudo.vn
Rau VietGAP bán rẻ như... hàng chợ
Trong suốt 5 năm từ khi triển khai dự án trồng rau VietGAP đến nay, người dân tại tổ 4, phường Thắng Lợi, TP. Kon Tum vẫn loay hoay tìm chỗ đứng cho các sản phẩm rau sạch, bởi số lượng rau được trồng ra lớn nhưng nguồn tiêu thụ chính lại là các chợ với giá thành như... rau chợ.
Đầu ra không ổn định
Từ năm 2014 đến nay, anh Huỳnh Quốc Tuấn (tổ 4, phường Thắng Lợi, TP.Kon Tum), thành viên Tổ hợp tác rau an toàn liên tục trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Các giống rau được anh mua từ Đà Lạt và các nhà sản xuất uy tín về trồng, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cho phép, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
Chủng loại rau quả trong vườn anh Tuấn cũng rất đa dạng, tùy theo mùa vụ như cà chua, khổ qua, dưa leo, bắp cải, cải ngọt, cải xanh, mồng tơi, rau cúc... Cứ 2 - 3 tháng là anh thu hoạch một lần.
Vườn rau sạch được trồng theo quy trình VietGAP của gia đình anh Huỳnh Quốc Tuấn (trú tại tổ 4, phường Thắng Lợi, TP.Kon Tum). Ảnh: Văn Hà
Vậy nhưng đầu ra của các sản phẩm này lại rất chật vật, gia đình anh Tuấn phải tự tìm mối để nhập. "Nhập rau tại các cửa hàng rau sạch trên địa bàn thành phố thì không ổn định, có ngày họ đặt hàng 10kg, có ngày chỉ 4 - 5kg nên gia đình tôi chủ yếu bán cho các cửa hàng hay tiểu thương ngoài chợ. Bán ngoài chợ thì lúc được 12.000 - 13.000 đồng/kg tùy loại, lúc rẻ chỉ chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg"- anh Tuấn cho biết.
"Sắp tới bên phía thành phố bảo bỏ mối rau sạch vào Vinmart vì nghe đâu Vinmart Kon Tum sẽ mở ra 10 điểm bán hàng, rau tiện lợi. Nhưng hiện nay các hộ trồng rau VietGAP trong tổ không ai đứng ra làm. Bây giờ phải có ai đó đứng ra thu mua của các hộ trồng rau sạch sau đó đóng gói và nhập cho siêu thị thì được, còn người dân thì không thể làm và bỏ vào trong đó được vì sợ không đảm bảo, không nhãn mác, thương hiệu, nếu cam kết được vài hôm rồi bỏ dở thì không được"- anh Tuấn nói.
Hỗ trợ hết mức cho người dân
Theo tìm hiểu của PV, sau gần 5 năm hoạt động, tổng số thành viên tham gia sản xuất rau VietGAP tại tổ 4, phường Thắng Lợi, TP.Kon Tum đã có 15 hộ tham gia trồng với diện tích gần 4ha, sản lượng sản xuất hàng năm đạt khoảng 350 tấn/năm.
Trong số 15 hộ sản xuất rau VietGAP thì có tới 11 hộ vẫn chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm, buộc phải bán rau cho thương lái. Các hộ còn lại, dù đã liên kết với các cửa hàng kinh doanh rau an toàn nhưng lượng rau nhập cho các cửa hàng thấp, trong khi số lượng sản xuất ra rất lớn nên buộc phải bán sỉ, lẻ ngoài chợ với giá thành bấp bênh.
Trao đổi với PV Báo NTNN, bà Đinh Thị Mỹ Linh - Phó trưởng Phòng Kinh tế TP.Kon Tum chia sẻ, việc triển khai dự án trồng rau VietGAP là thành phố đã hỗ trợ về giống, phân bón, đầu ra... cho người dân.
Thành phố có tất cả 4 cửa hàng rau an toàn đặt hàng trước nhưng người dân thì tổ chức sản xuất lỏng lẻo, không sắp xếp để bỏ hàng được. "Người dân sản xuất rau sạch đạt chất lượng nhưng hiện nay không có người điều hành tổ hợp tác, tìm đầu ra, tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng, dẫn đến việc triển khai thực hiện chưa thực sự hợp lý"- bà Linh nói.
Cũng theo bà Linh, đa phần người dân cứ sản xuất các loại rau thông thường như; cải ngọt, mồng tơi, hành lá... sản xuất đại trà nên dẫn đến các cửa hàng rau sạch trên địa bàn tiêu thụ không hết dẫn đến tình trạng thừa nhiều những vẫn thiếu những loại rau mà thị trường cần. Chính vì vậy, sắp tới cơ quan chức năng sẽ xuống hướng dẫn người dân trồng các loại rau nào tùy thuộc vào mùa vụ, đặt kế hoạch cụ thể cho các tổ sản xuất các theo đơn hàng cụ thể, lúc nào cũng có hàng ổn định thì mới đáp ứng được thị trường.
Sắp tới bên phía thành phố bảo bỏ rau sạch vào Vinmart vì nghe đâu Vinmart Kon Tum sẽ mở ra 10 điểm bán hàng, rau tiện lợi. Nhưng hiện nay các hộ trồng rau VietGAP trong tổ không ai đứng ra làm. Bây giờ phải có đó đứng ra thu mua của các hộ trồng rau sạch sau đó đóng gói và nhập cho siêu thị thì được còn người dân thì không thể làm và bỏ vào trong đó được vì sợ không đảm bảo, không nhãn mác, thương hiệu, nếu cam kết được vài hôm rồi bỏ dở thì không được".
Anh Huỳnh Quốc Tuấn
Theo Danviet
Chợ nông sản 10.000 đồng nằm lưng chừng đỉnh đèo Măng Rơi Trên đỉnh đèo Măng Rơi (nằm giữa hai huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) tồn tại một khu chợ đặc biệt của người đồng bào Xơ - Đăng. Điều đặc biệt, những hàng hóa ở đây là các loại rau củ quả do chính họ tự tay trồng hoặc hái ở trên rừng được bán đồng giá 10.000 đồng....