Nhân viên ngoại giao Mỹ nghi bị tấn công bằng vũ khí vi sóng
Nhiều bác sĩ cùng nhà khoa học ngày càng nghi ngờ chính vũ khí vi sóng ( microwave weapon) là nguyên nhân khiến cho tình trạng sức khỏe của hàng chục nhân viên ngoại giao Mỹ tại Cuba và Trung Quốc không tốt.
Hơn một nửa nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Cuba được đưa về nước sau khi xảy ra chuyện sức khỏe nhân viên xấu đi do âm thanh lạ – Ảnh: Getty Images
Các nạn nhân cho biết sau khi nghe thấy âm thanh cường độ cao tại nơi cư trú, họ bị buồn nôn, đau đầu dữ dội, mệt mỏi, chóng mặt, thính giác suy giảm cùng nhiều vấn đề về giấc ngủ.
Bộ phận tiến hành kiểm tra sức khỏe cho 21 trường hợp bị những triệu chứng trên không hề đề cập đến vũ khí vi sóng trong nghiên cứu công bố trên tạp chí y khoa JAMA vào tháng 3 vừa qua. Nhưng ông Douglas Smith đến từ Đại học Pennsylvania, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết nhóm của ông hiện tại nắm khá chắc chắn các nạn nhân bị chấn thương não và nghi phạm số 1 là vũ khí vi sóng.
Giới chức Mỹ chưa bao giờ công khai cho rằng vũ khí vi sóng là nguyên nhân. Kẻ đứng sau và động cơ thực hiện cũng chưa được làm rõ.
Video đang HOT
Từ cuối năm 2016 đến tháng 8.2017, sức khỏe nhiều nhân viên làm việc tại Đại sứ quán Mỹ tại Cuba bị xấu đi bởi âm thanh lạ. Họ sau đó được chẩn đoán tổn thương não nhẹ, làm dấy lên nghi vấn có một cuộc tấn công âm thanh nhắm vào nhân viên ngoại giao Washington. Hơn một nửa số nhân viên đại sứ quán được đưa về nước. Chính quyền Havana phủ nhận có liên quan.
Bộ Ngoại giao Mỹ vào tháng 4.2018 được báo cáo Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Quảng Châu (Trung Quốc) gặp vấn đề tương tự, buộc họ phải tiến hành sơ tán nhân viên lãnh sự.
Nhân viên của Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Quảng Châu (Trung Quốc) cũng đổ bệnh sau khi nghe thấy âm thanh lạ – Ảnh: Science News
Phát hiện não người cảm nhận vi sóng dưới dạng âm thanh của nhà khoa học Allan Frey vào năm 1960 đã mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới ở Mỹ và Liên Xô. Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) năm 1976 từng cảnh báo khả năng vi sóng được sử dụng để “làm rối loạn hành vi của các nhân viên quân sự, ngoại giao”.
Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) cũng có báo cáo mô tả cách thức một cường quốc nước ngoài chế tạo “vũ khí bao vây mục tiêu trong vi sóng, gây ra nhiều ảnh hưởng với sức khỏe trong đó có phá vỡ hệ thống thần kinh”.
Quân đội Mỹ cũng có nghiên cứu ứng dụng vi sóng trong vũ khí. Không quân có đăng ký bằng sáng chế cho phát minh truyền một đoạn hội thoại dễ hiểu vào não, còn hải quân muốn phát triển một loại âm thanh đủ mạnh để gây đau, thậm chí khiến kẻ thù bất động.
Cẩm Bình (theo The Guardian)
Theo motthegioi
Triều Tiên sẽ không phô diễn tên lửa trong duyệt binh để làm hài lòng Mỹ?
Các bức ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị tổ chức một cuộc duyệt binh mới vào thời điểm các nỗ lực ngoại giao về phi hạt nhân hóa đang không có sự tiến triển, tuy nhiên, có thể Bình Nhưỡng sẽ không phô diễn các loại tên lửa đạn đạo lớn nhất của mình ở sự kiện này.
Bình Nhưỡng đang chuẩn bị một vài sự kiện nhằm kỉ niệm 70 năm ngày quốc khánh vào hôm 9-9 tới bao gồm duyệt binh, hoạt động luôn được coi là cách phô diễn sức mạnh quân sự của Triều Tiên.
Dựa vào các bức ảnh vệ tinh được chụp bởi Planet Labs Inc, nhiều nhà phân tích cho rằng, cuộc duyệt binh sắp diễn ra sẽ có quy mô ngang bằng với lần duyệt binh vào 8-2 nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng sẽ phô diễn các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) với khả năng vươn tới lục địa Mỹ ở sự kiện này.
ICBM luôn là loại vũ khí được chú ý hàng đầu trong những lần duyệt binh trước ở Triều Tiên
Theo Jeffrey Lewis, giám đốc chương trình chống phổ biến vũ khí Đông Á tại Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury ở California, Mỹ, những loại khí tài được nhìn thấy tại khu tập rượt duyệt binh Mirim có thể kể đến như xe tăng, pháo phản lực, xe chở bộ binh, tên lửa phòng không và hệ thống phóng rocket bắn loạt.
Trong khi đó, ông Joseph Bermudez tại trang tin tức về Triều Tiên 38 North, cũng nhận định rằng, các bức ảnh vệ tinh của Planet Labs chưa cho thấy dấu hiệu của ICBM nhưng lại xuất hiện một vài khu vực để vũ khí được che chắn cẩn thận, điều chỉ ra lễ duyệt binh năm nay có thể lớn hơn năm ngoái.
Cuộc duyệt binh mừng quốc khánh vào năm nay của Triều Tiên diễn ra vào thời điểm nhạy cảm khi lãnh đạo Kim Jong-un đã gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump và hồi tháng 6, đồng thời cùng đồng thuận tiến tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, tuy nhiên, quá trình thương lượng đã gặp nhiều chở ngại vì các điều kiện mà Washington đưa ra cho Bình Nhưỡng.
Theo anninhthudo
Mỹ đe dọa Ấn Độ như kiểu 'xã hội đen' vì hoảng loạn? Mỹ đe dọa Ấn Độ sẽ áp đặt lệnh trừng phạt vì việc mua vũ khí của Nga. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik với chuyên gia quân sự, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề ứng dụng xã hội về an ninh quốc gia, đại tá về hưu Alexandr Zhilin đã bình luận hành động của Washington. Hệ thống tên...