Nhân viên ngân hàng OCB sắp được mua cổ phiếu giá rẻ
OCB dự kiến sẽ chào bán 5 triệu cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức giá hiện nay trên thị trường.
Ngày 12/01/2022, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).
Cụ thể, ngân hàng sẽ chào bán 5 triệu cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cp trong quý I năm nay. Cổ phần mới phát hành sẽ chịu hạn chế chuyển nhượng 4 năm kể từ ngày phát hành. Ngân hàng sẽ thực hiện phân phối cổ phiếu đến nhân viên ngay sau khi được Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
ESOP là một trong những chính sách đãi ngộ hàng năm mà OCB dành cho cán bộ nhân viên nhằm ghi nhận những đóng góp của nhân viên đối với sự phát triển của Ngân hàng. Đây là một phần trong kế hoạch tăng vốn điều lệ của OCB đã được ĐHĐCĐ thường niên phê duyệt trước đó.
Video đang HOT
Bên cạnh kế hoạch phát hành trên, OCB cũng dự kiến chào bán hơn 882.000 cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược là Ngân hàng Aozora (Nhật Bản) với giá 25.571 đồng/cp. Số cổ phần này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm. Thời gian phát hành dự kiến là quý I/2022.
Theo OCB, việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho Aozora đảm bảo đáp ứng tỉ lệ sở hữu của đối tác nước ngoài (Aozora) tối đa tại Ngân hàng.
Trước đó, vào giữa năm 2020, OCB hoàn tất thương vụ bán 15% cổ phần cho đối tác Aozora, đưa mức vốn điều lệ hiện hữu tăng từ 7.898 tỷ đồng lên 8.767 tỷ đồng.
Trong năm 2021, Ngân hàng này đã thực hiện tăng vốn lên 13.699 tỷ đồng thông qua việc phát hành gần 274 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỉ lệ 25%, nâng tổng số cổ phiếu đang lưu hành lên gần 1.369 triệu cổ phiếu.
Cổ phiếu OCB niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) từ ngày 28/1/2021. Sau gần một năm niêm yết, tính đến thời điểm hiện tại, thị giá cổ phiếu OCB đã tăng 78%, đưa vốn hoá ngân hàng từ 20.109 tỷ đồng lên trên 35.548 tỷ đồng.
Cổ phiếu OCB hiện giao dịch quanh mức 26.000 đồng/CP (Nguồn: Trading view).
Đến thời điểm hiện tại Ngân hàng này vẫn chưa công bố kết quả kinh doanh năm 2021. Song, tổng doanh thu thuần của OCB trong quý III/2021 tăng 23,3% so với cùng kỳ, đạt 6.246 tỷ đồng, trong đó thu thuần từ lãi và thu thuần ngoài lãi đều tăng trưởng so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận trước thuế của OCB đạt 3.768 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu HoSE báo cáo sự cố nghẽn lệnh
Trong lúc thị trường chứng khoán đảo chiều lao dốc mạnh trong phiên chiều 10/1, nhiều nhà đầu tư đã "khóc dở, mếu dở" khi phải giao dịch trong tình trạng "bịt mắt" do xảy ra hiện tượng nghẽn lệnh tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE).
Sàn HoSE nghẽn lệnh, VN-Index giảm gần 25 điểm sau pha bán tháo của nhóm midcap, penny. Ảnh: TTXVN.
Sự cố nghẽn lệnh xảy ra vào khoảng 14 giờ 10 phút chiều 10/1 khiến nhiều nhà đầu tư bức xúc. Theo đó, bảng điện chứng khoán đơ, các cổ phiếu sàn HoSE đứng im không nhảy số trong khi các cổ phiếu sàn HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội), UpCoM (giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa được niêm yết) vẫn giao dịch bình thường. Nhiều nhân viên tư vấn ở công ty chứng khoán phải gửi khuyến nghị đến khách hàng: ""Hiện lỗi từ HoSE mất kết nối với các công ty chứng khoán. Anh chị chú ý tỷ trọng tài khoản tại thời điểm này, tránh bịt mắt đi mua hàng quá rủi ro nhé".
Thông tin từ Bộ Tài chính tối 10/1 cho biết: Qua theo dõi, trong phiên giao dịch chiều 10/1 đã xuất hiện sự cố mất ổn định tạm thời của hệ thống Gateway (Hệ thống trả thông tin thị trường về cho các công ty chứng khoán) tại HoSE.
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu giao Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) chỉ đạo các công ty thành viên khẩn trương báo cáo lãnh đạo bộ tình hình, làm rõ nguyên nhân xảy ra sự cố nêu trên ngay trong ngày 10/1. Theo đó, HoSE phải khẩn trương làm việc với các công ty công nghệ thông tin để áp dụng các biện pháp kỹ thuật, phương án dự phòng nhằm khắc phục triệt để tình trạng nghẽn lệnh, đảm bảo hệ thống vận hành ổn định trong phiên giao dịch kế tiếp; đồng thời khẩn trương nâng cấp, tăng cường năng lực tổng thể của hệ thống giao dịch trong thời gian sớm nhất, đảm bảo đáp ứng được mọi diễn biến của thị trường trong dài hạn (kể cả trường hợp khối lượng giao dịch tiếp tục tăng đột biến).
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán thu hút dòng vốn đầu tư, khối lượng cổ phiếu giao dịch và thanh khoản đều tăng cao, sự việc sàn HoSE có khả năng tái nghẽn lệnh được nhiều chuyên gia dự báo trước. Trước đó, với tăng trưởng nhanh của thị trường chứng khoán hiện nay, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã yêu cầu các cơ quan quản lý có giải pháp để tránh lặp lại hiện tượng nghẽn lệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, năm 2021, thị trường chứng khoán đã ghi nhận thành công lớn trong việc xử lý được hiện tượng nghẽn lệnh trên sàn HoSE. Qua 100 ngày đúng kế hoạch, vấn đề nghẽn lệnh đã được khắc phục kịp thời, triệt để. Tuy nhiên, với tình hình tăng trưởng nhanh của thị trường hiện nay, Bộ trưởng đã lưu ý về khả năng hiện tượng này trở lại. "VNX và HoSE cần chủ động, có giải pháp đón đầu để hệ thống giao dịch của thị trường không bị xảy ra hiện tượng nghẽn lệnh, đảm bảo các điều kiện giao dịch tốt nhất cho nhà đầu tư", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc yêu cầu.
Sàn chứng khoán lại 'treo', Bộ trưởng Tài chính lệnh xử lý gấp Bộ Tài chính yêu cầu kiểm tra, khắc phục sự cố mất ổn định tạm thời trong phiên giao dịch ngày 10/1/2022. Ngày 10/1, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam; Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, khắc phục sự cố mất ổn định tạm thời trong phiên...