Nhân viên ngân hàng được minh oan sau 5 năm vướng lao lý
Công an Hà Nội đến nhà trao quyết định đình chỉ điều tra bị can với Vũ Ngọc Dương, dù hai cấp xét xử đều xác định anh phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ảnh minh họa
Sáng 22/8 trong căn nhà trên phố Khâm Thiên (Hà Nội), bố của Vũ Ngọc Dương (29 tuổi) – người bị kết án 30 tháng tù do lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, vui mừng cho biết Công an Hà Nội đã đến nhà trao quyết định đình chỉ điều tra bị can với Dương.
Gia đình đang cùng luật sư tính toán mức tiền yêu cầu bồi thường oan sai theo Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước cũng như đề nghị được xin lỗi công khai. Dương đang đi học để sớm có công việc, ổn định cuộc sống.
Ngày 21/11/2012 trong phiên sơ thẩm mở tại TAND Hà Nội, Dương bị cáo buộc trong năm 2011 lợi dụng danh nghĩa tình nguyện viên của Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo Đông Anh để chiếm đoạt 100 triệu đồng tiền tài trợ của hai công ty. Ngoài ra, Dương còn vay của dì ruột gần 200 triệu đồng không trả.
Video đang HOT
Xác định Dương phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tòa sơ thẩm tuyên phạt anh 30 tháng tù. Một năm sau, tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm. Suốt thời gian bị điều tra, xét xử, Dương liên tục kêu oan và cùng gia đình gửi đơn cầu cứu đến nhiều cơ quan. Anh bị tạm giam tổng cộng 4 tháng 15 ngày.
Đầu tháng 11/2014, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao có công văn gửi tòa án, công an Hà Nội đề nghị tạm hoãn thi hành án với Dương. Từ đó, việc Dương bị oan dần được làm sáng tỏ.
Vào cuộc điều tra, cơ quan điều tra VKSND Tối cao xác định Dương bị bà Dương Diệu Thu (dì họ của Dương) và bà Nguyễn Thị Thanh Vân làm giả các tài liệu tố cáo anh với tư cách tình nguyện viên đã nhận tiền tài trợ song không nộp vào quỹ. Đơn tố cáo được gửi lên Giám đốc Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo Đông Anh để thông qua đây gửi tới cơ quan chức năng.
Theo xác minh của VKSND Tối cao, việc làm giả các giấy tờ trót lọt do Dương từng vay tiền của ông Nguyễn Văn Hiền (chồng bà Thu) nên bà có chữ ký của người cháu. Bà Thu cung cấp 2 giấy Dương viết và ký vay tiền của ông Hiền cho bà Vân. Sau đó, bà Vân dùng để làm giả Đơn xin gia nhập thành viên hội chữ thập đỏ thành phố Hà Nội mang tên Vũ Ngọc Dương; Quyết định công nhận Vũ Ngọc Dương là thành viên của Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo Đông Anh; 2 tờ phiếu chi tiền cho Dương của 2 công ty TNHH, mỗi tờ 50 triệu đồng…
Làm việc với nhà chức trách, 2 giám đốc công ty khẳng định không tài trợ tiền cho trung tâm; các phiếu chi công ty không xuất ra, không có việc giao tiền cho Dương. Ông Hiền, bà Thu và Vân thừa nhận các lời khai trước đây với cơ quan điều tra, ở các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm là không đúng sự thật.
VKSND Tối cao cũng xác định, Dương không chiếm đoạt 100 triệu đồng, không vay gần 200 triệu đồng vợ chồng bà Vân. Trong quá trình Dương bị tạm giam, bố đẻ của anh đã phải giao 100 triệu đồng cho trung tâm trên thông qua cơ quan chức năng cùng gần 200 triệu đồng trả nợ giúp con trai.
VKSND Tối cao cũng cho rằng việc bị kết tội sai khiến Dương mất việc làm, bố đẻ của anh bị chiếm đoạt gần 300 triệu đồng.
Hoàng Việt
Theo VNE
Thoát tội Cướp tài sản, ba thanh niên đòi bồi thường 1,2 tỷ đồng
Ba thanh niên ở Cà Mau vừa thoát tội Cướp tài sản đã làm đơn yêu cầu bồi thường oan sai mỗi người 400 triệu đồng cho hơn một năm bị bắt giam.
Ngày 21/8, anh Nguyễn Hoàng Khang (22 tuổi), Nguyễn Minh Nhựt (18 tuổi) và Nguyễn Vũ Ca (19 tuổi ở Cà Mau) - ba người bị bắt giam oan trong vụ án Cướp tài sản hơn một năm trước cho biết đã gửi đơn yêu cầu VKSND huyện Cái Nước bồi thường oan sai cho mỗi người hơn 400 triệu đồng.
Trong đơn, ba thanh niên yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất, thiệt hại do tổn thất về tinh thần, danh dự,... và yêu cầu được công khai xin lỗi. "Lúc bị bắt tạm giam tôi đang học lớp 10. Ngoài giờ học, tôi đi làm thêm phụ giúp cha mẹ trả tiền thuê nhà trọ. Khi tôi bị bắt, gia đình, họ hàng tôi bị lối xóm chê cười, việc học tập của tôi bị gián đoạn, do đó tôi yêu cầu được bồi thường để trang trải cuộc sống và tiếp tục việc học trong năm tới", anh Nhựt nói.
Ca học sửa điện thoại sau khi được minh oan tội Cướp tài sản. Ảnh:Phúc Hưng
Theo luật sư, quyết định đình chỉ vụ án hình sự và các quyết định đình chỉ bị can của VKS huyện Cái Nước đã có đủ cơ sở để áp dụng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (năm 2004), và các văn bản liên quan hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự. "Trong trường hợp này, các nạn nhân yêu cầu được bồi thường oan sai là chính đáng", một luật sư nói.
Theo hồ sơ, tháng 6/2015, ba thanh niên này bị bắt giam với cáo buộc tham gia vụ Cướp tài sản của anh Lâm Chí Nhẫn (22 tuổi). Ngày 4/12/2015, TAND huyện Cái Nước đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm nhưng phải trả hồ sơ điều tra bổ sung. Hồi tháng 3, TAND huyện Cái Nước xử sơ thẩm lần 2 nhưng cũng tiếp tục trả hồ sơ điều tra bổ sung vì lời khai của bị hại có quá nhiều mâu thuẫn.
Hơn một tháng trước, ba thanh niên được gia đình bảo lãnh tại ngoại sau khi TAND huyện Cái Nước trả hồ sơ lần 3 cho VKS cùng cấp điều tra bổ sung.
Tuần trước, VKS huyện Cái Nước đình chỉ vụ án hình sự đối với Nhựt, Khang và Ca vì tài liệu thu thập trong hồ sơ chưa đủ cơ sở để truy tố họ về tội Cướp tài sản.
Phúc Hưng
Theo VNE
Vì sao cụ Thêm ngồi tù ít hơn ông Chấn nhưng đòi bồi thường cao hơn? Nhiều người thắc mắc đặt câu hỏi: Cụ Trần Văn Thêm (Bắc Ninh) bị ngồi tù oan 5 năm 6 tháng 7 ngày, quãng thời gian đó thấp hơn nhiều so với thời gian ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) ngồi tù oan 10 năm, nhưng cụ vẫn yêu cầu bồi thường cao hơn? Nếu được xin lỗi sớm, cụ Thêm không được...