Nhân viên lãnh sự quán Anh ở Hong Kong ‘bị bắt tại Trung Quốc’
Một nhân viên lãnh sự quán Anh ở Hong Kong qua Thâm Quyến công tác nhưng đã không trở về.
Một nhân viên Lãnh sự quán Anh ở Hong Kong vừa bị bắt giữ tại Trung Quốc đại lục sau một chuyến đi đến TP Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông.
“Chúng tôi cực kỳ lo ngại về thông tin một thành viên của đội ngũ chúng tôi bị bắt giữ khi đang trên đường từ Thâm Quyến trở về Hong Kong”, báo The Wall Street Journal dẫn tuyên bố của một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh cho biết.
“Chúng tôi đang hỗ trợ gia đình anh ấy và đang thu thập thêm thông tin từ nhà chức trách ở tỉnh Quảng Đông và Hong Kong”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh cho biết thêm.
Phía Trung Quốc hiện chưa có phản ứng gì với thông tin của tờ The Wall Street Journal.
Ngày 20-8, trang tin HK01 đưa tin ông Simon Cheng – một nhân viên phụ trách thương mại và đầu tư tại Lãnh sự quán Anh ở Hong Kong có tham gia một sự kiện kinh doanh ở Thâm Quyến vào ngày 8-8. Ông Cheng có kế hoạch trở về Hong Kong cùng ngày nhưng đã không thực hiện được.
Theo bản tin của HK01, ông Cheng có nhắn tin cho bạn gái người Đài Loan vào tối 8-8 rằng ông đang trên một chuyến tàu cao tốc chuẩn bị băng qua ranh giới Thâm Quyến trở về Hong Kong. Ông này cũng chia sẻ với bạn gái mối lo ngại rằng mình có thể không về lại được Hong Kong. Và rồi ông mất liên lạc sau đó.
Người biểu tình tuần hành tới Lãnh sự quán Anh ở Hong Kong trong một cuộc biểu tình hồi tháng 6. Ảnh: AFP
Chưa rõ ông Cheng sử dụng giấy tờ đi lại gì cho chuyến đi Thâm Quyến.
Video đang HOT
Việc kiểm tra an ninh các tuyến tàu cao tốc Thâm Quyến – Hong Kong do các nhân viên an ninh phía Trung Quốc đại lục đảm nhiệm, và ga cuối ở Hong Kong được xem là lãnh thổ của Trung Quốc đại lục.
Hong Kong đang trải qua 11 tuần biểu tình liên tiếp, bắt nguồn từ việc phản đối một dự luật cho phép dẫn độ nghi phạm sang xét xử tại các tòa án Trung Quốc. Người biểu tình cáo buộc chính quyền Hong Kong để mất sự độc lập về tư pháp về tay chính phủ Trung Quốc đại lục.
Hong Kong vốn là một thuộc địa cũ của Anh, được Anh trả lại cho Trung Quốc năm 1997. Anh và Trung Quốc có ký một tuyên bố chung vào năm 1984, theo đó Trung Quốc phải đảm bảo quyền tự trị và tự do của Hong Kong cho đến năm 2047.
Trong 11 tuần qua, nhiều quan chức Trung Quốc và Anh đã nhiều lần tranh cãi với nhau quanh chuyện biểu tình. Phía Trung Quốc cảnh cáo phía Anh tránh xa chuyện chính trị Hong Kong.
Ngày 9-8, Ngoại trưởng Anh Dominic Raad gọi điện cho Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga bày tỏ quan ngại về tình hình Hong Kong và thể hiện sự ủng hộ với quyền biểu tình hòa bình.
Ngày sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố ông Raad đã sai lầm khi trực tiếp gọi điện cho bà Lâm để làm áp lực. Trong tuyên bố, Trung Quốc “nghiêm túc đề nghị Anh chấm dứt can thiệp chuyện nội bộ của Trung Quốc”.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Tài sản "bốc hơi" nặng nề, đại gia Hong Kong "đứng ngồi không yên"
Không chỉ cuộc sống ở Hong Kong bị tác động do các cuộc biểu tình mà các tỷ phú cũng bị ảnh hưởng nặng.
Các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi đã bước sang tuần thứ 10 liên tiếp gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân đặc khu hành chính này. Nền kinh tế của Hong Kong (Trung Quốc) cũng bị tác động không hề nhỏ.
Các tỷ phú "đau đầu"?
Trang Business Insider dẫn thông tin từ Financial Times cho hay, tài sản của 10 người giàu nhất Hong Kong đã bị "bốc hơi" 15 tỷ USD kể từ cuối tháng 7.
Financial Times ước tính, tỷ phú Li Ka-shing (người giàu nhất Hong Kong) mất 3 tỷ USD tài sản kể từ tháng 7. Còn tỷ phú bất động sản Peter Woo bị mất 1 tỷ USD kể từ khi các cuộc biểu tình diễn ra. Số liệu này được dẫn theo Bloomberg. Ông Peter Woo là người giàu thứ 8 ở Hong Kong.
Còn Hui Ka Yan - người sáng lập công ty bất động sản China Evergrande Group có tài sản ròng giảm 4,5 tỷ USD còn 29,6 tỷ USD.
Khoảng 56,9 tỷ USD vốn hóa đã bị "bốc hơi" khỏi 9 công ty bất động sản lớn nhất Hong Kong kể từ tháng 4. Chỉ số Hang Seng Properties Index giảm 19% kể từ mức đỉnh hồi tháng 4. So với cùng kỳ thì chỉ số này giảm hơn 16%.
Tỷ phú Li Ka-shing cũng có tài sản ròng bị sụt giảm do ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Theo CNN, giá trị vốn hóa của công ty bất động sản Sun Hung Kai - do gia đình giàu thứ ba châu Á nắm "bốc hơi" 14,7 tỷ USD. CK Asset - công ty do tỷ phú Li Ka-shing sở hữu mất hơn 10,2 tỷ USD giá trị vốn hóa kể từ đầu tháng 4. Cổ phiếu của loạt công ty như: Swire Properties, Henderson Land Development, Sino Land, New Development, Wharf Real Real, Hysan Development và Great Eagle Holdings cũng giảm hơn 20% so với cùng kỳ.
"Các cuộc biểu tình gần đây đã gây ra áp lực bán lớn cho các cổ phiếu bất động sản, vì mọi người lo lắng tình trạng bất ổn leo thang và không biết khi nào nó kết thúc", Louis Wong - Giam đốc Phillip Capital Management cho biết.
Ảnh hưởng kinh tế
Trong quý II năm 2019, kinh tế Hong Kong chỉ tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất trong một thập kỷ. Theo Wong, các cuộc biểu tình leo thang làm cho triển vọng thậm chí không chắc chắn.
Midland - một công ty bất động sản cho hay, doanh số bán nhà mới ở Hong Kong giảm 60% trong 3 tháng qua so với quý 1/2019, một phần do thiếu các dự án đươc khởi công. Còn số liệu từ Knight Frank cho hay, doanh số bán nhà ở Hong Kong giảm 21% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái. Theo công ty này dự đoán, giá nhà của Hong Kong sẽ giảm 5% trong nửa cuối năm 2019.
Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong - bà Carie Lam cho hay, chính quyền Hong Kong đang xem xét các biện pháp táo bạo để cải thiện nền kinh tế và thúc đẩy việc làm.
Nhiều người kinh doanh lo lắng về doanh số sụt giảm do ảnh hưởng từ biểu tình ở Hong Kong.
Trong động thái mới nhất, chính quyền Hong Kong đã công bố gói kích thích 2,4 tỷ USD. Gói này gồm giảm thuế, tăng chi trả an sinh xã hội, hỗ trợ giáo dục, miễn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ một số loại phí. Thậm chí, giới chức đặc khu hành chính này đã phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2019 về mức 0-1%, trong khi mức dự báo trước đây là 2-3%.
Mới đây, có thông tin nói trên Internet xuất hiện lời kêu gọi người biểu tình rút tiền mặt khỏi các ATM, các ngân hàng lớn nhất Hong Kong cho biết có đủ tiền mặt để đáp ứng bất cứ sự gia tăng bất thường nào về nhu cầu tiền mặt.
Phát ngôn viên của ngân hàng HSBC cho biết, ngân hàng có đủ nguồn cung tiền và cam kết hỗ trợ khách hàng và vận hành trơn tru hệ thống tài chính ở Hong Kong. Các ngân hàng Bank of East Asia, DBS, OCBC Wing Hang Bank và Hang Seng Bank khẳng định đã có kế hoạch dự phòng.
Theo Danviet
Trung Quốc cảnh báo Canada ngừng can thiệp vào vấn đề Hồng Kông Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada cảnh báo Ottawa ngừng can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc sau khi Canada và Liên minh châu Âu ra tuyên bố chung đề cập đến "quyền biểu tình cơ bản" của người Hồng Kông. Hàng trăm nghìn người xuống đường biểu tình ở Hồng Kông "Chúng tôi muốn nhắc lại rằng vấn...