Nhân viên hàng không phải học Vịnh Xuân quyền
Một hãng hàng không của Hong Kong đã yêu cầu tất cả các thành viên phi hành đoàn phải học võ, để phòng trường hợp phải đối phó với những hành khách say xỉn và quậy phá trên máy bay.
Hãng hàng không Hong Kong Airlines cho hay, tất cả nhân viên của họ được mời tham gia một khóa học Vịnh Xuân quyền – một loại võ được sử dụng trong cận chiến. Đối với các thành viên phi hành đoàn, khóa học này là bắt buộc.
Vịnh Xuân là môn võ bắt buộc với các nhân viên phi hành đoàn của hãng Hong Kong Airlines.
Eva Chan, một quan chức của Hong Kong Airlines cho biết, hãng này thường xuyên phải giải quyết các vụ việc liên quan đến các hành khách gây rối, trung bình mỗi tuần khoảng ba vụ. Ông này cũng nói thêm, khoảng hai tuần trước, một nhân viên của Hong Kong Airlines đã có dịp áp dụng những gì học được vào thực tiễn, trên một chuyến bay từ Bắc Kinh đến Hong Kong.
“Một hành khách cảm thấy không khỏe. Ông ta có lẽ bị say. Một nữ chiêu đãi viên của chúng tôi đã chăm sóc cho ông ta và cô ấy thấy rằng thể lực tốt đã trợ giúp mình rất nhiều trong tình huống này, vì người đàn ông đó rất nặng”.
Video đang HOT
“Thông thường, nhân viên nữ không thể xử lí một vị khách quá béo, đặc biệt là khi người này say xỉn. Nhưng qua đợt học võ, họ đã có thể giải quyết chuyện này dễ dàng”, ông Chan nói thêm.
Tang (22 tuổi) là một nhân viên mới. Cô cho biết chưa bao giờ tưởng tượng kung-fu sẽ là một phần của công việc. “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi mới học. Nhưng sau một vài buổi, chúng tôi thực sự thích võ Vịnh Xuân”, Tang nói.
“Bạn không thể dự đoán được chuyện gì sẽ xảy ra trên máy bay, do đó Vịnh Xuân rất có ích vì nó giúp tôi trở nên nhanh nhẹn. Tôi cảm thấy an toàn hơn vì có thể tự bảo vệ mình và rất tự hào, khi là một trong những nhân viên phi hành đoàn đầu tiên trên thế giới học Vịnh Xuân quyền”, nữ nhân viên của Hong Kong Airlines cho hay.
Theo một võ sư giảng dạy, Vịnh Xuân là môn võ rất thích hợp để áp dụng cho không gian nhỏ và chật hẹp trên máy bay.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đi tìm cao thủ Thiếu Lâm Việt Nam (kỳ 4): Kỳ nhân luyện võ
Là con trai của một trong những võ sư đầu tiên đưa môn võ Thiếu Lâm vào Việt Nam, thế nên để nêu gương, võ sư Nguyễn Hồng Quân lại càng phải cố gắng gấp bội các môn sinh khác của cha. Nghe ông kể lại chuyện luyện võ hồi thơ ấu, người ta mới biết con đường đến danh hiệu cao thủ võ lâm vất vả như thế nào.
Võ sư Nguyễn Hồng Quân, Trưởng môn phái Thiếu Lâm tự Hà Nội.
Tự biến mình thành... bao cát
Võ sư Nguyễn Hồng Quân kể lại: "Năm 6 tuổi tôi đã được theo cha luyện võ. Ngày ấy cuộc sống còn khó khăn, một buổi đi học, một buổi làm nghề mưu sinh, tối mới có thời gian tập luyện. Thời ấy, chính quyền cũ không cho dạy và học võ nên cha con tôi phải đợi đến khi hàng xóm ngủ say mới dám luyện. Lúc ấy vì nhỏ quá ham ngủ, nhiều khi đứng tấn còn ngủ gật, ngã xước xác cả đầu. Nhà có 5 chị em nhưng có mỗi mình là con trai nên được mẹ cưng chiều, nhiều lần học lộn nhào, xoạc mà bị thương mẹ tôi xót con, không cho tập. Tuy nhiên, cha tôi quyết tâm cho tôi tập bằng được môn võ thuật này để sau này nối nghiệp cha".
Chúng tôi gặp võ sư Quân trong ngôi nhà, nép mình trên một con ngõ nhỏ đường Tôn Đức Thắng (Đống Đa, Hà Nội). Võ sư Nguyễn Hồng Quân sinh năm 1963, là con trai duy nhất của sư ông Nguyễn Văn Tiến, một võ sư Thiếu Lâm nổi tiếng đất Hà Thành. Được biết, để luyện thành công môn võ này đã khó khăn nhưng để trở thành một võ sư Thiếu Lâm tự thì con đường tập luyện phải gian nan vất vả hơn nhiều. Những ngày đầu võ sư Quân tập luyện, để luyện sức khoẻ, mỗi buổi sáng sớm, ông thường phải chạy bộ hàng giờ đồng hồ ngoài đường phố. Để luyện quyền chân, ông thường buộc những viên đá nặng vào chân rồi chạy, nhảy. Võ sư Quân tâm sự: "Đây là một bài tập luyện đúng bài bản của Thiếu Lâm tự. Khi buộc đá vào chân di chuyển nghe vẻ rất nặng nề nhưng khi đã luyện thành thạo, tháo đá ra khỏi chân, tôi chạy mà cảm tưởng mình đang bay. Hơn nữa, cú đá cũng có sức nặng hơn nhiều".
Một cách tập luyện của võ sư Quân cũng khiến cho nhiều người ngạc nhiên. Ngày ấy, chưa có vật dụng để luyện tay, ngoài việc sử dụng cây làm bao cát, cha của võ sư Quân thường bắt ông tự đánh hai tay vào nhau hoặc tự đấm vào người. Nghe có vẻ lạ và "bất bình thường" nhưng đây là một phương pháp tập luyện được người học võ cho là "nhất cử lưỡng tiện". "Khi tự đấm vào người, mình vừa luyện được quyền tay vừa rèn luyện khả năng chịu đựng. Lúc đầu tập luyện còn cảm thấy đau chứ một thời gian sau khi đã quen rồi thì không thấy hề hấn gì. Đến bây giờ đi dạy võ, tôi thường đứng yên cho đệ tử đấm đá vào người thoải mái", võ sư Quân vừa nói chuyện với chúng tôi vừa đấm vào người như mình chứng cho lời ông nói.
Với người học võ, việc luyện tấn là đặc biệt quan trọng. Đây cũng chính là bài học đầu tiên mà người học võ ái ngại nhất. Nhớ lại những ngày đầu học tấn, võ sư Quân kể: "Ngày ấy tôi 15 tuổi, trong đám học trò của bố, tôi là người có khả năng đứng tấn lâu nhất. Một hôm, bố tôi mang về một hòn đá nặng khoảng 30kg và bắt tôi ôm hòn đá ấy đứng tấn đến khi nén nhang cháy hết trong khi đó ông vào giường nằm ngủ. Lúc đầu chưa quen, tấn khoảng 20 phút chân tay tôi mỏi rã rời tưởng chừng như không thể đứng được nữa. Tôi cứ cố gắng đứng thêm được chút nào hay chút ấy, thế rồi tôi cũng chịu đựng được đến lúc cháy hết một nén nhang. Lúc ấy, tôi mệt đến nỗi mặt mày tái ngắt, nằm ngay xuống sân và không đứng được dậy. Bố tôi chạy ra đỡ tôi dậy, nhìn thấy ánh mắt của ông, tôi thấy sự tự hào. Đến bây giờ nhiều huynh đệ trong lò võ của cha tôi vẫn nhắc đến câu chuyện đó như một kỳ tích".
Ngày ấy, việc học võ được thực hiện vào ban đêm. Để tránh phát ra tiếng động, cứ tầm 11 - 12h đêm, hai cha con võ sư Quân thường đốt đèn ra cánh đồng gần nhà luyện võ. Chính vì thế, những năm đó, ở khu vực võ sư Quân sinh sống có chuyện, dân làng kháo nhau về việc có ma ngoài đốt đuốc ở cánh đồng. Ban đêm không ai dám bén mảng đi qua khu vực đó. Võ sư Quân cho biết, để luyện cho cơ thể chống chọi được với sự khắc nghiệt của thời tiết, giữa trưa mùa hè bị bắt ra "phơi" nắng hay buổi tối mùa đông cởi trần đứng tấn hoặc nhảy xuống ao hồ ngâm mình là chuyện hết sức bình thường.
Đốt dây cao su làm đèn dạy võ
Tính đến thời điểm này, võ sư Quân đã hơn nửa đời người dạy võ. Vị võ sư Thiếu Lâm này cũng không thể nhớ bao nhiêu lứa học trò đã qua tay mình. Năm 1985, ông bắt đầu công việc dạy võ Thiếu Lâm. Năm ấy, vẫn chưa có điện nên hàng ngày, mỗi học trò đến lớp đều phải mang theo một chiếc dây cao su để đốt lấy ánh sáng tập võ. Thầy trò cùng nhau tập luyện trong thứ ánh sáng nhạt nhạt của "ngọn đuốc" từ những chiếc dây cao su mùi khét lẹt. Những ánh lửa ấy có thể bị gió thổi tắt nhưng ánh lửa trong trái tim, ánh lửa của tinh thần thượng võ thì không có gì dập tắt được, nó cháy mãi trong ông và những đệ tử đang theo học môn võ Phật chân truyền. "Ngày ấy, cứ trời mưa là lò võ của chúng tôi nước lại lênh láng trên nền nhà vì mái nhà bị dột. Ngoài trời mưa sấm chớp, tiếng ếch nhái kêu ồm ộp vang trời nhưng thầy trò vẫn mải mê tập luyện. Chính những ngày khắc khổ như thế, các học trò mới thấy được sự gian khổ của các bậc tôn sư khi luyện những tuyệt chiêu võ Thiếu Lâm và tăng thêm ý chí rèn luyện thành tài".
Kế thừa truyền thống môn phái Thiếu Lâm của người cha đã quá cố, võ sư Nguyễn Hồng Quân đã duy trì và phát triển môn phái. Năm 1988, đánh dấu bước tiến trong cuộc đời võ thuật khi ông được Liên đoàn Võ Hà Nội công nhận đẳng cấp võ sư. Võ sư Quân đã đào tạo được nhiều vận động viên, huấn luyện viên có thành tích cao. Gần 30 năm qua môn phái Thiếu Lâm tự đã tham gia với Hội võ thuật Hà Nội trong những hội diễn và đạt được nhiều thành tích cao. Kể từ năm 1995 đến 2000, môn phái Thiếu Lâm do võ sư Quân làm huấn luyện viên đã đạt được nhiều huy chương trong các hội thi võ cổ truyền trên toàn quốc.
Hiện nhiều học trò của võ sư Quân đã mở lò luyện võ Thiếu Lâm tự tại các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương và Hà Nội. Được biết những năm đầu mở lò luyện võ ở Hải Phòng, vùng đất mà chưa có môn phái nào có thể trụ được lâu dài, có rất nhiều môn phái khác đến thách đấu nhưng ông đều khéo từ chối. Vì đối với vị võ sư này, học võ không phải là để đánh nhau, không phải để phân tài cao thấp. Ông tâm niệm rằng, học võ để rèn luyện sức khoẻ và bảo vệ chân lý. Hơn nữa, môn phái mà ông đang theo học là Thiếu Lâm - võ nhà Phật nên tránh việc động thủ. Võ sư Hoài nói vui: "Nếu động thủ mình bại thì mình đi viện, mà mình thắng thì mình đi tù. Tốt nhất là dĩ hoà vi quý". Chính vì sự điềm đạm của ông khiến cho nhiều trưởng môn của các môn phái khác nể trọng.
Chia tay chúng tôi, võ sư Quân tâm huyết: "Tôi rất mừng vì tôi đã nối nghiệp được tinh thần thượng võ cũng như niềm tâm đắc của cha tôi. Hiện nay, tôi và các huynh đệ trong môn phái đang cố gắng truyền bá những tinh hoa Thiếu Lâm tự đến cả nước. Sau này khi đôi chân tôi đã mỏi, tôi sẽ truyền lại chức Trưởng môn nhân cho một học trò đủ đức đủ tài".
Theo ĐS&PL
Đi tìm cao thủ Thiếu Lâm Việt Nam (Kỳ 3) Nữ võ sư Thiếu Lâm duy nhất Việt Nam Nữ võ sư Thiếu Lâm duy nhất Việt Nam Nhắc đến võ Thiếu lâm là nói đến sự tu luyện gian khổ, vất vả hàng chục năm trời mới đạt đến trình độ võ công thượng thừa. Để tập luyện môn võ này, sức vóc của đàn ông đã vô cùng khó khăn chứ chưa nói gì đến phụ nữ. Thế nhưng, vào...