Nhân viên hàng không cũng phải biết “4 xin” và “4 luôn”
Dù có máy bay hiện đại, cơ sở hạ tầng tốt nhưng văn hóa ứng xử của nhân viên không tốt, thái độ thiếu thân thiện thì mọi dịch vụ hàng không sẽ không còn giá trị, du khách nước ngoài sẽ không có thiện cảm về con người và đất nước Việt Nam.
Hoạt động check in tại sân bay Nội Bài
Trong lễ phát động phong trào “4 xin” và “4 luôn” (xin chào, xin lỗi, xin phép, xin cảm ơn và luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu, luôn giúp đỡ) tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài chiều 5/6, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Phạm Quý Tiêu nhấn mạnh, đây là Cảng Hàng không quốc tế lớn nhất nhì cả nước với vai trò là cửa ngõ giao thương quan thương của Thủ đô, là nơi du khách quốc tế có những sự nhìn nhận đầu tiên về đất nước và con người Việt Nam.
Vì thế, Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu nhắc nhở nhân viên hàng không làm việc tại sân bay quốc tế Nội Bài phải nhận thức đầy đủ và rõ ràng về việc nâng cao văn hóa ứng xử với hành khách là một yêu cầu cấp thiết, để mỗi hành khách có thể hài lòng vì “một lần bay qua, nụ cười còn mãi”.
Video đang HOT
“Hàng không là loại hình vận chuyển hiện đại, hàng không Việt Nam đang phát triển và hội nhập với thế giới, vì thế không thể chấp nhận một hình ảnh con người hàng không thiếu thân thiện, văn hóa ứng xử kém. Ngành nghề này đòi hỏi hoạt động giao tiếp ứng xử cao và chất lượng dịch vụ tốt. Làm dịch vụ thì phải biết nói lời xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép, cùng với đó là luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu, luôn giúp đỡ” – Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu lưu ý.
Trước yêu cầu cấp thiết này, việc nâng cao văn hóa giao tiếp, ứng xử và chất lượng dịch vụ đã được cam kết thực hiện bởi 11 đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp hàng không-khu vực sân bay Nội Bài, gồm: Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài, Cảng vụ Hàng không miền Bắc, Trung tâm khai thác Nội Bài, Xí Nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài, Công ty CP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài, Xí nghiệm Xăng dầu hàng không miền Bắc, Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay, Công ty CP Suất ăn hàng không Nội Bài, Công ty Phục vụ mặt đất Hà Nội và Công an sân bay quốc tế Nội Bài.
Các đơn vị, doanh nghiệp cam kết sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng trong nhận thức, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp theo phương châm “4 xin” và “4 luôn” góp phần xây dựng hình ảnh con người sân bay Nội Bài văn minh, lịch sự, chuyên nghiệp và trách nhiệm;
Tích cực, chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu và sự mong đợi của hành khách. Đẩy mạnh phong trào thi đua, phát huy sức mạnh đoàn kết của các tổ chức, cá nhân, tiếp tục thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể. Nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, lịch sự nhẹ nhàng, thành thạo kỹ năng mềm trong giải quyết công việc và thực hiện nhiệm vụ được giao với những chuẩn mực nhất định…
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Nhân viên sân bay mở niêm phong hành lý thất lạc không đúng quy định: Khách được bồi thường
Việc phá niêm phong, kiểm tra hành lý tại khu vực cách ly nhưng không có sự đồng ý, phối hợp từ phía cơ quan hữu quan và đại diện hãng hàng không vận chuyển đã khiến một số hành khách có hành lý thất lạc bức xúc.
Nhân viên sân bay mở kiểm hành lý thất lạc
Đơn phương mở kiểm
Theo nguồn tin của An ninh Thủ đô, tối 29-5, tại khu vực kho hành lý thất lạc thuộc khu cách ly Quốc tế đến (cánh A - nhà ga T1) của Sân bay quốc tế Nội Bài có một nhóm người tự xưng là đại diện Cảng vụ Hàng không miền Bắc (thuộc Cục Hàng không Việt Nam) và Cảng Hàng không Sân bay Quốc tế Nội Bài (thuộc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam) đã tự ý kiểm tra thủ công 4 kiện hành lý của hành khách. Các kiện hành lý bị mở kiểm lần lượt mang số thẻ VN055352, VN805235, VN558201, VN001961. Đây là những kiện hàng thất lạc đã được vào sổ theo dõi, niêm phong Hải quan (từ số AA/13-502502 đến AA/13-502505) và chờ đưa vào kho để làm thủ tục khi chủ hàng đến nhận. Quá trình kiểm tra thủ công được tiến hành khi không có mặt đại diện hãng hàng không vận chuyển. Trong khi, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và các đơn vị có chức năng mở kiểm hành lý (khi có dấu hiệu nghi vấn) cũng không được thông báo về việc này.
Ngay khi phát hiện sự việc, một số công chức Hải quan thừa hành nhiệm vụ tại khu vực cách ly Quốc tế đến đã cảnh báo và yêu cầu dừng ngay việc kiểm tra. Tuy nhiên, đại diện Cảng vụ Hàng không miền Bắc và Đội an ninh trật tự nhà ga vẫn tự ý mở kiểm. Thấy sự việc trên vẫn tiếp diễn, ông Nguyễn Đức Minh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đã yêu cầu lập biên bản sự việc. Theo một cán bộ Hải quan, tình trạng này chưa từng có tiền lệ. Việc tự ý phá niêm phong Hải quan đối với các kiện hành lý thất lạc để kiểm tra đã vi phạm Luật Hải quan, Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15-12-2005 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan. Cũng trong ngày 29-5, còn có một số kiện hành lý thất lạc khác cũng bị kiểm tra thủ công.
Theo lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Hà Nội: "Việc mở kiện hành lý không thể đơn phương tiến hành mà không có sự phối hợp giữa các bên. Không nên tự ý, đơn phương tiến hành mở hành lý của khách hàng với bất kỳ mục đích gì". Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường trong hành lý cần báo cho lực lượng Hải quan hoặc các cơ quan có chức năng, không được phép tự ý mở kiểm.
Hành khách bức xúc
Trao đổi với PV An ninh Thủ đô, chị Nguyễn Uyên (ở quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) đã đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh việc hành lý bị mở kiểm không rõ nguyên nhân. Theo chị Uyên, vào ngày xảy ra sự việc, nữ hành khách này bay từ New Zealand về TP Hồ Chí Minh. Do hành trình bay có sự thay đổi nên hành lý của chị Uyên bị thất lạc. "Tôi được nhân viên hàng không thông báo hành lý được chuyển về Nội Bài nhưng không hề nói đến việc kiện hàng bị kiểm tra. Tôi không hiểu tại sao? Bởi hành lý của tôi chỉ có bánh kẹo, quần áo cũ và một ít thực phẩm chức năng" - chị Uyên thắc mắc và cho biết, đến ngày 30-5, hành lý của chị được chuyển về sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Tại đó, nhân viên trả hành lý cũng chỉ yêu cầu chị Uyên kiểm đếm tài sản, không đề cập đến việc thùng hàng đã bị kiểm tra.
Trong số những người có hành lý bị mở kiểm có cả hành khách nước ngoài. Anh Allister Craig (quốc tịch New Zealand) đã vô cùng bực bội khi thấy vali của mình bị phá khóa không rõ lý do. Phản hồi về việc này, anh Allister Craig viết: "Ngày 29-5, tôi bay từ Sydney tới Đài Loan và sau đó đến Hà Nội. Hành lý của tôi đến chậm 1 ngày. Được nhân viên hãng hàng không thông báo, tôi đến sân bay để lấy hành lý... Tuy nhiên, khi tôi tới sân bay thì chiếc khóa đã bị cắt phá. Mọi đồ đạc đều đã xáo trộn và một vài thứ bị mất. Tôi vô cùng tức giận. Tại sao vali của tôi bị mở kiểm mà không có sự đồng ý của tôi. Tôi cần một lời giải thích cho việc này?". Theo nguồn tin riêng của ANTĐ, sau khi làm các thủ tục cần thiết để nhận lại hành lý thất lạc, nam hành khách người New Zealand này đã được bồi thường.
Theo ANTD
Nhân viên cảng vụ hàng không tự ý kiểm mở hành lý thất lạc Một số hành khách vô cùng bức xúc khi biết hành lý của mình sau khi thất lạc bị phá khóa, kiểm mở tùy tiện. Theo thông tin ban đầu, vào hồi 20h30 ngày 29-5, tại khu vực kho hành lý thất lạc tại khu cách ly Quốc tế đến cánh A nhà ga T1 của Sân bay quốc tế Nội Bài, có...